EU 'sờ gáy' thị trường thiết bị y tế Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng ngay
Trong ngày nhận vai trò đặc biệt mới này, Công Phượng chia sẻ: "Khi nhận được lời mời hợp tác với vai trò đại sứ phát sóng giải J-League 1, Phượng thấy rất vinh dự. Đây là cơ hội để Phượng được đóng góp vào việc lan tỏa đưa hình J-League đến gần hơn với người hâm mộ Việt Nam. Đây không chỉ là một giải đấu hàng đầu châu Á mà còn là nơi đã cho Phượng những bài học quý giá trong sự nghiệp".Cầu thủ đang khoác áo CLB Bình Phước nói thêm: "Những tháng ngày thi đấu tại Nhật Bản là khoảng thời gian đầy thử thách nhưng cũng vô cùng đáng nhớ. Phượng đã được trải nghiệm một môi trường bóng đá chuyên nghiệp bậc nhất nơi mà kỷ luật, tốc độ và sự chính xác được đặt lên hàng đầu. Mỗi buổi tập, mỗi trận đấu đều là một cơ hội để học hỏi, để phát triển bản thân. Dù có những khó khăn nhưng chính từ đó Phượng đã trưởng thành hơn, hiểu được giá trị của sự kiên trì và nỗ lực không ngừng". Việc lựa chọn Công Phượng là đại sứ phát sóng của J-League 1 tại Việt Nam là phù hợp. Tiền đạo quê Nghệ An từng thi đấu tại CLB Mito Hollyhock vào năm 2016, và gắn bó với CLB Yokohama từ tháng 12.2022 đến tháng 9.2024. Thời điểm này, sức hút của Công Phượng với công chúng vẫn còn nguyên. Cựu cầu thủ HAGL nói riêng và dàn tuyển thủ Việt Nam như Văn Lâm, Hoàng Đức... nói chung đang giúp giải hạng nhất hấp dẫn hơn. Công Phượng sẽ tham gia vào các hoạt động quảng bá giải đấu J-League với người hâm mộ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện Công ty Hữu Tín, đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng J-League 1 tại Việt Nam, khẳng định: "Chúng tôi rất vui mừng khi Công Phượng đồng ý trở thành đại sứ phát sóng cho giải đấu này. Công Phượng sẽ là một lý do nữa để J-League đến gần hơn với khán Việt Nam. Chúng tôi cũng kỳ vọng Công Phượng sẽ là cầu nối giữa hai nền bóng đá Việt Nam và Nhật Bản".
Bí quyết làm giàu: Thu lợi kép từ trồng cây ăn trái xen cà phê
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:CSGT chỉ hết hơn 5 phút để di chuyển quãng đường 5 km từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Q.Bình Thạnh) đến sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình).Đoạn trích xuất clip từ camera hành trình gắn trên nón của CSGT cho thấy, CSGT liên tục phải ra hiệu lệnh "dừng lại" để yêu cầu ô tô, xe máy phía trước nhường đường. Tiếng còi hụ từ xe đặc chủng, xe cấp cứu dồn dập, nhiều người chủ động tấp gọn vào sát lề, nhường đường xe cấp cứu. Tuy nhiên, cũng có thời điểm, cả 2 CSGT trên mô tô đặc chủng mở đường phải hét lên "dừng lại" để các phương tiện khác nhường đường.Tại các giao lộ dọc đường đi luôn có CSGT túc trực sẵn để điều phối dòng xe, tạo lối đi thông thoáng cho đoàn xe ưu tiên.Theo CSGT, sự việc diễn ra ngày 3.3 vừa qua, Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận một bệnh nhân chết não, tiên lượng xấu. Dù đã được các y bác sĩ cấp cứu nhưng người này không qua khỏi. Sau khi bệnh nhân qua đời đã hiến 1 quả tim, lá gan và 2 quả thận, tiếp tục gieo mầm sự sống cho những bệnh nhân khác.Quý Bình tên thật Lê Ngọc Bình, sinh năm 1983 tại TP.HCM. Trước khi làm diễn viên, anh từng nhập ngũ và trở thành chiến sĩ quân đội nhân nhân theo nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, sau đó Quý Bình đã thuyết phục được