TP.HCM: Các nhà thờ đổ chuông sầu, tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch Covid-19
Những ngày gần đây, Hà Nội bước vào đợt nồm ẩm, mưa phùn, giúp chất lượng không khí được cải thiện tạm thời. Sáng qua (17.2), chỉ số AQI dao động từ 25 - 54, người dân có thể hoạt động ngoài trời mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một thực tế đáng quan ngại bởi không biết từ bao giờ, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân Việt Nam khi đi ra đường và phải chờ khi có mưa hoặc gió mùa mạnh thì mới tự tin ra đường mà không sợ hít phải bụi mịn.Từ cuối năm ngoái đến nay, thủ đô Hà Nội liên tiếp trải qua "mùa" ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhiều thời điểm, chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 272, đưa Hà Nội trở lại đứng đầu trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức tím - mức nguy hại tới sức khỏe con người. Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 32 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Người dân được khuyến cáo giảm vận động ngoài trời, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Đó là lý do vì sao trong những ngày trời xuân thời tiết đẹp nhất năm nhưng trên khắp các tuyến phố, con đường đều thấy người dân ra đường bịt khẩu trang kín mít. Thậm chí nhiều người lớn tuổi đi tập thể dục buổi sáng cũng đeo khẩu trang. Nhiều nhóm khách du lịch ngồi trên xe điện tham quan quanh hồ Hoàn Kiếm cũng "nhập gia tùy tục", không thoát khỏi "khiên chống bụi mịn". Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, thời tiết, tuy nhiên dữ liệu quan trắc cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.GS Bob Baulch từ Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam bày tỏ quan ngại: Chất lượng không khí của Việt Nam nếu không được cải thiện sẽ có thể gây ra thảm họa. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP.HCM sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân số đông hơn, song, thực tế trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của TP.HCM là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội.Lý giải thực trạng này, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (thuộc Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết mặc dù lượng khí độc phát thải ở TP.HCM nhiều hơn ở Hà Nội nhưng khí hậu là yếu tố khiến mức độ ô nhiễm môi trường của Hà Nội nặng nề hơn TP.HCM. Thời tiết ở Hà Nội khiến cho các khí thải mắc kẹt ở tầng sát mặt đất.Nghiên cứu của PGS-TS Hồ Quốc Bằng cùng các cộng sự chỉ ra rằng: có 3 nguồn cơ bản phát thải khí độc vào không khí gồm: các phương tiện giao thông (nguồn đường), các nhà máy sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân sinh (nguồn địa phương). Tại Hà Nội, các phương tiện giao thông chiếm lượng phát thải lớn nhất với hầu hết các khí độc có trong không khí: ôxit ni tơ (NOx) 87%, carbon monoxide (CO) 92%, điôxit sulfur (SO2) 57%, hợp chất hữu cơ dạng khí không chứa mê tan (NMVOC) 86%, khí mê tan (CH4) 96%, bụi mịn PM2.5 74%. Trong số các phương tiện giao thông, thủ phạm hàng đầu thải 2 loại khí độc NOx và CO ở Hà Nội là xe máy. Xe tải hạng nặng là nguồn phát thải lớn nhất các loại bụi mịn.Giống như Hà Nội hay TP.HCM của Việt Nam, các đô thị tại Thái Lan cũng đang vật lộn trong cuộc chiến với ô nhiễm không khí. Cuối tháng 1, truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin mức độ bụi siêu mịn không an toàn đã được báo cáo tại 70 trong số 76 tỉnh của Thái Lan, trong đó tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất được ghi nhận ở khu vực thủ đô Bangkok.Chính phủ Thái Lan đã khẩn cấp đưa ra một số chính sách tạm thời nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như giảm lượng bụi ô nhiễm. Một khoản ngân sách trị giá 140 triệu baht được chính phủ tung ra nhằm bù lỗ cho các doanh nghiệp vận tải để người dân Bangkok và vùng phụ cận được miễn phí sử dụng các loại phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, các loại tàu điện trên cao từ ngày 25 - 31.1.Đến ngày 28.1, Thủ tướng Thái Lan đã chỉ đạo tăng ngân sách lên 620 triệu baht để hỗ trợ các ban ngành của nước này áp dụng các chính sách nhằm ngăn chặn khói bụi ô nhiễm đã ở mức báo động. Ngày 31.1, chính phủ Thái Lan tuyên bố siết chặt quản lý các xe vận tải như đề ra khu vực hạn chế xe tải, rút ngắn thời gian chỉnh sửa hệ thống khí thải từ 30 xuống còn 15 ngày đối với các loại xe cũ trong diện bị khuyến cáo vi phạm thải ra khói đen, đặc biệt có thể cấm lưu hành vĩnh viễn nếu những loại xe này tái vi phạm. Các biện pháp khác nhằm hạn chế ô nhiễm đã được thắt chặt và giám sát kỹ như tại các khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, ban quản lý được lệnh phải quây kín công trình xây dựng và khu vực tập kết vật liệu xây dựng, xe vận tải phải rửa kỹ bánh xe khi ra vào công trình.Thậm chí, nước này còn "mạnh tay" lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.Không dừng lại ở đó, Thái Lan đang xây dựng Đạo luật Không khí sạch và dự kiến sẽ được phê chuẩn vào tháng 4 tới. Đây sẽ là bước tiến quan trọng hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí ở Thái Lan. Ông Buntoon Srethairote, Chủ tịch nhóm làm việc về Đạo luật Không khí sạch cho biết các công cụ thực thi chính trong đạo luật gồm các khái niệm như "khu vực phát thải thấp", nơi chỉ có xe điện (EV) mới được phép ra vào không hạn chế. Xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch có thể đối mặt các hạn chế về việc sử dụng hoặc phải trả phí phát thải để vào một số khu vực nhất định. Mỗi tỉnh hoặc quận có thể điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp nhu cầu của mình.TS Nguyễn Hoài Nam, Phó Viện trưởng Viện KHCN Năng lượng và Môi trường nhấn mạnh để tránh một cuộc thảm họa đang diễn ra tại Thái Lan cũng như hướng tới mục tiêu thành phố Net Zero, Hà Nội nên nhanh chóng khuyến khích, đầu tư chuyển đổi các phương tiện giao thông sang dùng điện (ô tô, xe máy, xe buýt) và tiến tới ban hành các quy định bắt buộc về tỷ lệ xe điện.Đồng thời, Thủ đô cần có cơ chế chính sách chuyển đổi phương thức sử dụng phương tiện cá nhân sang công cộng; ban hành quy định tiên tiến về mức tiêu hao nhiên liệu; chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy nội địa, đường sắt điện khí hóa. Song song, nghiên cứu công nghệ các nhiên liệu sạch mới như hydro, amoniac để có thể áp dụng, sử dụng cho phương tiện khi giá hợp lý.Ô nhiễm không khí được dự báo sẽ để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ gia tăng, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Theo WHO, bụi mịn PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, xơ cứng động mạch và gây tổn thương hệ thần kinh. Đặc biệt, nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già và những người có bệnh lý nền chịu tác động nặng nề nhất. Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.Học thế nào để đậu thủ khoa công nghệ thông tin?
Tại chuyến công tác, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đã đến thăm giảng đường và các lớp học, trực tiếp trao đổi với giảng viên, sinh viên trường về nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập. Bộ trưởng đã thăm phòng truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh và căn dặn lãnh đạo nhà trường học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo Bộ trưởng về các thành tựu của trường trong đào tạo, khoa học công nghệ, tổ chức cán bộ và hợp tác quốc tế. Trong những năm qua, UTH đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng với các lĩnh vực trọng điểm về giao thông vận tải như đường sắt tốc độ cao, logistics, vận tải biển... UTH tự hào là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao.Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ quy định về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Nhà trường là đơn vị tiên phong trong thực hiện kiện toàn hệ thống tổ chức và quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, giai đoạn 2020 đến nay, Nhà trường đã giảm được 11 đầu mối bên trong (từ 39 đầu mối tinh gọn còn 28 đầu mối) đạt tỷ lệ tinh giảm gần 30%. Ngoài ra, trong công tác tinh gọn bộ máy quản lý đào tạo, trường là đơn vị đầu tiên thực hiện việc giải thể 45 Bộ môn chuyển đổi sang mô hình quản lý các chương trình đào tạo kiểu mới (Giám đốc, Quản lý chương trình đào tạo) theo hướng hiện đại, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học hiện nay. Thông qua đó, Hiệu trưởng cũng đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải.Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đánh giá cao về sự phát triển nhanh, chất lượng của UTH trong những năm qua. Bộ trưởng cũng ấn tượng với cơ sở vật chất và môi trường dạy học chuyên nghiệp của Nhà trường.Bộ trưởng khuyến khích trường tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, ưu tiên các ngành nghề cốt lõi, đặc biệt đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, ứng dụng tự động hóa.Bộ trưởng đề nghị giảng viên trường phải liên tục đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào bài giảng cho sinh viên. Sinh viên UTH ra trường có kỹ năng, chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhà trường cũng cần ưu tiên các ngành nghề đang yêu cầu cao về nguồn nhân lực như: đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, logistics; mở rộng tư duy, nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học.Để các công tác này đạt hiệu quả, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị nhà trường tiếp tục đoàn kết nhằm đạt các mục tiêu đề ra, nâng tầm hơn nữa thương hiệu nhà trường để UTH trở thành đơn vị hàng đầu trong công tác đào tạo trong lĩnh vực giao thông tại phía Nam cũng như cả nước. Đối với một số đề xuất, kiến nghị về cơ sở vật chất, mặt bằng, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, Bộ cũng sẽ sớm làm việc với các đơn vị chức năng, địa phương để hỗ trợ, giải quyết các kiến nghị của nhà trường.Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương phát biểu cảm ơn khi được đón tiếp Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải thăm và làm việc tại Trường. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cam kết tiếp tục đổi mới và sáng tạo, khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giao thông vận tải và đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước.
Nhóm bạn trẻ 'thay áo mới' cho các bức tường ở TP.HCM
Nếu so sánh với Volkswagen Teramont hay Ford Explorer, Hyundai Palisade đang có giá rẻ hơn xấp xỉ cả tỉ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải cho biết, trong 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam - Trung Quốc luôn trân trọng và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc giữ gìn và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc. "Mối quan hệ gắn bó, hợp tác bền chặt giữa hai Đảng, hai Nhà nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối dày công xây dựng, vun đắp, trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển không ngừng của quan hệ song phương. Trên cơ sở phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt và phương hướng 6 hơn, Việt Nam luôn coi trọng, duy trì và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đánh giá cao việc Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên, lựa chọn chiến lược trong chính sách ngoại giao láng giềng; ủng hộ Việt Nam phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị", ông Hải cho biết.Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc toàn cầu và tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt mốc lịch sử, lần đầu tiên đạt trên 205 tỉ USD năm 2024. Các hoạt động giao lưu nhân dân và văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng được mở rộng, với nội dung phong phú và hình thức đa dạng, trở thành điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hai nước. Theo ông Hải, TP.HCM hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác với 8 địa phương Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2024, Trung Quốc có 835 dự án đầu tư còn hiệu lực tại thành phố với tổng vốn đạt khoảng 344 triệu USD. Về thương mại, đến tháng 11.2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa TP.HCM - Trung Quốc đạt 21,7 tỉ USD.Đặc biệt, TP.HCM và Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai hợp tác hiệu quả trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Gần đây nhất, thành phố đã tổ chức 3 lớp nghiên cứu thực tế tại Quảng Đông, Trùng Khánh và Thượng Hải cho cán bộ TP.HCM."TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. TP.HCM sẽ nỗ lực làm hết sức mình để góp phần vun đắp cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố với 8 địa phương kết nghĩa của Trung Quốc, ngày càng đơm hoa kết trái, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, đúng như lời ca ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời'', ông Hải chia sẻ.Tại buổi lễ, ông Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhận định, thực tiễn 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai đã cho thấy lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã hình thành một nhận thức chung vững chắc là: láng giềng hữu nghị luôn là đại cục và lợi ích lớn của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.Nhân dịp này, ông Hà Vĩ có một số đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh thành của Trung Quốc."Một là tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý đất nước, cùng nhau nâng cao 'độ cao' của hợp tác địa phương. Hai là thắt chặt mối liên kết lợi ích về kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng nhau khai thác 'độ sâu' của tiềm năng hợp tác địa phương. Ba là xây dựng nhiều hơn nữa các nền tảng giao lưu nhân dân, cùng hâm nóng các hợp tác địa phương", Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị.Bên cạnh đó, ông Hà Vĩ hy vọng TP.HCM sẽ tận dụng tốt kênh giao lưu với các thành phố kết nghĩa của Trung Quốc, triển khai hoạt động giao lưu nhân văn kết nối nhân dân, lan tỏa tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Trường ĐH ngoài công lập đầu tiên đào tạo trình độ thạc sĩ ngành răng hàm mặt
Ngày 12.2, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác trước thời hạn cho nhiều cán bộ cấp trưởng, phó phòng và trưởng, phó công an huyện. Đợt này, có 13 cán bộ cấp trưởng, phó phòng và trưởng, phó công an cấp huyện thuộc Công an tỉnh Nghệ An tình nguyện nghỉ công tác trước hạn tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cán bộ khi sắp xếp lại bộ máy. Ngoài ra, có 4 phó công an huyện có nguyện vọng tiếp tục công tác và xung phong giữ chức vụ trưởng công an xã gồm: thượng tá Kha Văn Hợi, Phó công an H.Con Cuông đến nhận chức vụ Trưởng công an xã Tam Hợp (H.Tương Dương); thượng tá Và Bá Hùa, Phó công an H.Tương Dương nhận chức Trưởng công an xã Mường Típ (H.Kỳ Sơn); Thượng tá Lô Văn Thao, Phó công an H.Kỳ Sơn nhận chức Trưởng công an xã Nậm Cắn (H.Kỳ Sơn) và thượng tá Hờ Bá Khư, Phó công an H.Kỳ Sơn nhận chức Phó công an xã Tà Cạ (H.Kỳ Sơn). Thiếu tướng Bùi Quang Thanh, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho biết 13 lãnh đạo cấp phòng, công an cấp huyện nghỉ công tác đợt này đều là những cán bộ đang trong thời gian công tác, được đào tạo cơ bản, sớm trưởng thành từ cơ sở, là lãnh đạo, chỉ huy đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác. Ông Thanh cũng chúc mừng và cảm ơn 13 cán bộ đã xung phong, tình nguyện nghỉ công tác trước hạn tuổi phục vụ và biểu dương 4 phó công an huyện đã tình nguyện nhận công tác và giữ chức vụ trưởng, phó công an cấp xã, tạo thuận lợi cho Công an tỉnh thực hiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ khi kiện toàn tổ chức bộ máy.Trước đó, Công an Nghệ An đã trao quyết định cho 5 cán bộ cấp trưởng, phó phòng và cấp trưởng, phó huyện thuộc Công an Nghệ An đã xin nghỉ hưu trước tuổi. Như vậy, đến nay, Công an tỉnh Nghệ An đã có 18 trưởng, phó phòng và trưởng, phó công an huyện xin nghỉ công tác trước hạn.