Phát hành trái phiếu thu hút kiều hối vào hạ tầng
Địa chỉ thường trú: Số 152/3 đường Nguyễn Văn Khối, phường 8, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.Nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam.Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Nhì. Là thân mẫu của Luật sư TS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).Đã tạ thế vào lúc 7 giờ 21 phút ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ), tại nhà riêng số 152/3 đường Nguyễn Văn Khối, phường 8, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 93 tuổi.Lễ Nhập quan vào lúc 15 giờ chủ nhật, ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ). Lễ Viếng từ 17 giờ cùng ngày 9 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày Mùng 10 tháng Hai năm Ất Tỵ).Lễ Động quan vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 11 tháng 3 năm 2025 (nhằm ngày 12 tháng Hai năm Ất Tỵ). Linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Chính sách Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).Con trai trưởng: Luật sư TS. PHAN TRUNG HOÀI, cùng các con đồng kính báo.Ông Putin chuyển dịch trọng tâm ở G20
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
'Chân dài bóng chuyền' Thanh Thúy nói gì khi rời Nhật Bản, lúc nào sang châu Âu?
Ngày 4.3, Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh gồm 19 người (khuyết 8). Trong đó, Ban Thường vụ gồm 8 người (khuyết 1).Cụ thể, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau được phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh. Bà Huỳnh Thị Thanh Loan, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau, giữ chức Phó bí thư Thường trực Đảng ủy.Ông Trương Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm nhận vai trò Phó bí thư Đảng ủy chuyên trách. Ông Hồ Văn Chung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau cũng chỉ định ông Phan Hoàng Vũ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, tham gia Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau cũng đã công bố quyết định thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng tỉnh, chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra. Chị Hà Ngọc Thảo, Bí thư Chi đoàn Tỉnh đoàn, được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng tỉnh.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải đề nghị Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh sớm xây dựng quy chế làm việc, kiện toàn các vị trí còn khuyết, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp. Ông Hải nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng lưu ý, phần lớn các lãnh đạo cấp ủy của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh là kiêm nhiệm nên công việc có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, các cán bộ chuyên trách cùng với đội ngũ tham mưu, giúp việc cần phát huy tinh thần trách nhiệm, bảo đảm công tác được triển khai liên tục, hiệu quả, tránh tình trạng gián đoạn hoặc xáo trộn.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Ô tô điện vận chuyển bằng tàu biển: Tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa có lời giải
Ngày 26.2, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Phước Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Sa Đéc, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong đánh giá cao kinh nghiệm và năng lực của ông Nguyễn Phước Thiện, dù trải qua ở vị trí công tác nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giao nhiệm vụ cho tân Bí thư Thành ủy Sa Đéc, ông Lê Quốc Phong cho biết, Sa Đéc là thành phố có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Đồng Tháp. Đề nghị ông Nguyễn Phước Thiện tiếp tục phát huy năng lực, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới, đoàn kết cùng Ban Thường vụ Thành ủy Sa Đéc lãnh đạo phát triển địa phương, thu hút đầu tư vào địa bàn và tập trung thực hiện thành công Đại hội điểm Đảng bộ TP.Sa Đéc nhiệm kỳ 2025 - 2030.Ông Nguyễn Phước Thiện (47 tuổi) có trình độ tiến sĩ quản lý. Trước khi giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.Cao Lãnh; Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp.