Nhận định Siêu Cúp Anh, Liverpool vs Man City: Điều quan trọng là chiến thắng!
Xem nhanh 12h ngày 22.2 có những nội dung chính sau: Cập nhật thông tin về vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào đêm hôm qua (21.2) trên Quốc lộ 6, thuộc xã Sặp Vạt (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La). Vụ va chạm giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương. Trong sáng nay, đại diện Công an tỉnh Sơn La cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; lệnh giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với tài xế Nguyễn Đình Hùng (42 tuổi, trú huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) để điều tra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng này.Cũng trong đêm 21.2, tại Quốc lộ 37, đoạn qua huyện Bắc Yên (Sơn La) xảy ra vụ xe tải trong lúc xuống dốc không làm chủ được tốc độ cộng với đường trơn trượt đã lật đè vào xe bán tải đang lên dốc, sau đó lao xuống ven đường khiến ít nhất 2 người bị thương. Như vậy trong đêm 21.2, liên tiếp 2 vụ tai nạn vì lật xe ô tô xảy ra tại Sơn La, Cục CSGT Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo lái xe an toàn trong thời tiết xấu, đường trơn trượt.Đại diện Cục CSGT cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc tiếp tục có sương mù, mưa, nồm ẩm khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Do vậy, việc lưu thông của các phương tiện trên các cung đường đèo, đồi núi vốn đã nguy hiểm lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Để đảm bảo an toàn giao thông, đại diện Cục CSGT khuyến cáo, tài xế cần chú ý kiểm tra kỹ phương tiện và định hình lộ trình trước khi xuất phát, cần đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo khi lái xe. Đại diện Cục CSGT lưu ý tài xế cần hết sức cẩn thận nếu đường trơn trượt, sương mù dày đặc. Nên hạn chế hoặc có thể ngừng lưu thông trong điều kiện này. Đồng thời, đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo tài xế cần tuyệt đối tuân thủ hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.Như Báo Thanh Niên đã thông tin mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một cán bộ CSGT giật ví và khống chế người dân trên đường tại huyện Bình Chánh (TP.HCM). Vụ việc xảy ra vào tối 20.1, đáng nói là sau khi một người đàn ông giơ chiếc ví ra trước mặt CSGT thì bị cán bộ này giật ví và quật ngã người xuống đường. Video về vụ việc sau khi đăng tải trên các nền tảng Báo Thanh Niên đã nhận về rất nhiều lượt xem, vậy thì nguyên nhân vụ việc này là như thế nào, đến chiều 21.2, Công an TP.HCM đã thông tin về vụ việc.Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 23.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.Dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên khối ngành kỹ thuật
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Phạm Quang Ái đã công bố nghị quyết của HĐND về sắp xếp tổ chức bộ máy; công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, bổ nhiệm ông Mai Văn Quyết làm giám đốc sở và 6 phó giám đốc. Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, bổ nhiệm ông Trần Văn Hưng làm giám đốc và 6 phó giám đốc.Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, bổ nhiệm ông Vũ Trọng Quế làm giám đốc và 3 phó giám đốc.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, bổ nhiệm ông Phạm Quang Ái làm giám đốc và 5 phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Sơn, làm giám đốc và 9 phó giám đốc.UBND tỉnh Nam Định duy trì 7 cơ quan chuyên môn (có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong), gồm: Sở VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã điều động ông Vũ Chính Tâm, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nam Định, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lưu Văn Tuyển, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Trịnh Xuân Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh, các sở phải triển khai ngay các thủ tục về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát các nhiệm vụ, công việc và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động từ ngày 1.3 tới, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để trống về địa bàn, lĩnh vực.Ngoài ra, các đơn vị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh theo quy định.