gia đình để theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp.Quý Bình hoạt động nổi bật ở các lĩnh vực phim truyền hình, điện ảnh, kịch nói và sân khấu ca nhạc. Theo đó, loạt vai diễn trong những bộ phim như Nữ bác sĩ, Sông dài, Bìm bịp kêu chiều, Bước qua bóng tối, Bao giờ có yêu nhau, Ở đây có nắng,… đều được khán giả yêu mến. Ngoài ra, Quý Bình còn giành được nhiều huy chương ở mảng sân khấu và giải quán quân Tình bolero 2016.Ngoài những tác phẩm truyền hình, Quý Bình còn ghi dấu tên tuổi ở lĩnh vực điện ảnh. Trong đó, bộ phim Quả tim máu là một trong những tác phẩm giúp cho Quý Bình có một bước tiến đáng kể trong sự nghiệp điện ảnh. Trong một chương trình truyền hình, Quý Bình tiết lộ vai phản diện trong Quả tim máu chân thật đến mức khiến gia đình không muốn nhìn mặt anh sau khi xem phim. Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Nên làm gì để bảo mật danh tính khi online?
Thông tin tại lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp, ông Đặng Xuân Trường, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên đánh giá, đây là dự án lớn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại Thái Nguyên và các địa phương khác.
Sáng 1.2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trao quyết định khen thưởng và tuyên dương gương người tốt việc tốt đối với công nhân của Xí nghiệp vận chuyển đã tìm được kim cương trong 28 tấn rác.Theo đó, Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng khen thưởng và tuyên dương trong toàn công ty cho cá nhân anh Lâm Minh Hải (32 tuổi, công nhân Xí nghiệp vận chuyển) về hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại cho người mất.Công đoàn, xí nghiệp, các bộ phận cùng đông đảo đồng nghiệp cũng đã động viên, chúc mừng anh Lâm Minh Hải. Ông Phạm Thanh Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp nhặt, tìm được, trả lại tài sản, công ty có quy chế khen thưởng kịp thời, cảm ơn và động viên người lao động tại đơn vị trực thuộc. Nhưng trường hợp anh Lâm Minh Hải rất đặc biệt nên công ty tổ chức buổi khen thưởng riêng, đặc biệt trong toàn cơ quan nhân dịp ra quân đầu năm, nhằm lan tỏa tấm gương trung thực, thật thà.Anh Lâm Minh Hải (ở P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) kể lại, khoảng sau 22 giờ ngày 28.1 (tức 29 tháng Chạp), anh đang trực ở bãi xe thì nhận được thông báo huy động công nhân để hỗ trợ tìm kiếm tài sản."Người mất tài sản là bà Châu Thị Mỹ Hoa (ở TP.Đà Nẵng). Trong lúc dọn nhà, bà để 1 chiếc ví trên bàn, 1 bên là bọc rác, con gái bà tưởng rác nên gom chung đi vứt. Trong ví có 4 bông tai, 2 nhẫn kim cương, tổng trị giá 1 tỉ đồng", anh Lâm Minh Hải kể lại.Từ thông tin của khổ chủ, Công ty CP Môi trường đô thị nhanh chóng xác định khu vực thu gom rác trước nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa trên đường Nguyễn Hữu Thọ được tập kết về Trạm trung chuyển rác thải trên đường Lê Thanh Nghị.Lúc này, số rác nghi vấn lẫn kim cương lên đến hàng chục mét khối, trạm trung chuyển ép thành 28 tấn rác trước khi chở lên bãi rác Khánh Sơn.Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã hỗ trợ 3 người, gồm vợ chồng và con gái bà Châu Thị Mỹ Hoa theo chuyến xe đầu tiên (14 tấn rác) lên bãi để tìm kiếm."Công ty hỗ trợ dẫn xe đổ 14 tấn rác ở khu vực bãi riêng để thuận tiện khoanh vùng, bật đèn sáng, huy động 3 - 4 anh em đưa xe cơ giới ủi, xới, cào rác trải dài ra, cùng khoảng 20 người nhặt rác tìm kiếm", anh Lâm Minh Hải kể lại.Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, đội ngũ công nhân đánh vật giữa biển rác, nỗ lực tìm kiếm để trả lại tài sản cho người bị mất, lật tung từng bao rác. Đến hơn 23 giờ ngày 28.1, gia đình bà Châu Thị Mỹ Hoa hết hy vọng, chỉ để lại số điện thoại cho một công nhân xe ủi rồi ra về."Theo kinh nghiệm của tôi thì việc tìm kiếm hy vọng chỉ có 1 - 2% chứ mấy. Vì gia đình vứt ví có kim cương nằm trong 1 bọc rác màu xanh, loại 10 kg, nhưng số lượng rác đến 14 tấn/xe, một xe rác có cả ngàn bao ni lông, công nhân hy vọng cái nào thì xé cái đó chứ số lượng quá nhiều", anh Lâm Minh Hải kể lại.Lúc này chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là đến giao thừa, các công nhân và người nhặt rác vẫn tiếp tục tiếp nhận xe rác thứ 2 với 14 tấn tiếp theo từ trạm trung chuyển, nghi vấn có lẫn gói rác nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa, với tinh thần "hy vọng là tìm được chừng nào hay chừng đó".Khoảng 15 phút sau, anh Lâm Minh Hải nhặt ra được 1 cái ví màu trắng, viền sọc đen. "Tôi kéo dây ngăn kéo ra thì thấy 2 cái nhẫn, 2 đôi bông tai, tôi có nói công nhân xe ủi gọi điện người nhà lên nhận lại", anh Hải kể.Chiếc ví này nằm bên cạnh bọc ni lông rác màu xanh, theo công nhân này có khả năng lúc ép rác đã rách, chiếc ví rơi ra ngoài."Chị Hoa ôm lấy tôi mà nói không nên lời, chị chỉ nói được cảm ơn và ôm tôi chụp hình kỷ niệm... Tôi cảm thấy rất chi là vui và hãnh diện", anh Lâm Minh Hải kể.Theo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, gia đình anh Lâm Minh Hải gắn bó với bãi rác Khánh Sơn trong nhiều năm, có anh trai từng làm tại bãi, anh Hải vào làm công nhân Xí nghiệp vận chuyển gần 10 năm qua.Đây là lần thứ 2 vào dịp tết Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng và đội ngũ công nhân tại bãi rác Khánh Sơn tìm lại được tài sản giá trị cho người dân và du khách. Trước đó, vào dịp Tết Canh Tý 2020, ngay đêm mùng 1 Tết, hàng trăm người đã tìm thấy 29 cuốn hộ chiếu để đoàn du khách kịp đi Hàn Quốc. (Thanh Niên đã thông tin)
Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel
Đây là lần đầu tiên CLB phóng viên thể thao TP.HCM (trực thuộc Hội nhà báo TP.HCM) tổ chức giải pickleball nhằm tạo sân chơi vui, khỏe cho các VĐV là phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí, các khách mời...Giải đấu diễn ra với 3 nội dung gồm đôi nam khách mời (8 đôi), đôi nam phóng viên (16 đôi) và đôi nữ (8 đôi). Đáng chú ý ở nội dung khách mời có diễn viên Huy Khánh vốn rất đam mê môn thể thao đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Anh đứng cặp với diễn viên Thái Chí Hùng thi đấu đầy ăn ý, đánh bại hàng loạt các đối thủ, giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên Huy Khánh đánh hài lòng với chiếc cúp bạc bởi đôi Xuân Cường/Lý Chánh (HTV) thi đấu hiệu quả hơn và lên ngôi vô địch. Cũng ở nội dung khách mời, 4 đôi không giành vé vào bán kết được xuống chơi "serie B". Cuộc đua giành ngôi vô địch serie B cũng hấp dẫn không kém. Nỗ lực của Đình Phú/Võ Hoàng Sơn (Báo Thanh Niên) giúp cặp đôi này giành ngôi vô địch. Ở nội dung đôi nam phóng viên, 2 đôi xếp nhì ở vòng đấu bảng là Ngọc Quảng/Lê Tuấn (Báo Công an TP.HCM), Phú Trường/Xuân Vy (HTV) bất ngờ giành chiến thắng