Không có chuyện bất động sản tăng 'nóng'
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu trong công tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.Hà Nội và phong trào thanh niên thủ đô năm 2024.Ngày 11.5.2024 đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 cấp xã đồng loạt tại 578 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn TP.Hà Nội.Đây là lần đầu tiên sự kiện được tổ chức đồng loạt, trên cơ sở đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, phát huy sức trẻ của thanh niên thủ đô, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tạo được hiệu ứng lan tỏa, tích cực.Với các hoạt động giáo dục truyền thống, uống nước nhớ nguồn, thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, hành trình đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các cấp bộ Hội thủ đô; từ đó tạo động lực mới, khí thế mới, đẩy mạnh công tác Hội và phong trào thanh niên thủ đô.Trải qua 30 hành trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà miễn phí tại các quận, huyện, thị xã của TP.Hà Nội đã có trên 15.200 người được thăm khám, tặng quà; huy động nguồn lực xã hội hóa trao 15.200 túi quà an sinh tặng nhân dân, thiếu nhi tổng trị giá hơn 8,7 tỉ đồng.Chương trình đã được triển khai đồng bộ tới 100% cơ sở Đoàn. Sau gần 1 năm triển khai, chương trình đã hỗ trợ giới thiệu, quảng bá hàng trăm sản phẩm OCOP của Hà Nội; hàng chục nghìn đơn hàng được chốt, tạo tổng doanh thu hơn 24 tỉ đồng; đồng thời, hỗ trợ đào tạo thanh niên, nông dân nắm bắt và có kỹ năng bán hàng trực tuyến, từ đó nâng cao doanh số.Hành trình đã tổ chức 180 buổi hiến máu, thu về 84.494 đơn vị máu. Qua đó, góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động tại cộng đồng; tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ thủ đô đối với cộng đồng và xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc cứu người.Với 580 công trình phần việc được khởi công, khánh thành trong cùng một ngày, trị giá hơn 23 tỉ đồng, ngày hội đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp thanh niên với những công trình, phần việc, việc làm hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực đối với xã hội.Là mô hình phối hợp triển khai thành công trong suốt nhiều năm qua của các cấp bộ Hội và trại giam; góp phần cải tạo, giáo dục phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên, giúp các bạn trẻ tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật trong thanh niên.Hàng ngàn thanh niên thủ đô tham gia các đội hình tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra tại 30 quận, huyện, thị xã của thủ đô. Cùng với đó, phát huy tinh thần Hà Nội nghĩa tình, Hà Nội vì cả nước, hàng chục đoàn tình nguyện của tuổi trẻ thủ đô đã đến các tỉnh miền núi phía bắc tham gia hỗ trợ cứu người bị nạn, tặng trang thiết bị, nhu yếu phẩm, chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả thiên tai. Đặc biệt, Đội phản ứng nhanh cứu hộ cứu nạn của Câu lạc bộ xe bán tải địa hình Việt Nam (PVC) đã tổ chức hàng trăm chuyến xuồng, chuyến xe cứu hộ hỗ trợ và giải cứu hàng ngàn người dân bị mắc kẹt.Đại hội diễn ra trong 2 ngày 14 -15.10.2024 tại Hà Nội, với khẩu hiệu "Thanh niên Hà Nội: Yêu nước, tiên phong, gương mẫu, đoàn kết, sáng tạo, vươn xa". Thành công của đại hội là động lực quan trọng để mỗi hội viên, thanh niên ý thức rõ ràng, sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, về truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của tổ chức Hội trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước.Các hoạt động được triển khai đồng bộ, đầy đủ tới tất cả các khu vực đối tượng thông qua các hoạt động cụ thể như: Ngày hội thanh niên công nhân; Ngày hội văn hóa thể thao thanh niên các dân tộc thiểu số; chương trình Xuân an lạc - Tết đoàn viên; tặng nhẫn cưới cho các cặp đôi thanh niên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn...Dân mạng bất ngờ và bàn tán việc Ý Nhi đại diện thi Hoa hậu thế giới
Đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại sân bay quốc tế Nội Bài có Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko.Tháp tùng Thủ tướng Mikhail Mishustin thăm Việt Nam có: Phó thủ tướng Overchuk Alexey Logvinovich; Phó thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Chernyshenko Dmitry Nikolaevich; Bộ trưởng Bộ Công thương Alikhanov Anton Andreevich; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lyubimova Olga Borisovna; Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Reshetnikov Maxim Gennadievich; Bộ trưởng Bộ Tài chính Siluanov Anton Germanovich; Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Shadaev Maksut Igorevich...Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, chuyến thăm cho thấy hai nước coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa và quốc phòng an ninh. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên rà soát, thảo luận và tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác, trao đổi về tiến độ thực hiện các dự án hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp..., cùng đề ra các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Nga.Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết, Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam.Hai bên sẽ trao đổi về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, chú trọng đến việc triển khai các dự án chung về năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Sau các cuộc đàm phán, dự kiến hai bên sẽ ký kết một số văn bản chung.Đại sứ G.S.Bezdetko đánh giá, trong 75 năm qua, từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô/Nga và Việt Nam (30.1.1950 - 30.1.2025), hai nước đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có những kinh nghiệm độc đáo về hợp tác cùng có lợi và đa dạng.
Vì sao nhiều người trẻ sử dụng mạng xã hội kiểu 'hư hư thực thực'?
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
Cillian Murphy được ủng hộ để trở thành James Bond tiếp theo
Ngày 19.3, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau. Tại đây, nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã được thảo luận, định hướng cho năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ Cà Mau tự hào, vững tin theo Đảng".Tại buổi làm việc, anh Nguyễn Hoàng Đạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, báo cáo những kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua. Năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức 12 hoạt động phong trào cấp tỉnh, đồng thời tham gia 8 hoạt động cấp khu vực và toàn quốc.Đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất Đoàn thanh niên cần chủ động nghiên cứu, định hướng các mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với xu thế mới.Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đoàn thanh niên tỉnh Cà Mau. Đồng thời, yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2025, chú trọng triển khai các công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Các hoạt động cần được chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và có sản phẩm cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng tuổi trẻ Cà Mau tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.