Bờ rào miền Tây
Chưa từng để thua đối thủ ở 2 lần chạm trán trước đó ở giải sinh viên toàn quốc nhưng khi tái đấu lần này, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phát huy được sức mạnh tập thể, khả năng phòng ngự kiên cường, ghi điểm hiệu quả trong những phút cuối để giành chiến thắng "nghẹt thở" với điểm số 47-45. Bước ngoặt mang đến chiến thắng ngoạn mục cho đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trước nhà đương kim vô địch là chuỗi ghi 10 điểm ở cuối trận.Trần Quyết Chiến - Bao Phương Vinh: 'Cặp đôi vàng' của thể thao Việt Nam
Sáng 7.2.2025 (tức mùng 10 tháng giêng) là ngày vía Thần tài năm nay. Theo quan niệm, người dân thường mua vàng vào ngày này để lấy hên đầu năm, cho một năm mới sung túc và làm ăn phát đạt.Mỗi năm, ngày này lại chứng kiến cảnh tấp nập người dân đi mua vàng dù giá vàng thường tăng cao. Các năm trước, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế phát triển, người mua vàng không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn xem đây là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, năm nay, dù tình hình kinh tế chưa thực sự khả quan, nhiều người vẫn duy trì tục lệ này như một hình thức cầu mong sự thịnh vượng, vững vàng trước khó khăn.Trước tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh, một tiệm vàng nổi tiếng ở TP.HCM, khách hàng xếp hàng đông nghịt từ sáng sớm. Ông Hồng Sanh (60 tuổi ở quận 12, TP.HCM) tranh thủ ghé tiệm mua 1 chỉ vàng lấy hên trước giờ đi làm nhưng cũng phải chờ đợi khá lâu. Vì lượng khách tới tiệm đông, lực lượng dân quân tự vệ đã có mặt từ sáng để điều tiết giao thông, tránh kẹt xe, đặc biệt vào giờ đi học, đi làm.Tại tiệm vàng PNJ chi nhánh Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), dù không cần xếp hàng chờ từ ngoài cửa, không khí bên trong vẫn rất sôi động. Các nhân viên liên tục tất bật phục vụ, trong khi khách hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ để cầu may ngày vía Thần tài.
Vì sao chưa có nhiều garage sửa ô tô điện ngoài xưởng dịch vụ chính hãng?
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...
‘Nàng thơ’ Phương Anh Đào khiến fan hốt hoảng vì hình ảnh kinh dị
Lần đầu tiên tham gia vào thành phần Ban giám khảo của Sống đẹp, ca sĩ Nguyên Vũ cho biết anh hơi... run. Anh tâm sự: "Có được niềm vui nho nhỏ truyền cho mọi người cũng là niềm vui lớn dành cho mình. Truyền cảm hứng là điều rất quan trọng, sự lan tỏa của Sống đẹp và tôi đánh giá rất cao điều nhân văn này của cuộc thi".