ở bán kết. Ở chung kết, đôi Phú Trường/Xuân Vy đồng đều hơn đã giành chiến thắng để lên ngôi vô địch. Đồng hạng ba là đôi Trần Thành/Đức Thuận (VTV), Độc Lập/Hoàng Quỳnh (Báo Thanh Niên). Ở nội dung đôi nữ, Phan Thương/Lệ Thu (Báo Thanh Niên) xuất sắc giành quyền vào chung kết chạm trán đôi Mỹ Duyên/Ngọc Uyên. Trước đối thủ mạnh hơn, đôi Phan Thương/Lệ Thu không thể gây bất ngờ nên giành ngôi á quân. Giải pickleball CLB phóng viên thể thao nằm trong chuỗi sự kiện thể thao Ngày hội mừng xuân 2025 do CLB phóng viên thể thao TP.HCM tổ chức. Các môn khác như bóng đá, bắn súng, cầu lông, billiards sẽ diễn ra trong những ngày tới.

Trước vòng knock-out 2 cúp châu Âu: Tản mạn về luật 'bàn thắng trên sân đối phương'
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM gửi thư ngỏ đến phụ huynh Trường quốc tế AISVN
Sau tiếng còi khai cuộc, Nha Trang Dolphins nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát bóng và mở điểm. Sự hiệu quả của Madarious Gibbs ở mặt trận kiến tạo giúp đội khách vươn lên. Đáp lại đối thủ, Saigon Heat cấp bóng bổng đến tay trung phong cao 2,03 m Nguyễn Huỳnh Phú Vinh để lên điểm ở khu vực cận rổ. Dù có lúc vươn lên dẫn trước nhưng vì sự thiếu cảm giác của các xạ thủ vòng ngoài khiến Saigon Heat "khởi động" chậm và liên tục bị dẫn.
Những lão nông 'lấy lòng đo lòng'
Lễ cất nóc có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBND, các Sở ban ngành, chính quyền địa phương thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, và các đối tác, cư dân Thành phố Cà phê cùng đại diện Tập đoàn Trung Nguyên Legend. Đây là sự kiện chào mừng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, cũng như mở đầu cho chuỗi hoạt động kinh doanh, quảng bá mạnh mẽ của khu đô thị Thành phố Cà phê trong năm 2025. Sau hơn một năm khởi công, Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique thuộc khu đô thị Thành phố Cà phê đã chính thức cất nóc, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiện ích đẳng cấp, sang trọng và khác biệt, kiến tạo một khu đô thị hiện đại bậc nhất tại trung tâm thủ phủ Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên.Là một công trình quan trọng của trung tâm thương mại dịch vụ thuộc khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh - "Thành phố mẫu mực - Cộng đồng tỉnh thức", Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được thiết kế độc đáo, lấy cảm hứng từ hình thái kiến trúc kết hợp văn hóa cà phê và văn hóa bản địa. Tọa lạc tại vị trí kim cương - trung tâm của trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, The Coffee Boutique là công trình kiến trúc độc bản bậc nhất chuẩn 5 sao quốc tế, hiện đại tại Buôn Ma Thuột và toàn vùng Tây nguyên, hứa hẹn là địa điểm hàng đầu cho các hội nghị, sự kiện sang trọng, đẳng cấp toàn cầu. Với tổng diện tích gần 6.500 m², mật độ phủ xanh hơn 46%, tổ hợp The Coffee Boutique có 9 tầng, 139 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng Trung tâm hội nghị lớn nhất vùng có sức chứa trên 1.000 người, và nhiều tiện ích đẳng cấp như: hồ bơi công nghệ muối khoáng, Coffee Spa, nhà hàng đặc sản, không gian cà phê Trung Nguyên Legend, vườn Thiền - Yoga, Gym,… Trong đó, "Khu vườn tỉnh thức" là không gian xanh nằm ở trung tâm tổ hợp, được thiết kế bởi thiền sư nổi tiếng người Nhật Shunmyō Masuno, sẽ là điểm nhấn đặc biệt, tạo