Tối nay, thời điểm vàng ngắm 'sao chổi quỷ' sáng nhất: 71 năm sau mới gặp lại
TAND tối cao mới đây có văn bản gửi chánh án TAND các tỉnh, thành phố về việc tham gia ý kiến với phương án tổ chức tại TAND.TAND tối cao cho biết đang dự kiến tổ chức lại tòa án cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các tòa án cấp huyện hiện hành. Việc này căn cứ các tiêu chí: số lượng vụ việc phải giải quyết, địa bàn, đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, văn hóa vùng miền.Về tiêu chí số lượng vụ việc, với khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, số lượng mỗi tòa án sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành phải giải quyết là 3.000 vụ một năm trở lên; tòa sơ thẩm khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ mỗi năm trở lên.Với khu vực nông thôn đồng bằng, tòa sơ thẩm phải giải quyết, xét xử từ 800 vụ mỗi năm trở lên; khu vực miền núi là 200 vụ mỗi năm trở lên.Về tiêu chí địa bàn, các tòa án được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện. Mỗi tòa án cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất 1 tòa án cấp huyện liền kề.Về các tiêu chí khác, khu vực miền núi thường có đặc điểm diện tích rộng, mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều, nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các tòa sơ thẩm sau khi sáp nhập sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân đến tòa.Do vậy, TAND tối cao cho rằng cần bổ sung tiêu chí là khoảng cách từ nơi đặt trụ sở tòa án sơ thẩm đến nơi xa nhất của địa phương đó không quá 50 km. Trường hợp không đạt cả 2 tiêu chí về số lượng án và khoảng cách thì áp dụng tiêu chí khoảng cách.Riêng với khu vực hải đảo, sẽ không tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí thẩm phán, cán bộ tòa án tại tòa sơ thẩm khu vực liền kề để tiếp người dân, xử lý đơn kiện và xét xử lưu động các loại vụ án theo định kỳ hàng tháng.TAND tối cao cũng đề nghị ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa đầu tư xây mới trong giai đoạn vừa qua và một số công trình thuộc dự án nâng cấp, xây dựng TAND các cấp giai đoạn 1.Theo quy định tại luật Tổ chức TAND, hệ thống TAND hiện này chia làm 4 cấp, gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện; tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Cùng đó là tòa án quân sự T.Ư, tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực.Muốn có sữa sạch, chất lượng cao, Mang Yang là vùng đất tốt nhất Việt Nam
Diễn biến của các sàn giao dịch thế giới cho thấy thị trường đang cẩn trọng cao độ sau chuỗi ngày biến động mạnh. Những người mua hàng đang muốn thăm dò thị trường khi vụ thu hoạch ở nhiều nước đang bắt đầu vào vụ.
Lễ hội ẩm thực hơn 100 món ngon ở Hội trường Thống Nhất có gì hấp dẫn?
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Giai đoạn 3 của dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy sẽ gồm hạng mục cầu vượt trên đường Vành đai 2 - nhánh phải và cầu Kỳ Hà 3 - nhánh phải gồm 4 làn xe.Nút giao Mỹ Thủy kết nối các tuyến đường lớn gồm Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Võ Chí Công - cầu Phú Mỹ trên Vành đai 2. Do là cửa ngõ ra vào cảng Cát Lái - cảng có sản lượng hàng hóa lớn nhất nước, khu vực này có mật độ xe container dày đặc. Nhiều năm nay, nút giao này là điểm nóng ùn tắc, tai nạn giao thông ở TP.HCM. Ông Lê Ngọc Hùng - Phó trưởng ban Ban Giao thông cho biết: Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao Mỹ Thủy hoàn chỉnh nhằm tăng năng lực thông hành qua nút giao, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống và đường Vành đai 2 (nay là đường Võ Chí Công). Từ đó, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là khu vực cầu Phú Mỹ và cụm cảng Cát Lái; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng có thiết kế hoàn chỉnh với quy mô nút giao 3 tầng. Các hạng mục chính của dự án gồm có cầu vượt qua nút giao theo hướng đường Võ Chí Công đáp ứng 8 làn xe ô tô; xây dựng cầu vượt rẽ trái hướng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng hầm chui rẽ trái hướng từ đường Võ Chí Công đi Cát Lái đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng cầu Kỳ Hà 3 đáp ứng 8 làn xe ô tô, xây dựng cầu Kỳ Hà 4 hướng Võ Chí Công rẽ phải về Cát Lái đáp ứng 3 làn xe.Bên cạnh đó, xây dựng các nhánh đường dưới dạ cầu để phân tách và đảm bảo an toàn cho xe 2 bánh lưu thông. Giai đoạn 3 dự án sẽ được chủ đầu tư nỗ lực hạn chế ảnh hưởng thấp nhất đến việc đi lại của người dân, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào 30.4.2026."Việc hoàn thành toàn bộ dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy cùng với việc tiếp tục triển khai các công trình nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Lương Định Của, tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoàn thành nút giao An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu… sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái và cửa ngõ phía đông thành phố" - ông Lê Ngọc Hùng nhấn mạnh.Để có thể hoàn thành các dự án trên, Ban Giao thông mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các sở ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của TP.Thủ Đức trong việc bàn giao 100% mặt bằng để thi công các hạng mục còn lại của giai đoạn 1, giai đoạn 2 trước 30.4. Đơn vị này cũng sẽ cùng các đơn vị liên quan, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như nút giao An Phú, cầu Tăng Long vào cuối năm nay.Liên quan công tác giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Mai Hữu Quyết thông tin: Tổng diện đất thu hồi làm dự án nút giao Mỹ Thủy hơn 166.000 m2 với 195 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, địa phương đã chi trả đền bù cho 169 hộ với tổng số tiền hơn 1.200 tỉ đồng. Hiện còn một số trường hợp chưa bàn giao mặt bằng do vướng tranh chấp, chồng ranh... nên TP.Thủ Đức đang tập trung giải quyết, dự kiến hoàn tất công tác đền bù trong quý 2 năm nay.
Kết thúc thành công giải tennis doanh nhân trẻ toàn quốc - Vũng Tàu 2023
Còn hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