60 đội tranh tài hấp dẫn ở khu vực 3, giải bóng rổ sinh viên toàn quốc
Chiều 10.1, trên SVĐ Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long đã có trận đấu gặp Trường ĐH Cần Thơ trong khuôn khổ lượt trận thứ hai vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Đây là hai đối thủ có nhiều duyên nợ. Tại giải TNSV THACO cup 2024, Trường ĐH Cần Thơ đã may mắn vượt qua Trường ĐH Cửu Long với tỉ số 1-0, nhờ tình huống phản lưới nhà của đội khách vào những phút bù giờ cuối cùng. Năm nay, Trường ĐH Cửu Long rất muốn đòi lại "món nợ" này để tạo đà tiến sâu tại giải. Với lợi thế sân nhà, cổ động viên Trường ĐH Cần Thơ phủ kín phần lớn khán đài. Phía bên kia, đại diện đến từ Vĩnh Long lại có sự động viên tinh thần rất đặc biệt, khi TS Nguyễn Thanh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đích thân sang tận SVĐ Cần Thơ cổ vũ. Không những vậy, nhà trường còn bố trí xe chở hơn 100 cổ động viên sang ủng hộ đội, gây ấn tượng mạnh với những tiếng kèn không ngớt. Với sự cổ vũ nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường và dàn cổ động viên, Trường ĐH Cửu Long đã có 1 trận đấu cực hay. Sau 80 phút thi đấu, đội đã thắng đậm với tỷ số 3-0 trước Trường ĐH Cần Thơ (á quân vòng loại Tây Nam bộ TNSV THACO cup 2024), qua đó tạm vươn lên dẫn đầu nhóm A, với 4 điểm sau 2 trận. Đặc biệt, ngay sau tiếng còi mãn cuộc, đội Trường ĐH Cửu Long đã nhận ngay thưởng nóng 20 triệu đồng; trong đó, 10 triệu đồng từ Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long và 10 triệu đồng từ TS Nguyễn Thanh Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long. Một phần thưởng rất quý về mặt tinh thần cho các cầu thủ trước khi bước vào những trận đấu quan trọng tiếp theo.Ông Âu Hữu Thế, Trưởng đoàn Trường ĐH Cửu Long, cho biết các cầu thủ đội nhà hôm nay thi đấu rất năng nổ, tinh thần rất cao, có nhiều đường chuyền phù hợp theo yêu cầu của ban huấn luyện. Đặc biệt, các em đã thắng được một đội được đánh giá cao nhất ở vòng bảng. "Với sự thành công như vậy, thầy hiệu trưởng và thầy hiệu phó mỗi thầy thưởng cho các em 10 triệu. Mỗi trận thì các thầy đều có phần thưởng. Kết thúc vòng loại, đội có thành tích thì trường sẽ thưởng riêng nữa", ông Âu Hữu Thế chia sẻ.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Bên cạnh công việc chính thức, vào mỗi dịp tết nhiều người còn duy trì thêm việc tay trái. Với nhiều người, công việc này vừa giúp họ thỏa mãn đam mê nhưng vừa có thể mang lại thu nhập gấp 2 - 3 lần mức lương từ công việc chính thức.Khi nhu cầu mua sắm các sản phẩm handmade về để trang trí, làm quà tặng tăng cao, thì đây chính là thời điểm mà nhiều bạn trẻ được dịp khởi nghiệp từ chính đôi tay khéo léo của mình. Gắn bó với công việc làm những chậu hoa chưng tết thủ công được 2 năm nay, chị Hoàng Thị Giang (32 tuổi), ngụ tại Q.tân Phú (TP.HCM), cho biết đây là công việc tay trái giúp chị kiếm thêm thu nhập. “Mình làm vì đam mê nhưng may mắn lại được khách hàng yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Mình làm sản phẩm hoa handmade quanh năm nhưng bán được nhất là vào dịp tết. Hiện tại, mình có rất nhiều loại hoa để phục vụ nhu cầu chưng tết của mọi người, như: đào, mai, mẫu đơn, ly kép”, chị Giang cho hay.Chị Giang cho biết dù là công việc tay trái nhưng vào mỗi mùa tết có thể kiếm được số tiền gấp 2 - 3 lần tiền lương 1 tháng của công việc chính thức. Mỗi