dấu ấn riêng của The Coffee Boutique, tạo sự kết nối, đem đến an nhiên và cân bằng trong tâm hồn con người.Công trình Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique được sự tham gia của các đối tác quốc tế, các kiến trúc sư hàng đầu về thiết kế xây dựng, cảnh quan, nội thất và quản lý khai thác vận hành như Kume Design Asia, JLC, ASA Lighting Design Studios, A21, UK Tech, Cross Hotels & Resorts, Sol E&C, Vertical Studio,…Dự kiến khai thác vận hành đón khách từ năm 2026-2027, đây sẽ là một biểu tượng mới của Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Tây nguyên, cũng như khẳng định tầm vóc và giá trị vượt trội của khu đô thị Thành phố Cà phê . Năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sôi động, mở rộng cơ hội phát triển tại các thành phố lớn và vùng ven, lân cận. Sức bật của thị trường đang được trợ lực bởi đà tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam giai đoạn 2024-2025, cũng như lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp. Theo đó, tín dụng bất động sản đang tăng trưởng ổn định. Tháng 12.2024, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 3,35 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 16% so với 2023, chiếm 21,8 - 22% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cho thấy dòng vốn đang được khơi thông. Hơn nữa, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản được sửa đổi, ban hành trong năm 2024 giúp tạo khung pháp lý vững chắc cho thị trường, sàng lọc nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch. Từ đó, nhu cầu mua bất động sản ở thật và tích lũy, cho thuê ngày càng tăng. Thay vì tìm hiểu và thăm dò, nhiều người sẵn sàng xuống tiền. Là thành phố chiến lược của toàn vùng Tây nguyên, Buôn Ma Thuột đang phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, tốc độ đô thị hóa nhanh, trở thành thủ phủ cà phê Việt Nam - một loại nông sản tỷ đô xuất khẩu toàn cầu. Các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa, và tuyến đường mở rộng kết nối Đại lộ Đông Tây đang được phát triển, tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk sôi động, mang lại cơ hội an cư và đầu tư hấp dẫn cho người dân và nhà đầu tư. Nằm giữa lòng Buôn Ma Thuột, vị trí "vàng" của toàn vùng Tây nguyên, Thành phố Cà phê là khu đô thị duy nhất phát triển dựa trên ngành kinh tế lõi cà phê do Công ty đầu tư Trung Nguyên làm chủ đầu tư với tầm nhìn trở thành Khu đô thị đẳng cấp.Thừa hưởng mạch nguồn di sản bản địa đặc sắc và thịnh vượng của Buôn Ma Thuột, khu đô thị Thành phố Cà phê được xây dựng mang đến chốn an cư lạc nghiệp phồn vinh, giàu có bền vững cho cộng đồng cư dân và những nhà đầu tư. Tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, một vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm Buôn Ma Thuột, từ khu đô thị Thành phố Cà phê có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm hành chính, bệnh viện, sân bay, bến xe, siêu thị và các khu du lịch sinh thái của thành phố trong bán kính 2-10 km. Hơn nữa, với sự phát triển dự án cao tốc và hệ thống đường giao thông kết nối Buôn Ma Thuột với các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đắk Nông, TP. HCM… khu đô thị Thành phố Cà phê thừa hưởng tiềm năng giao thương thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, du lịch và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực.Thành