Ô tô điện đã qua sử dụng bán chậm dù giá giảm
Theo ông, Kongsak Yodmanee, Thống đốc SAT: "Dù giới hạn độ tuổi U.22 ở môn bóng đá nam tại SEA Games 2025, đội tuyển trẻ Thái Lan là chủ nhà vẫn có đủ mọi tiềm lực để đặt mục tiêu đoạt HCV".Bóng đá nam Thái Lan đoạt đến 16 HCV từ trước đến nay, nhiều nhất so với các đối thủ khác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, lần gần nhất "Voi chiến" đoạt HCV môn bóng đá nam giải đấu khu vực là từ năm 2017 tại Malaysia. Trong khi 3 kỳ SEA Games gần đây gồm 2019, 2021 và 2023, lần lượt đội tuyển trẻ Việt Nam (2 lần liên tiếp đoạt HCV) và Indonesia 1 lần đăng quang.Do đó, trong lần tổ chức năm 2025 (dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 20.12), Thái Lan là chủ nhà kỳ SEA Games lần thứ 33 đã đặt mục tiêu cho đội U.22 nước này phải giành lại chiếc HCV môn bóng đá nam. Không chỉ riêng môn bóng đá nam, môn bóng đá nữ, futsal nam và futsal nữ, SAT đều đặt mục tiêu các đội tuyển Thái Lan phải giành HCV trọn bộ."Về các kế hoạch chuẩn bị và thi đấu môn bóng đá ở SEA Games 2025, tôi vẫn chưa trao đổi với Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT). Nhưng theo như tôi biết, vào thời điểm đó chúng ta vẫn tập trung vào việc sử dụng những cầu thủ trẻ ở độ tuổi U.22. Tôi tin rằng, có rất nhiều cầu thủ Thái Lan có tiềm năng và vẫn còn trẻ. Họ hoàn toàn có cơ hội giành HCV", ông Kongsak Yodmanee trả lời phỏng vấn tờ Siamsport gần đây.Cũng theo ông Kongsak Yodmanee: "Với môn bóng đá nam SEA Games 2025, có đề xuất chia 3 bảng, với mỗi bảng 3 đội hoặc có bảng 4 đội, thay vì 2 bảng 5 đội và 6 đội như trước đây thi đấu với mật độ quá dày khiến ảnh hưởng sức khỏe cầu thủ. Điều này sẽ được tham khảo với FAT trước khi quyết định. Bên cạnh đó, sau vòng bảng, các trận bán kết và chung kết dự định chỉ diễn ra trên sân Rajamangala. Mặc dù vậy, các đề xuất và phương án thi đấu sẽ chờ xác nhận số đội tham gia ở môn bóng đá nam SEA Games 2025"."Không chỉ có FAT. Như hiện nay, mọi hiệp hội thể thao khác đều có toàn quyền lên kế hoạch và tổ chức các môn thi tại SEA Games 2025. Qua đó, làm sao để tạo điều kiện tốt nhất cho mọi VĐV Thái Lan khi tham gia SEA Games có cơ hội giành chiến thắng cao nhất ở mọi môn thi", ông Kongsak Yodmanee khẳng định.Trong khi đó, theo tờ Siamsport, Madam Pang (nữ tỉ phú Nualphan Lamsam), Chủ tịch FAT, vừa thuyết phục thêm 1 cầu thủ trẻ nữa là người Anh có gốc gác Thái Lan đã đồng ý gia nhập đội tuyển U.17 nước này từ đầu năm 2025. Đó là cầu thủ Kai Law, 17 tuổi, thuộc CLB Nottingham Forest. Kai Law là một cầu thủ đa năng, có thể chơi ở mọi vị trí trong hàng phòng ngự, bao gồm hậu vệ phải và trung vệ. Anh sinh ra ở Anh, nhưng hiện cũng đã có hộ chiếu Thái Lan. Kai Law sẽ gia nhập đội U.17 Thái Lan cùng cầu thủ Silva Mexes (người Xứ Wales có gốc gác Thái Lan) của đội trẻ M.U, để thi đấu tại giải U.17 châu Á ở Ả Rập Xê Út từ ngày 3 đến 20.4.Theo tờ Siamsport, cả Kai Law và Silva Mexes đều hoàn toàn có thể được triệu tập vào đội U.22 Thái Lan thi đấu ở SEA Games 2025, nếu thể hiện tốt tại giải U.17 châu Á và được các đội trẻ Nottingham Forest và M.U đồng ý. Với tác động từ Madam Pang và mục tiêu săn HCV môn bóng đá nam SEA Games 2025, nhiều khả năng các cầu thủ này sẽ được các CLB ở Anh đồng ý, như đã chấp thuận cho tham dự giải U.17 châu Á, tờ Siamsport xác nhận.Quách An An đọ sắc gợi cảm cùng con dâu tỉ phú Hoàng Kiều
Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, chức năng gan, nội tiết tố nam, siêu âm hệ tiết niệu,... cho thấy các chỉ số nam nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên các chỉ số đường máu, mỡ máu của ông T. đều cao, siêu âm tim và đo điện tim nghi ngờ bệnh lý về tim mạch. Bác sĩ tư vấn và hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề tim mạch để đưa ra kết luận và hướng điều trị cho ông T.
'Cánh chim lạ' Phạm Hiền Tài bừng sáng giúp bóng rổ TP.HCM quật ngã Sóc Trăng
Ông Võ Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Tịnh An cho biết, sau khi nghe tin cầu thủ Võ Minh Hiếu bị tai nạn tử vong, chính quyền địa phương đã cử các hội đoàn thể đến nhà thăm hỏi, động viên nhằm chia sẻ những mất mát với gia đình, mong gia đình cầu thủ Hiếu vượt qua nỗi đau này để ổn định cuộc sống.
1. Mùa hè 2024, tôi có chuyến du lịch tới Thụy Sĩ, Albania và các nước thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Chuyến đi kéo dài 8 ngày. Ngoài hành lý gọn nhẹ hết mức có thể, tôi "thủ" theo 4 tô mì ăn liền và một ít khô bò dằn bụng.Đây là lần thứ ba tôi đi Thụy Sĩ thăm Uyên, cô bạn học thuở thiếu thời, đang sống và làm việc ở Zurich. Chuyến này Uyên rủ đi Lucerne, cách Zurich 40 phút lái xe với một "sứ mệnh" duy nhất: ăn bánh mì Việt Nam. Zurich có nhiều nhà hàng bán bánh mì, nhưng để ngon và gần giống với khẩu vị Việt Nam, thì phải lên Lucerne.Uyên dắt tôi vào tiệm "Banh Mi Pho", mở bán từ năm 1982, nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Tiệm khá đông khách đang xếp hàng chờ tới lượt. Đứng trước cửa, nghe mùi bánh mì nướng kèm thịt thơm lừng là bụng tôi kêu rồn rột. Tiệm còn bán cơm, bún, gỏi cuốn và chả giò. Nhưng bọn tôi đến đây là để ăn bánh mì. Chị chủ quán nhận ra Uyên là người quen, liền hỏi, bữa nay 10 ổ nữa hả em?Quán chỉ còn hai loại thịt là heo quay và xá xíu. Nhìn miếng heo quay giòn rụm, thiệt tình tôi chỉ muốn thò tay vô lấy nguyên miếng nhai ngấu nghiến. Uyên mua mỗi loại 5 ổ, hết 100 quan tiền. Chị chủ chậm rãi xẻ bánh, trét patê, xịt thêm tí xì dầu, rồi từ từ xắt thịt. Kiểu bán hàng là nghệ thuật chứ không cần vội vã, nóng vội, dẫu hàng dài khách đang chờ.Chúng tôi quay lại bờ sông, ngồi bệt trên ghế gỗ, nhâm nhi từng miếng bánh. Bánh mì giòn rụm, thơm lừng mùi lúa mạch, lúa mì của những cánh đồng bạt ngàn châu Âu, nhờ được tưới dòng nước trong veo, mát lạnh. Patê béo, thịt thấm đến nao lòng. Các thứ hương vị hòa lẫn vào nhau, dậy lên trong tôi mùi vị nồng nàn của xứ sở quê hương, từ những ổ bánh mì thời đi học khổ nghèo, 500 đồng chan chút nước thịt, 1.000 đồng có thịt mỡ với xíu mại thôi mà ngon không gì cưỡng nổi.2. Tạm biệt Thụy Sĩ, tôi bay sang Tirana (Albania) rồi mua tour đi Kosovo với Bắc Macedonia; sau đó về lại Tirana, bắt xe buýt qua Montenegro. Ở đó một ngày rồi bay sang Belgrade (Serbia), đất nước cuối cùng của cuộc hành trình. Thời gian không nhiều, nên mỗi chỗ tôi chỉ ở được một đến hai đêm.Vì là xứ lạnh nên người dân các nước Nam Tư (cũ) ăn thịt rất nhiều để đủ năng lượng. Vốn cũng chẳng giàu, nên họ có thói quen muối thịt để giữ tới mùa xuân. Chính vì thế, họ ăn mặn kinh hoàng. Trên bàn ăn lúc nào cũng có hũ muối đi kèm. Các bữa ăn cá thịt thì không nói gì, đằng này soup với yogurt mà họ còn… xịt thêm muối vào thì tôi chịu.Đến Serbia, từ sân bay vào trung tâm thành phố, quốc kỳ được treo trang trọng trên từng cây cột. Khi biết tôi đến từ Việt Nam, từ anh tài xế taxi tới người đi đường hay lễ tân khách sạn, vốn rất lạnh lùng, lại dành nhiều thiện cảm.Ngày kề chót, tôi mua tour lên miền Bắc Serbia, dọc sông Danube hùng vĩ, tới sát biên giới Romania. Hướng dẫn viên tên Marko, khá trẻ, cao gần 2 m. Trong lúc đi vào khu bảo tàng của những người đầu tiên tới định cư ở Serbia, Marko đùa, ở đây an toàn lắm, không có rắn đâu, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng đừng lo, vì tôi đã từng ăn thịt rắn ở Việt Nam rất ngon. Tôi hỏi liền: "Marko từng tới Việt Nam rồi? Tôi là người Việt đây". Như gặp lại một người bạn thân quen, giọng nói của anh ta trở nên vô cùng hào hứng.Trong khi mọi người đi tham quan, tôi với Marko ngồi ngoài nói chuyện. Anh kể cho tôi nghe kỷ niệm hơn 3 năm tươi đẹp ở Việt Nam. Marko dẫn tour sang. Hết tour, tự nhiên không muốn về nhà nữa. Anh đi từ Nam ra Bắc, sống ở mỗi nơi vài tháng. Nhưng lâu nhất là Hà Nội gần một năm vì đại dịch Covid-19. Marko kể về không khí trận chung kết AFF Cup năm 2019. Tôi bảo lần đó mình cũng ở TP.HCM và "đi bão" cả đêm. Rồi anh say sưa kể về phố phường Hà Nội, và nói không nơi nào đẹp bằng Hạ Long...Buổi trưa, Marko chở chúng tôi lên núi, vào nhà hàng nhìn ra sông Danube để thưởng thức bữa ăn truyền thống của người Serbia gồm bánh mì, thịt gà, thịt heo và các loại dưa muối vô cùng mặn. Ngon thì có ngon, nhưng sau 6 ngày lang thang qua những con đường, góc phố còn dấu vết hằn sâu của chiến tranh và thoang thoảng mùi thuốc súng, 4 hộp mì gói mang theo cũng đã ăn sạch rồi, tôi thèm đồ Việt tới nao lòng. Hôm trước, ở Podgorica (Montenegro), tôi có ghé nhà hàng Chi Le Ma ăn tô phở xào kiểu Hạ Long. Nhưng thiệt tình ngoài vị mặn kinh hoàng của loại nước tương xịt trên mớ bánh phở, tôi không chút ấn tượng gì hết.Tôi hỏi Marko, nhà hàng Istok có ngon không, nghe nói phở ở đó ăn cũng được. Marko cười tươi, cũng không đến nỗi. Tạm biệt anh chàng hướng dẫn viên cao nhồng, tôi bảo khi nào sang Việt Nam cứ nhắn, biết đâu lúc ấy tôi đang ở bển cũng không chừng. Không kịp về khách sạn tắm rửa, tôi