Quảng Ninh: Xây dựng 16 công trình trị giá gần 10 tỉ đồng trong Tháng Thanh niên
Trong năm 2024, Tùng Dương gây chú ý với ca khúc Tái sinh. Không chỉ "công phá" thị trường nhạc Việt, ca khúc này còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi về giai điệu hay đánh giá cao cách hát nội lực của Tùng Dương, cũng có ý kiến cho rằng ca khúc đang cổ súy cho việc ngoại tình.Trong chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên (phát trên kênh YouTube, TikTok iHay và YouTube, TikTok, Fanpage Báo Thanh Niên), Tùng Dương thẳng thắn lên tiếng về những ý kiến trái chiều này. Anh cũng không ngại chia sẻ quan điểm về việc "say nắng" một ai đó trong cuộc sống.Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.Con trai Rhymastic lém lỉnh bên cạnh nhóc tì 'Pam yêu ơi'
Hạng nhì: Phan Văn Hiếu – Trần Kim Toàn (HTV)
Vì sao học sinh không nên 'xén' thời gian ngủ để ôn thi?
Làm người hướng dẫn, báo cáo viên, tập huấn cho nhiều nhà trường, thầy cô và các bậc phụ huynh "cách" chạm đến giáo dục hạnh phúc, lần nào PGS Trần Thị Lệ Thu cũng cố gắng đưa ra những ví dụ gần gũi, dễ hình dung, dễ cảm nhận và dễ làm theo nhất.Không "đao to búa lớn", cô Thu luôn nhắc và hướng dẫn tại chỗ để các thầy cô làm dịu cơn giận bằng cách tập trung vào hơi thở. "Việc hít thở không mất tiền, không ai đánh thuế", cô Thu nói và cho rằng trong lúc hít thở thật sâu ấy, giáo viên lắng nghe bản thân để nhận ra mong muốn, cảm xúc thật nhất của mình. Ẩn bên dưới sự tức giận là sự thương yêu, lo lắng về học sinh của mình chưa ngoan, chưa chăm, chưa giỏi… Vậy thì làm thế nào đừng để sự tức giận bùng lên lấn át cả yêu thương như thường thấy.Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh...Có lần đưa ra hình ảnh chú ngựa đang kéo một cỗ xe rất nặng, cô Lệ Thu ví chú ngựa đó là các bạn học sinh, người phải vác nhiều thứ trên đôi vai nhỏ bé: trách nhiệm học hành, tình bạn, tình yêu, sự kỳ vọng của gia đình… Đó là áp lực và cũng là những thách thức lớn mà mỗi học sinh phải gánh vác.Con ngựa thồ nặng nhọc ấy cũng chính là giáo viên hoặc các bậc phụ huynh với rất nhiều gánh nặng: làm thế nào để trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần cho con cái; làm thế nào để con cái biết cách lắng nghe; làm thế nào để giúp con có kết quả học tập tốt...Nếu không có phương pháp phù hợp, không tìm ra được "tiếng nói chung", hai con ngựa ấy sẽ kéo cỗ xe về hai hướng khác nhau, và như vậy, kết quả sẽ khó lòng được như mong muốn.PGS Trần Thị Lệ Thu kể:"Tôi từng bắt gặp một cô giáo ôm tập bài kiểm tra của học sinh, gặp tôi trong hành lang mà nước mắt chảy dài. Cô nói rất thương học sinh, các em bị học hành quá tải, rồi bài kiểm tra nhiều… Nhưng thương cũng chẳng thể thay đổi được, vì muốn thi đỗ thì các em cần học tập và ôn luyện như thế.Chúng tôi sau đó trao đổi với nhau xung quanh việc làm thế nào để "áp lực của học sinh chuyển sang động lực". Vì chỉ khi là động lực thì học sinh mới dễ dàng "chịu tải".Lần gặp lại, cô kể với tôi, cô đã chia sẻ tâm tư và lo lắng này với học sinh. Nhìn thấy cô khóc, nhiều học sinh rất cảm động. Các em suy nghĩ và thấy cô đã thương mình thế thì mình phải cố gắng để không phụ lòng cô. Các em chủ động đề ra kế hoạch ôn tập. Nhiều học sinh gửi cho cô danh sách những vấn đề vướng mắc cần cô giúp đỡ. Cô trò cứ thế trao đổi, cùng làm việc với nhau và các em đã vượt qua áp lực thi cử nhẹ nhàng hơn…".Từ những câu chuyện thực tiễn ấy, khi đi "xây" hạnh phúc, cô Lệ Thu luôn nhắc giáo viên đừng ngại nói ra căng thẳng của mình với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với học trò. Cái uy của nhà giáo, với cô Thu, không phải ở sự nghiêm nghị, nghiêm khắc.Thay vì quát mắng, phạt học sinh bằng những hình phạt nghiêm khắc, cứng nhắc, giáo viên cần biết chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với các em. Nếu nói "cô muốn tìm một cách nào đó phù hợp (hoặc cô chịu rồi đấy), em có cách nào để giúp cô hiểu và làm gì đó tốt hơn cho em không?" thì có thể giáo viên sẽ nhận được tín hiệu "chia sẻ, mở lòng hoặc giúp đỡ" của học sinh."Tôi cũng có lần nói câu đó với một sinh viên. Em đã khóc và nói với tôi về hoàn cảnh của em. Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập. Cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là lắng nghe để thấu hiểu", PGS Lệ Thu nhìn nhận.Khi được hỏi đồng hành cùng các nhà trường trong việc thực hiện "lớp học hạnh phúc", cô có nghĩ là có thể đạt được mục tiêu này trong bối cảnh giáo dục đang còn quá nhiều bất cập, PGS Lệ Thu nói: "Lớp học hạnh phúc không phải lớp học hoàn hảo mà nó là tiến trình thay đổi tích cực, liên quan tới nhiều thành tố là giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh học sinh…Tuy nhiên, ở môi trường lớp học, mỗi giáo viên có thể tìm một "kế sách" linh hoạt để làm mềm hóa không khí, quan hệ thầy trò, để học trò đứng về phía mình, cùng mình tích cực giải quyết khủng hoảng, giải quyết áp lực".Cô Lệ Thu cho rằng những cái giáo viên đang thiếu, đang cần bổ sung không phải là kiến thức gì đó cao xa mà đơn giản là cách khám phá bản thân, thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường công việc, và có "sức đề kháng" (kỹ năng ứng phó) với những vấn đề tiêu cực tác động đến mình.Muốn học sinh hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thì chính mỗi giáo viên phải cảm thấy thực sự hạnh phúc với công việc mình đang làm.
