Dự án 8 lần gia hạn nhưng vẫn dở dang
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.4 chàng 9X và nông trại 56 ha
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.
Hàng không thế giới đã thay đổi thế nào sau khủng bố 11.9 ở Mỹ?
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Hôm 27.12, WHO đã thông báo kết quả điều tra và nghiên cứu về dịch bệnh bí ẩn, "hung thủ" gây ra những ca tử vong bất thường ở vùng Panzi, cách thủ đô CHDC Congo là Kinshasa khoảng 700 km về hướng đông nam.Tính đến ngày 16.12, các kết quả phòng thí nghiệm đối với 430 mẫu bệnh phẩm cho thấy sự hiện diện của bệnh sốt rét và những loại virus đường hô hấp, trong đó có SARS-CoV-2."Trong khi các cuộc xét nghiệm vẫn được tiến hành, những kết quả trên cho thấy tổ hợp của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường và theo mùa, cùng với bệnh sốt rét và càng làm trầm trọng thêm bởi tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, đã dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống", AFP hôm 28.12 dẫn thông báo của WHO.WHO nhận xét vụ việc cho thấy các căn bệnh nhiễm trùng thông thường vẫn có thể là gánh nặng cho nền y tế trong bối cảnh nhóm dân số dễ bị tổn thương đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực.Theo WHO, cộng đồng ở những khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đối mặt nguy cơ đáng kể mắc căn bệnh trên. Vì thế các địa phương cần phải tăng cường kiểm soát dịch sốt rét mạnh hơn nữa, đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho người dân trong vùng. Nguy cơ trên toàn quốc được đánh giá thấp.Hồi đầu tháng, CHDC Congo thông báo tình trạng cảnh giác tối đa được áp dụng cho Panzi, nơi xuất hiện một dịch bệnh bí ẩn và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trẻ dưới 5 tuổi chiếm khoảng phân nửa số ca nhiễm và tử vong vì mắc bệnh.Tình hình dịch bệnh lọt vào sự chú ý của giới chức y tế từ cuối tháng 10, và giới hữu trách ở Panzi nâng cảnh báo vào cuối tháng 11 theo sau các trường hợp tử vong gia tăng.Những biện pháp tăng cường giám sát nhanh chóng được triển khai. Do thiếu công cụ chẩn bệnh, các thông tin được ghi nhận dựa trên những triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh và khó thở, theo WHO.Trong báo cáo mới, WHO cho biết từ 24.10 đến 16.12, tổng cộng 891 ca được phát hiện, với 48 trường hợp tử vong.WHO cũng bác bỏ khả năng dịch bệnh "X" đã xuất hiện ở CHDC Congo, với X là tên đại dịch giả định, có thể xảy ra trong tương lai và có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Covid-19.
Apple đặt sản xuất màn hình iPhone 4,7 inch trước
Sáng 20.2, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh chủ trì hội nghị công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, phân công, điều động, bổ nhiệm cán bộ.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Trà công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn cấp tỉnh; Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, bà Huỳnh Thị Hằng (Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh) được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy; và Đảng bộ UBND tỉnh, bà Trần Tuệ Hiền (Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh) được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy. Quyết định chuyển giao 4 đảng bộ công ty cao su trực thuộc Tỉnh ủy về trực thuộc Đảng bộ UBND tỉnh; quyết định chuyển giao các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về trực thuộc Đảng bộ TP.Đồng Xoài và Đảng bộ H.Đồng Phú.Công bố các quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: ông Vũ Tiến Điền (Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy); bà Lê Thị Xuân Trang (Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy); ông Lê Hoàng Lâm (Bí thư Thị ủy Chơn Thành). Và các quyết định nghỉ hưu trước tuổi đối với các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, gồm: ông Trần Văn Vinh (Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh), bà Đào Thị Lanh (Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)...Hội nghị cũng công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Phước về thành lập và tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, đồng thời công bố các quyết định của UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm cán bộ.Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước bổ nhiệm bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Phó giám đốc phụ trách Sở Tài chính, giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài chính (sau khi hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT).Bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng (sau khi hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng).Bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở KH-CN.Bổ nhiệm ông Phạm Thụy Luân, Giám đốc Sở NN-PTNT, giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (sau khi hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT).Bổ nhiệm ông Điểu Nen, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo (sau khi hợp nhất).Bổ nhiệm ông Trần Thanh Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ, giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ (sau khi hợp nhất).Phát biểu tại hội nghị, bà Tôn Ngọc Hạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước trân trọng và cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo trong cấp ủy, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tự nguyện thôi công tác, nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.Để hệ thống chính trị vận hành hiệu quả sau sắp xếp tổ chức, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước đề nghị các Đảng bộ, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới, nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và nhân sự."Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tư tưởng của cán bộ, đảng viên, giữ vững bản lĩnh chính trị và phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, vượt khó, vì lợi ích chung. Ổn định tâm lý của một số cán bộ, công chức bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc sắp xếp. Quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động từ quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy", bà Hạnh nhấn mạnh.