Masterise Homes - KDI Holdings hợp tác đồng hành phát triển dự án Libera Nha Trang
Hệ thống cách âm không quá xuất sắc như các mẫu xe đàn anh to lớn cùng nhà Audi, thời gian sử dụng 8 năm cũng khiến vật liệu cách âm "lão hóa", ồn hơn xe mới đáng kể. Tiếng ồn vọng lên cabin chủ yếu đến từ gầm xe, trong khi cách âm cửa cũng như khoang máy khá tốt. Với những người thích phong cách lái thể thao thì đây không phải là vấn đề lớn.Những điều khiến tiếp viên hàng không ghét hành khách nhất trên chuyến bay
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Hồ Quang Hiếu từ chức chủ tịch công ty sau 4 tháng
Phân khúc xe bán tải tại thị trường Đông Nam Á từ trước đến nay vốn được xem như "lãnh địa" của các dòng xe động cơ đốt trong như Ford Ranger, Toyota Hilux, Isuzu D-Max… Phần lớn các mẫu xe này đều được sản xuất tại "vương quốc bán tải" - Thái Lan và xuất khẩu sang các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong nỗ lực mở rộng thị trường thay đổi thói quen người tiêu dùng xe bán tải… các mẫu bán tải sử dụng nền tảng Plug-in hybrid (xe hybrid cắm sạc) như BYD Shark 6 đang từng bước "bành trướng" thị trường Đông Nam Á.Sau Trung Quốc, Nam Phi hay Mexico… từ giai đoạn cuối năm 2024, BYD đang nhắm đến thị trường xe bán tải Đông Nam Á, trong đó BYD Shark 6 là một trong những "con át chủ bài" được hãng xe Trung Quốc kỳ vọng sẽ phá vỡ sự thống trị của các dòng bán tải truyền thống tại thị trường này.Tham vọng này được BYD thể hiện qua những động thái mở rộng thị trường cho Shark 6 tại Đông Nam Á. Sau màn ra mắt thu hút nhiều sự chú ý tại Campuchia, mẫu bán tải của BYD đang rục rịch trình làng tại Philippines. Theo đó, mới đây BYD Cars Philippines - Công ty con của ACMobility, nhà phân phối, dịch vụ chính hãng của BYD tại Philippines vừa "chốt lịch" ra mắt của BYD Shark 6 vào tháng 3 tới đây. Tại thị trường này, Shark 6 sẽ có tên gọi đầy đủ là BYD Shark 6 DMO. Hậu tố "DMO" bổ sung trong tên gọi mẫu bán tải này tại Philippines nhằm giới thiệu công nghệ DMO (nền tảng khung gầm cho các xe chuyên Off-road) do BYD nghiên cứu, phát triển. Với sự kết hợp giữa công nghệ và khả năng off-road, BYD Shark 6 DMO hứa hẹn sẽ định nghĩa lại khái niệm cũng như thói quen sử dụng xe bán tải của khách hàng tại Philippines.Theo chuyên trang thông tin xe máy Autoindustriya, những lô xe BYD Shark 6 DMO đầu tiên đã được vận chuyển đến các cảng biển ở Philippines và đang trong quá trình làm các thủ tục nhập khẩu, thông quan, kiểm định trước khi chính thức được tung ra thị trường.Tương tự các phiên bản từng xuất hiện tại Campuchia, BYD Shark 6 DMO sắp gia nhập thị trường Philippines sẽ không có nhiều thay đổi về thiết kế, công nghệ, tính năng… Mẫu xe này mang phong cách đặc trưng của dòng xe bán tải, với thiết kế vuông vức, vòm bánh xe rộng kết hợp bộ mâm 18 inch, 6 chấu. Phần đầu xe nổi bật với cụm đèn pha đặc lớn, kết hợp dải đèn định vị nằm vắt ngang trông khá giống Ford F-150 Lightning.BYD Shark 6 DMO sở hữu các số đo dài, rộng, cao tương ứng 5.457 x 1.971 x 1.925 (mm), nhỉnh hơn so với Toyota Hilux. Trong khi đó, thùng xe có dung tích 1.450 lít, sức tải 835 kg. Theo thông tin nhà sản xuất, công bố BYD Shark 6 DMO sử dụng hệ thống hybrid sạc điện, gồm động cơ xăng 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 1.5 lít kết hợp với hai mô-tơ điện (đặt ở trục trước và trục sau). Hệ thống này cho công suất hơn 430 mã lực, giúp xe tăng tốc từ 0 - 100 km/giờ trong 5,7 giây. Mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 7,5 lít/100km và phạm vi hoạt động của xe ở chế độ thuần điện là 100 km.Lần lượt được mở bán tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên ở Việt Nam, BYD Shark 6 vẫn chưa hẹn ngày ra mắt dù thương hiệu BYD đã có hệ thống đại lý, phân phối sản phẩm từ giữa năm ngoái.