Dù có thành tích đối đầu không tốt với Thái Lan nhưng đội tuyển Việt Nam đang có phong độ cao ở AFF Cup 2024. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik đang bất bại (5 thắng, 1 hòa) và sở hữu hàng thủ tốt nhất giải đấu (chỉ thủng lưới 3 bàn). Ngoài ra, ở trận chung kết lượt đi, đội tuyển Việt Nam sẽ được thi đấu trên sân nhà Việt Trì (Phú Thọ). CNN Indonesia đánh giá, những cơ sở trên sẽ giúp đội tuyển Việt Nam có nhiều ưu thế hơn Thái Lan.“Cuộc tái đấu này không chỉ là trận chiến giữa 2 đội tuyển mạnh nhất khu vực, mà còn là màn so tài giữa 2 phong cách bóng đá khác nhau. Đội tuyển Việt Nam với sự kỉ luật và chặt chẽ đối đầu với sự linh hoạt, sáng tạo của Thái Lan. Trên đường tới trận chung kết, Việt Nam tỏ ra ấn tượng hơn Thái Lan. Ở vòng bảng, Việt Nam chỉ có một trận hòa trước Philippines. Sau đó, họ đã tỏ ra mạnh mẽ ở bán kết, thắng với tỷ số chung cuộc 5-1 trước Singapore. Trong khi đó, Thái Lan phải chịu một thất bại trong cuộc chiến giành quyền vào chung kết với Philippines. Thậm chí, họ còn phải đá thêm hiệp phụ. Xét ở khía cạnh phong độ, chất lượng đội hình cũng như tinh thần, đội tuyển Việt Nam đang được đánh giá nhỉnh hơn so với Thái Lan”, tờ CNN Indonesia nhận định.Tờ báo của xứ vạn đảo dự đoán, nếu có thắng lợi ở trận lượt đi, đội tuyển Việt Nam nhiều khả năng sẽ trở thành nhà vô địch của AFF Cup 2024. Tờ CNN Indonesia nhấn mạnh: “Kể từ khi AFF Cup áp dụng thể thức chung kết lượt đi sân nhà và sân khách (2004), phần lớn các đội thắng trận lượt đi sẽ trở thành nhà vô địch: 7/8 đội đã làm được điều này. Ngoại lệ duy nhất xảy ra ở trận chung kết AFF Cup 2016. Khi đó, đội tuyển Indonesia đã thắng Thái Lan 2-1 ở trận chung kết lượt đi nhưng cuối cùng lại không thể vô địch vì thua 0-2 ngay trên sân nhà đối thủ. Chính vì thế, đội tuyển Việt Nam đang có nhiều lợi thế ở khía cạnh này. Nếu thắng trận lượt đi, đây sẽ chìa khóa để họ mở ra cánh cổng đến với chức vô địch ”. Sau chiến thắng 2-1 ở chung kết lượt đi AFF Cup 2008, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa một lần đánh bại được Thái Lan ở trận đấu chính thức. Thậm chí, trong “kỷ nguyên vàng” mà HLV Park Hang-seo dẫn dắt, đội tuyển Việt Nam cũng chỉ một lần đánh bại Thái Lan (thắng 1-0 ở giải giao hữu King’s Cup 2019). Tuy nhiên, tờ Bola Times dự đoán, trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để đội tuyển Việt Nam thay đổi lịch sử.“Lối chơi của đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik rất tổ chức. Họ chơi kỷ luật, tận dụng triệt để các tình huống cố định và phản công lợi hại. Đây được dự báo sẽ là một thách thức lớn cho Thái Lan trong trận chung kết, nhất là khi đội tuyển xứ Chùa vàng không có sự ổn định ở hàng thủ. Khi gặp Philippines ở bán kết, những điểm yếu của Thái Lan đã lộ rõ. Đội tuyển Việt Nam có nhiều thời gian chuẩn bị và chắc chắn họ đã có giải pháp để khai thác. Trận lượt đi trên sân Việt Trì sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để Việt Nam thay đổi lịch sử, phá dớp trước Thái Lan”, tờ Bola Times dự đoán. Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Hút giới siêu giàu tới Việt Nam, tại sao không ?
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.