‘Rùng rợn’ ô tô bật đèn cảnh báo nguy hiểm, phóng ngược chiều cao tốc
Ngoài những điểm tương đồng như điều hoà chỉnh cơ, phanh tay cơ, nút bấm khởi động... Các trang bị tiện nghi trên Toyota Avanza Premio và Mitsubishi Xpander cũng có một số khác biệt. Cụ thể, ghế ngồi trên Avanza Premio bọc nỉ, trong khi Xpander AT bọc da. Hệ thống âm thanh trên Avanza Premio chỉ có 4 loa, trong khi Xpander bản cao cấp nhất có tới 6 loa... Bù lại, Toyota Avanza Premio được trang bị màn hình cảm ứng 8 inch so với 7 inch trên Mitsubishi Xpander.Nguồn gốc tên cây giọt băng trồng thành công ở An Giang và những chuyện bên lề
Trưa 6.2, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SIC giảm giá vàng miếng SJC thêm 2 lần ở chiều mua vào thêm 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với giá đầu giờ sáng lên 1,3 triệu đồng/lượng, xuống còn 86,9 triệu đồng/lượng. Ở chiều bán ra, Công ty SJC giảm thêm 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày là 1,1 triệu đồng/lượng, xuống còn 90,1 triệu đồng/lượng.Các đơn vị kinh doanh vàng khác cũng điều chỉnh giảm giá vàng miếng SJC xuống nhanh. Tập đoàn Doji giảm thêm 500.000 đồng, nâng tổng mức giảm so với đầu ngày lên 1 triệu đồng mỗi lượng, xuống 87,2 triệu đồng ở chiều mua vào. Trong khi đó, chiều bán ra của Tập đoàn Doji chỉ giảm 300.000 đồng/lượng, nâng mức giảm trong ngày lên 800.000 đồng/lượng, còn 90,4 triệu đồng. Tương tự, Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giảm giá mua vào vàng miếng nhanh hơn so với bán ra, tương ứng ở mức 500.000 đồng và 300.000 đồng, xuống còn 87,2 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,4 triệu đồng… Lực bán vàng miếng SJC chốt lời trên thị trường khiến giá vàng sụt giảm nhanh. Trong khi kim loại quý trên thị trường thế giới vẫn xoay quanh mức giá 2.860 - 2.870 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện cao hơn thế giới 2,7 - 3 triệu đồng/lượng. Dù vậy độ rủi ro về giá trên thị trường gia tăng. Chính vì giá mua giảm nhanh hơn giá bán dẫn đến chênh lệch gia tăng, giá bán cao hơn mua vào lên 3,2 triệu đồng/lượng thay vì 3 triệu đồng/lượng trước đó.Tương tự, giá vàng nhẫn trên thị trường cũng sụt giảm vào đầu chiều 6.2, bị "thổi bay" từ 200.000 - 300.000 đồng mỗi lượng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vàng nhẫn còn 87,2 triệu đồng, bán ra 90,35 triệu đồng. Còn Công ty Phú Quý có giá bán ra rời khỏi mức 90 triệu đồng, xuống còn 89,8 triệu đồng, chiều mua vào còn 87,1 triệu đồng. Tập đoàn Doji có giá mua vàng nhẫn ở mức 87 triệu đồng, bán ra còn 90,4 triệu đồng. Công ty SJC mua vào với giá 86,9 triệu đồng, bán ra 89,9 - 90 triệu đồng… Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhẫn từ 2,7 - 3 triệu đồng/lượng
Tư vấn sức khỏe: Tìm hiểu về các phương pháp mổ cận tiên tiến hiện nay
Ngày 13.1, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) chỉ đạo UBND P.Khuê Trung khẩn trương làm rõ vụ phụ huynh tố cáo HLV taekwondo đánh võ sinh. (Thanh Niên đã thông tin)Theo chỉ đạo, qua thông tin báo chí, UBND Q.Cẩm Lệ nhận được thông tin về việc ông N.T.H (ngụ TP.Đà Nẵng), phụ huynh có con học võ tại CLB Seung Ri (P.Khuê Trung), tố cáo con trai ông bị đánh khi tập luyện, khiến cơ thể bầm tím. CLB Seung Ri do HLV Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, chủ nhiệm CLB."Về vấn đề này, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ đề nghị UBND P.Khuê Trung phối hợp các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh, báo cáo UBND quận, văn bản gửi về UBND quận, thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin, thời gian trước ngày 14.1 để phản hồi cơ quan báo chí. Nhận được công văn, đề nghị các ngành, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện", văn bản chỉ đạo nêu.Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Công an Q.Cẩm Lệ cũng cho biết đã yêu cầu Công an P.Khuê Trung có báo cáo cụ thể về vụ phụ huynh tố cáo con tập môn võ Taekwondo bị HLV đánh đập, đồng thời sẽ thông tin đến cơ quan báo chí sau khi làm rõ.