mở Google Maps đi tới Istok - một nhà hàng có bán món phở.Tới nơi, bên ngoài hết chỗ, mà toàn khách Tây trẻ tuổi. Cảm giác xúc động ngập tâm hồn khi thấy mấy cái lồng đèn Hội An được treo trước cửa lung linh màu sắc. Trên tường, bảng hiệu 1 sao của Michelin 2024 kiêu hãnh đập ngay vào mắt. Bước vô trong, nhìn quanh, ngay bức tường chính, họ sắp xếp những đôi đũa dọc kèm cái nón lá. Phía bên này là những bức tranh cổ động thời bao cấp với những câu khẩu hiệu khiến tôi bật cười: "Trồng nhiều đỗ tương", "Phát triển chăn nuôi gà" và bức tranh "Hội chợ Hà Nội từ hai mươi bẩy tháng một đến mười một tháng chạp năm 1932" được treo trang trọng.Sau khi gọi tô phở bò kèm ly cam vắt và háo hức đợi chờ các kiểu, tôi hỏi nhân viên phục vụ, chủ quán này là người Việt Nam đúng không? Cậu bé Serbia lắc đầu, không phải đâu, ổng là người Serbia. Còn vợ anh ấy? Cũng Serbia luôn. Hai người không liên quan gì tới Việt Nam hết.Tô phở bò nóng hổi được bưng ra kèm ít cọng ngò, giá và mấy miếng ớt. Thịt bò họ làm kiểu barbacoa của người Mexico (thịt được bọc lại nướng thật chín, thật mềm, có thể kéo sợi, hoặc người ta đào cái hố dưới mặt đất rồi đốt lửa nướng cho thật mềm), kèm đĩa tương ớt, tương đen, và hai miếng chanh to. Cậu bé phục vụ bảo muốn ăn ngon thì bỏ một ít tương đen với tương đỏ vào phở, còn một ít để chấm thịt. Tôi phì cười khi nghe người Tây chỉ mình cách ăn phở.Tôi húp một miếng nước lèo với bao hồi hộp và mong đợi. Trời ơi mặn! Mặn không thể nào tả được! So với mấy đĩa thức ăn mặn chát bữa giờ thì cũng một chín một mười. Tôi hiểu vì sao tô phở nhỏ vậy mà được cho tới… hai miếng chanh. Không chần chờ gì nữa, tôi nặn hết vô. Nhờ thế mà vị mặn giảm đi rất nhiều lần.Trong vòng 10 phút, tôi đã húp tới miếng nước lèo cuối cùng. Không thể so sánh với những tô phở nóng hổi dọc chiều dài đất nước quê nhà hay nồi nước dùng ngọt dịu vị xương do chị tôi nấu ở Mỹ. Chỉ biết rằng đây là tô phở ở đất nước lạ xa, ít người Việt du lịch tới. Tại thành phố được xây dựng lên từ bao đổ nát của chiến cuộc, tôi đã ăn được tô phở nóng hổi và ngắm nhìn những hình ảnh thân quen trên các bức tranh treo tường.
Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm 'lộc biển' đầu năm
Năm 2025 là một năm khá đặc biệt với học sinh lớp 12 trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong giáo dục và nhiều chuyển động từ cuộc sống. Học sinh lớp 12 năm nay không tránh khỏi lo lắng khi vừa thi theo chương trình mới, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT 2025 thay đổi, lại vừa xoay xở khi đợt ôn thi nước rút lại là thời điểm thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Việc chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dưới sự sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo…Trong thời điểm này, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên thực hiện càng có ý nghĩa với các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học để chọn ngành học phù hợp.