"Những tài nguyên này là vô giá, một số tiền khổng lồ, rất lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần bảo vệ nó. Nếu nói về một thỏa thuận, đó là điều người Mỹ muốn, thì hãy thực hiện một thỏa thuận", Ông Zelensky nói.Ông Zelensky nhấn mạnh mong muốn được đảm bảo an ninh từ các đồng minh. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông muốn Ukraine cung cấp cho Mỹ khoáng sản để đổi lại việc hỗ trợ tài chính cho Kyiv trong cuộc xung đột với Nga."Đây là những gì tôi đã nói với Tổng thống Trump khi chúng tôi gặp nhau. Tôi nói với ông ấy rằng "Đây là Kế hoạch Chiến thắng". Tại sao lại là chiến thắng? Vì đó là chiến thắng cho tất cả. Chúng tôi sẽ bảo vệ hàng nghìn tỉ USD đó. Chúng tôi sẽ ngăn Nga khai thác các khoáng sản mà Moscow sau này sẽ sử dụng để sản xuất công nghệ cho mình".Ukraine đã đưa ra ý tưởng cho phép các đồng minh đầu tư vào khoáng sản quan trọng của mình từ mùa thu năm ngoái, khi nước này đưa ra một "kế hoạch chiến thắng" nhằm giúp Ukraine có vị thế đàm phán tốt nhất và buộc Moscow phải ngồi vào bàn đàm phán.."Người Mỹ đã giúp đỡ nhiều nhất, và do đó người Mỹ phải kiếm được nhiều nhất. Và trong việc tái thiết Ukraine, họ nên có ưu tiên này và họ sẽ làm như vậy. Tôi cũng muốn nói chuyện này với Tổng thống Trump".Ukraine có trữ lượng titan lớn nhất châu Âu, chiếm 7% toàn cầu. Trước khi bùng nổ chiến sự vào tháng 2.2022, Ukraine từng là nhà cung cấp titan quan trọng cho các ngành công nghiệp quân sự.Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 7.2 tiếp tục nhắc lại vấn đề khoáng sản "đất hiếm" của Ukraine như một cách trao đổi "có đi có lại" để Mỹ tiếp tục hỗ trợ.Ông Trump cũng cho biết có thể sẽ gặp người đồng cấp Zelensky vào tuần tới để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine. Ông nói: "Có thể tôi sẽ gặp Tổng thống Zelensky vào tuần tới. Và có lẽ tôi cũng sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tôi muốn chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này. Đã có 800.000 - 900.000 lính Nga thiệt mạng hoặc bị thương nặng, trong khi con số này ở phía Ukraine là 700.000 người".Theo Reuters, Tổng thống Trump không nêu rõ đó sẽ là cuộc gặp trực tiếp hay trực tuyến. Nhưng ông khẳng định sẽ không đến Ukraine.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7.2 cảnh báo "đang có rất nhiều thông tin không chính xác" về kế hoạch của Mỹ nhằm kết thúc chiến sự ở Ukraine, song tái khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại để tìm giải pháp cho xung đột.
Giải chạy VnExpress marathon Huế 2024 có gì mới?
Ngày 26.2, KienLongBank giảm lãi suất huy động tiết kiệm trực tuyến ở những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 0,3 - 0,7%/năm. Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên còn 5,7%/năm. Cùng ngày, Eximbank cũng giảm lãi suất từ 0,1 - 0,5% ở một số kỳ hạn. Đối với tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống 5,3%/năm, 12 tháng còn 5,5%/năm, 18 tháng còn 6%/năm, 24 - 36 tháng còn 6,1%/năm. Còn lãi suất tiền gửi online các ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật 6 - 9 tháng còn 5,5%/năm, 12 tháng còn 5,6%/năm, 15 tháng còn 5,8%/năm, 18 tháng 6%/năm… Tương tự, MSB giảm lãi suất tiết kiệm từ 5,8%/năm xuống 5,6%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. VietBank giảm từ 0,1% đến 0,4% với các khoản tiền gửi tại quầy. Trước đó, BVBank giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,3%.Ngay cả Vietcombank hiện nay đang có mức lãi suất thấp trên thị trường cũng giảm 0,1%/năm kỳ hạn từ 24 tháng trở lên về mức 4,7%/năm.Đông thái giảm lãi suất huy động của các nhà băng xuất phát sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đó nhằm quán triệt công điện 19 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ổn định lãi suất. Sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, NHNN yêu cầu các NH tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. NHNN yêu cầu các tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục và các biện pháp khác để giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.