sản phẩm được chị Giang bán với giá từ 25.000 đồng - 3 triệu đồng. “Nếu là giá hoa lẻ thì từ 25.000 - hơn 100.000 đồng/cành, còn giá một chậu hay một bình hoa hoàn chỉnh thì dao động từ 200.000 - 1,2 triệu đồng. Bên cạnh đó nhiều khách đặt làm sản phẩm theo yêu cầu có giá từ 2 - 3 triệu đồng”, chị Giang nói. Hiện tại, dù chưa thể tổng kết tất cả sản phẩm đã bán ra trong dịp tết năm nay, nhưng chị Giang cho biết chỉ riêng loại mai chậu đã bán hơn 20 sản phẩm. Chậu nhỏ nhất có giá 750.000 đồng và to hơn 1 m thì có giá 1,2 triệu đồng. Thế nhưng, để kiếm được số tiền đó không phải là điều dễ dàng. “Vì số lượng khách đặt hàng nhiều nên mỗi ngày sau khi đi làm về mình đều thức làm đến 2 - 3 giờ sáng, không có thời gian rảnh. Hiện tại mình còn đơn hàng hơn 10 cây mai chưa trả cho khách. Năm ngoái mình có muốn thêm người phụ nhưng năm nay chỉ làm một mình nên bắt đầu từ bây giờ mình đã ngừng nhận những đơn ở xa vì sợ giao không kịp”, chị Giang chia sẻ. Tương tự, cũng kiếm được tiền triệu vào mỗi dịp tết nhờ làm hoa handmade, Lâm Kim Thy (29 tuổi), ngụ tại TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), chia sẻ: “Dù là công việc tay trái nhưng mình làm và bán quanh năm. Vào dịp tết, nhu cầu của khách hàng tăng cao nên mình có thể kiếm được khoảng 13 triệu đồng. Còn các tháng khác thì khách đặt trước mình mới làm, thu nhập thấp nhất rơi vào khoảng 4 triệu đồng”.Vào mùa tết, Thy chủ yếu làm hoa sen, mai, đào. Những sản phẩm này có thể được cắm trong bình hoặc trồng trong chậu. Một sản phẩm được Thy bán với giá từ 50.000 - 1 triệu đồng. Thy cho biết ban đầu chỉ làm hoa handmade để chưng trong nhà, nhưng vì thành phẩm làm ra khá đẹp nên thử bán và được mọi người ủng hộ khá nhiều nên đây trở thành công việc tay trái của cô nàng. “Mình xem hướng dẫn trên mạng rồi mua kẽm nhung về tập làm theo. Làm nhiều lần đến khi nào ra sản phẩm ưng mắt mới thôi. Tùy mỗi người sẽ thấy khó hay dễ, vì mình thích đồ handmade nên làm một cách say mê, không thấy khó. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó, kiên trì”, Thy cho hay.Trần Thị Hoài My (27 tuổi), ngụ tại H.Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai), cho biết một chậu bon sai handmade được bán với giá từ 600.000 - 2 triệu đồng. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian. “Cần có sự tỉ mỉ, có tay nghề và kỹ thuật làm hoa handmade. Ngoài ra, phải chọn kẽm có chất lượng tốt thì thành phẩm mới đẹp”, My nói.Gắn bó với công việc làm hoa handmade được hơn 10 năm nay, chị Lương Ngọc Trinh (34 tuổi), ngụ tại xã Hòa Khánh, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết làm đồ handmade cần sự tỉ mỉ và chịu khó. Theo chị, muốn làm ra sản phẩm đẹp và giống như thật thì phải đặt cái tâm và thả hồn vào sản phẩm. “Với hoa giấy mình phải tự nhuộm màu, sau đó cắt rồi uốn từng cánh và ghép chúng lại với nhau, vì làm thủ công 100% nên rất lâu. Nhưng bù lại những sản phẩm handmade có thể chưng được trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm”, chị Trinh nói. Chị Trinh cho biết kinh doanh sản phẩm hoa handmade quanh năm, ai thích hoa gì thì bán hoa đó. Với hoa kẽm nhung, chị bán với giá từ 50.000 đồng, hoa giấy từ 7.000 - 20.000 đồng/1 bông. Còn lẵng hoa thì từ 250.000 đồng trở lên.
Bất ngờ khi Việt Nam vào danh sách 21 hành trình 'thay đổi cuộc đời'
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.