Làng Gốm Bát Tràng có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi. Cùng với dòng chảy của lịch sử, Gốm Bát Tràng từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là trong các nghi lễ thờ cúng, phong thủy và tôn giáo. Không chỉ là sản phẩm thủ công mang tính thẩm mỹ cao, gốm Bát Tràng còn chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc.Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần, Phật và những nhân vật có công với đất nước. Người Việt quan niệm thờ cúng không chỉ là để tưởng nhớ mà còn là cách kết nối với thế giới tâm linh, xin sự bảo trợ và bình an cho gia đình.Các sản phẩm gốm thờ cúng Bát Tràng phong phú và đa dạng, đó là những bộ đồ thờ gia tiên, đồ thờ Phật, đồ thờ Thần Tài - Thổ Địa, tượng gốm... được trang trí bằng những họa tiết hoa văn phong thủy và những biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt. Đó có thể là những dấu tích cổ xưa trong kho tàng mỹ thuật dân gian như biểu tượng con rồng, mặt trời, chim hạc, hoa sen; hay các linh thú như kỳ lân, lân sư, nghê chầu, linh kê, ngựa chầu, phượng hoàng, long ngư...Sản phẩm gốm phục vụ tín ngưỡng được sản xuất thủ công rất tỉ mỉ và chất lượng, mang lại sự tôn kính và linh thiêng cho không gian thờ tự của mỗi gia đình Việt.Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dùng trong tín ngưỡng thường thường đi theo bộ, được làm thủ công hoàn toàn, qua nhiều công đoạn phức tạp. Mỗi sản phẩm là sự hòa quyện giữa sự khéo léo của người thợ gốm và sự tôn kính dành cho tín ngưỡng, với mong muốn mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.Nói đến sản phẩm gốm tâm linh Bát Tràng không thể bỏ qua tượng Phật. Tượng Phật bằng gốm Bát Tràng được tạo hình rất công phu, khắc họa hình ảnh Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đến các vị La Hán… vừa tôn nghiêm đồng thời toát lên sự từ bi và bình an. Các bức tượng này phù hợp để đặt trong không gian thờ cúng của gia đình hay chùa chiền.Sản phẩm Bát hương của Gốm Bát Trang được ưa chuộng nhờ hoa văn tinh xảo. Mỗi chiếc bát hương không chỉ là một vật phẩm thờ cúng mà còn là tác phẩm nghệ thuật, giúp tôn thêm vẻ trang trọng cho không gian thờ.Đỉnh hương thờ cũng là một sản phẩm ưa chuộng của gốm Bát Tràng. Đỉnh hương được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với các không gian thờ từ nhỏ đến lớn. Các họa tiết trên lư hương thường mang ý nghĩa tâm linh như rồng, phượng, hoặc hoa sen, tượng trưng cho sự thanh tịnh, uy nghi và linh thiêng.Choé thờ là sản phẩm bày trên ban thờ, thường dùng để đựng gạo, muối hoặc nước thánh trong thờ cúng. Chóe thờ bằng gốm Bát Tràng có thiết kế cổ điển, kết hợp với hoa văn trang trí mang đậm nét văn hóa truyền thống, tạo nên vẻ đẹp giản dị mà linh thiêng.Nói tới đồ thờ Bát Tràng không thể bỏ qua Bộ chén thờ - vật phẩm dùng để dâng nước, trà cho tổ tiên và các vị thần. Gốm Bát Tràng sản xuất các bộ ấm chén thờ có độ bền cao, với màu sắc và hoa văn trang nhã, tôn lên sự trang trọng cho bàn thờ gia đình.Xem thêm: sản phẩm Bộ đồ thờ gốm sứ Bát TràngBạn cũng có thể chọn các sản phẩm men lam với màu xanh đặc trưng, được dùng để tạo nên những sản phẩm gốm sứ mang vẻ đẹp thanh tao và nhã nhặn, mang đậm nét hoài cổ, phù hợp với các gia đình yêu thích phong cách thờ cúng truyền thống. Đặc biệt, dòng gốm men lam vẽ vàng của Bát Tràng là một trong những dòng sản phẩm cao cấp và độc đáo bậc nhất trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Sự kết hợp tinh tế giữa sắc xanh trang nhã của men lam truyền thống và ánh vàng rực rỡ từ các chi tiết vẽ vàng không chỉ tôn vinh tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân gốm mà còn thể hiện sâu sắc giá trị văn hóa và tâm linh của người Việt.Bên cạnh đó, dòng sản phẩm men hoàng tộc đắp nổi là tinh hoa nghệ thuật của làng gốm sứ Bát Tràng đáp ứng nhu cầu thờ cúng sang trọng. Bộ đồ thờ toát ra vẻ uy quyền bằng độ bóng và ánh vàng cổ điển. Màu vàng tinh tế không chỉ không chói lóa mà còn tạo nên không gian ấm áp và cổ điển đặc trưng chỉ có thể là bộ đồ thờ men hoàng tộc.Có thể nói, Gốm Bát Tràng kết hợp giữa nghệ thuật thủ công truyền thống và giá trị tâm linh đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong không gian thờ cúng của người Việt. Bạn có thể tìm các bộ đồ thờ gia tiên chất lượng được làm từ gốm sứ Bát Tràng tại hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, mỗi sản phẩm gốm sứ tín ngưỡng đều được chế tác với sự tỉ mỉ và tâm huyết, mang đến sự trang nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ tự. Những sản phẩm này không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới thực và tâm linh, mang lại bình an và may mắn cho gia đình.Thông tin liên hệ:
Tặng máy tính bảng cho trường tiểu học khó khăn
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.