phố Cà phê có tổng diện tích hơn 43 ha, trong đó giai đoạn 1 đã triển khai 19,8 ha. Được quy hoạch đồng bộ bởi các đơn vị tư vấn quốc tế chuyên nghiệp với mật độ xây dựng chỉ 27%, và mật độ cây xanh, mặt nước hơn 50%, Thành phố Cà phê đang trở thành khu đô thị đẳng cấp bậc nhất tại Buôn Ma Thuột, thu hút đông đảo khách hàng và nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, với pháp lý minh bạch, vững chắc, cùng uy tín của chủ đầu tư Trung Nguyên, khu đô thị Thành phố Cà phê đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng, nhà đầu tư mong muốn sở hữu bất động sản có giá trị thực, an toàn cùng tiềm năng tăng trưởng bền vững tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Tập trung vào chất lượng sống, đem đến cuộc sống an lành, giàu có và thịnh vượng cho nhiều thế hệ, mỗi căn nhà tại khu đô thị Thành phố Cà phê là một không gian sống xanh, hài hòa với thiên nhiên và tràn đầy năng lượng, giàu giá trị văn hóa và tinh thần. Trong đó, khu đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh bao gồm các khu: nhà liên kế Tesla với diện tích 105 - 165m²/căn có thiết kế hiện đại, phù hợp cho gia đình từ hai đến ba thế hệ sinh sống cùng nhau, nhiều không gian để làm việc, học tập, đọc sách, thư giãn và các khu kết nối, sinh hoạt chung. Nhà thương mại liền kề - Shophouse Cantata từ 110 - 160m²/căn, nằm ngay mặt tiền trục đường Nguyễn Đình Chiểu đem đến cơ hội đầu tư giàu tiềm năng sinh lời.Thành phố Cà phê cũng là khu đô thị duy nhất cung cấp đa dạng các tiện ích hiện đại, cao cấp của giới thượng lưu để cư dân tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp, giàu có toàn diện về thể chất và tinh thần mỗi ngày, như: khu cưỡi ngựa Ả Rập, sân golf, vườn Zen, tổ hợp Gym - Yoga - Bắn cung, Trung tâm văn hoá ẩm thực 3 miền và các không gian thưởng lãm cà phê Trung Nguyên E-Coffee, Thế giới Cà phê Trung Nguyên Legend…Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng cuộc sống với nhiều hoạt động kết nối, chăm sóc đời sống tinh thần cư dân luôn được chú trọng. Từ năm 2023, Thành phố Cà phê đã đón cư dân vào an cư, sinh sống, tận hưởng cuộc sống an lành và thịnh vượng, tạo nên một cộng đồng văn minh, hiện đại, yêu thích lối sống xanh, hài hòa thiên nhiên. Trong bộ phim "Con đường thức tỉnh từ cà phê" phát sóng trên toàn cầu, hãng thông tấn quốc tế hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery đã gọi Thành phố Cà phê là "khu đô thị kiến tạo lối sống".Đặc biệt, sở hữu các công trình biểu tượng Bảo tàng Thế giới Cà Phê và sắp đến là Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique đi vào khai thác, sức hút và giá trị của khu đô thị Thành phố Cà phê sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản.Cùng sự kiện cất nóc Tổ hợp khách sạn & Trung tâm hội nghị The Coffee Boutique, khu đô thị Thành phố Cà phê đang chuẩn bị cho đợt mở bán đầu tiên của năm 2025 vào tháng 3.2025 cũng như động thổ công trình trường học. Trong bối cảnh giá bất động sản đang ngày một tăng cao, đây là thời điểm lý tưởng để khách hàng và nhà đầu tư tại Buôn Ma Thuột, Tây nguyên và các tỉnh lân cận sở hữu ngay không gian sống đẳng cấp bậc nhất với giá trị gia tăng trưởng bền vững, và kiến tạo cuộc sống thịnh vượng tại khu đô thị Thành phố Cà phê.
soicau kon tum
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư