Sức hút ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam
Phản ánh đến PV Thanh Niên, người dân TP.Nha Trang bày tỏ bức xúc vì nhiều xe điện (xe bốn bánh có gắn động cơ điện) chở du khách vẫn ngang nhiên lưu thông trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Dù theo Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26.12.2024 của Chính phủ (gọi tắt Nghị định số 165), toàn bộ xe điện tại Nha Trang ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Ghi nhận của PV tối 27.2, trên tuyến đường Trần Phú vẫn xảy ra tình trạng những chiếc xe điện chở nhiều du khách từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Chỉ trong khoảng 1 giờ đồng hồ quan sát, có hàng chục lượt xe điện "vi vu" giữa đường phố. Thậm chí dừng, đỗ tại Quảng trường 2.4 để đón trả khách.Đáng nói, trước đó ngày 10.1, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa (nay là Sở Xây dựng) có thông báo đến các đơn vị tham gia thí điểm xe điện chở du khách và đơn vị kinh doanh vận tải tuân thủ Nghị định số 165.Theo quy định của Nghị định 165, các xe bốn bánh gắn động cơ điện chở khách ở Nha Trang nói riêng và loại hình vận tải này nói chung chỉ được tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h, thời gian và phạm vi hoạt động do UBND tỉnh Khánh Hòa quy định. Trong khi trên địa bàn TP.Nha Trang không có tuyến đường nào đáp ứng yêu cầu về giới hạn tốc độ theo quy định, vậy nên toàn bộ xe điện trên địa bàn thành phố ngừng hoạt động từ ngày 15.2.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Chu Văn An, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết Sở đã phối hợp, hướng dẫn, phổ biến nội dung quy định của Nghị định 165 tới các đơn vị tham gia thí điểm và đơn vị kinh doanh vận tải để theo dõi thực hiện. Ông Chu Văn An nhấn mạnh, trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng tiến hành xử lý theo quy định. Nếu có khó khăn, kiến nghị, các đơn vị cần đề xuất tới cơ quan có thẩm quyền.Được biết, trước khi "lệnh cấm" có hiệu lực, trên địa bàn TP.Nha Trang có 33 xe điện của 3 đơn vị là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Sao Mai; Công ty CP Du lịch khoáng nóng Nha Trang Seafood F17, Công ty CP Đầu tư ChampaGroup tham gia thí điểm. Các xe điện này hoạt động cố định trên các tuyến đường trung tâm TP.Nha Trang và một số điểm tham quan nội thị, được đăng ký biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định.Cơ quan chức năng nhận thấy, dù xe điện đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông. Tính cơ động của xe không cao nên dễ gây ùn tắc; việc chấp hành quy định về tuyến đường được phép hoạt động cũng còn hạn chế.Trung Quốc nâng cấp mạng 5G phục vụ AI và metaverse
Theo dự báo, Bắc bộ vào chiều tối vẫn có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30 mm, có nơi trên 50 mm. Khu vực Trung bộ và Tây nguyên cũng có mưa rào và giông cục bộ, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc và tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá ở cấp độ 1.
Nghị lực của nữ sinh có biệt danh 'Thị Nở'
Ngày 28.2, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM tổ chức tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý môi trường và chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Các đại biểu tham dự tọa đàm đã chia sẻ nhiều góc nhìn thực tế trong việc thu gom và phân loại rác trên địa bàn TP.HCM thời gian qua. Bên cạnh đó, chia sẻ những lợi ích của việc ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình quản lý cũng như những khó khăn của việc thực hiện quy định phân loại rác tại nguồn. Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường Q.Tân Bình cho biết: Sau khi áp dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý các chủ nguồn thải thì đơn vị đã lọc ra được khoảng 2.000 trường hợp bị trùng lặp so với trước kia. Hiện nay, việc trả phí rác thải, chủ nguồn thải trả 80%, còn 20% được thành phố hỗ trợ. Việc lọc ra được sự trùng lặp này giúp ngân sách thành phố tiết kiệm được một khoản đáng kể. Bên cạnh đó còn nhiều tiện ích khác cho người sử dụng và xu hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, việc thu gom và phân loại rác thời gian qua gặp không ít khó khăn về mặt chính sách. Ví dụ, các loại rác cồng kềnh chưa có quy định về đơn giá nên người thu gom khó thực hiện. Đơn giá thu gom rác từ năm 2018 đến nay chưa thay đổi, chỉ có 48.000 đồng/hộ; trong khi những người thu gom trực tiếp đã thỏa thuận được với người dân mức hiện nay là 60.000 - 70.000 đồng/hộ. Nếu áp dụng công nghệ người thu gom bị thiệt thòi và họ sẽ không chấp nhận. Ông Lê Trí Bá, Giám đốc Công ty Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh cũng đồng tình với việc số hóa dữ liệu người dùng/nguồn thải để phù hợp với xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc thu thập đối chiếu thông tin sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Đề nghị thành phố cần có cơ sở dữ liệu người dùng chung để người dân và các đơn tham gia thu gom xử lý rác cũng như các dịch vụ khác có thể dễ dàng sử dụng. Làm sao hỗ trợ việc chuyển đổi số cho ngành rác đơn giản giống các dịch vụ điện nước...Ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Grac, đơn vị đang phối hợp với nhiều địa phương ở TP.HCM và các tỉnh thành thực hiện số hóa nguồn thải, tâm huyết: Không riêng gì Việt Nam mà ở nhiều nước ngay cả một số bang của Mỹ cũng đổ lỗi cho việc thu gom, phân loại rác tại nguồn không thành công là do cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề. Nguyên nhân chính là chúng ta không có cơ sở dữ liệu về chủ nguồn thải nên việc xử lý chất thải còn khó khăn. Trong khi đó mô hình thu gom rác dân lập vốn chiếm tỷ lệ đến 60% ở thành phố hiện nay ngày càng giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan.Theo quy định "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất" - (EPR), hiện nay nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp lớn muốn tham gia đồng hành cùng người dân phân loại rác tại nguồn và đưa thẳng đến các nhà máy tái chế từ túi nilon đến những loại rác có giá trị tái chế cao hơn. Các nhãn hàng này muốn phối hợp với chúng tôi thực hiện ở các chung cư và mỗi chung cư được tính chung là một nguồn thải. Đây cũng là cách xã hội hóa và tiết kiệm ngân sách rất tốt trong việc xử lý chất thải. Điều quan trọng là chúng ta cần có chính sách đủ tốt để thúc đẩy nó và sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Đây là thông tin được lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết (XSKT) Cần Thơ chia sẻ tại sự kiện doanh nghiệp này đưa vào sử dụng hệ thống lồng cầu xổ số thế hệ thứ 4 với tên gọi MINI HALOGEN diễn ra chiều ngày 1.1.2025.Đây là hệ thống lồng cầu sản xuất tại Mỹ, vận hành tự động giúp quá trình quay số mở thưởng cũng như cho ra kết quả đảm bảo trung thực, khách quan. Theo lãnh đạo Công ty XSKT TP.Cần Thơ việc đưa hệ thống lồng cầu mới MINI HALOGEN vào vận hành nhằm thực hiện chủ trương của Bộ tài chính trong thực hiện tái cơ cấu thị trường xổ số Việt Nam theo hướng hiện đại, minh bạch, hiệu quả. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới công nghệ; chuyển đổi hệ thống thiết bị quay số mở thưởng từ lồng cầu quay tay sang hệ thống thổi khí tự động...Cũng theo thông tin từ Công ty XSKT Cần Thơ, hiện doanh nghiệp này phát hành và mở thưởng 1 lần vào thứ tư hàng tuần với số lượng 13 triệu tờ vé số, trị giá 130 tỉ đồng. Năm 2024, doanh thu tiêu thụ của XSKT Cần Thơ đạt 6.449 tỉ đồng, đạt 99,99% doanh số phát hành và vượt 221 tỉ đồng so với kế hoạch đề ra. Với mức tiêu thụ trên, năm 2024, XSKT Cần Thơ thu lợi nhuận trước thuế khoảng 762 tỉ đồng; đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt 2.203 tỉ đồng (bao gồm cả các khoản thuế)vượt 155 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 1 triệu lượt độc giả và du khách tham gia lễ hội Đường sách tết TP.HCM
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng băn khoăn rằng nếu họ là giáo viên trường công lập, buổi tối họ có đi dạy thêm ở một công ty giáo dục, tình cờ họ lại dạy đúng học sinh trên trường chính khóa của mình, thì họ có vi phạm không? Trả lời các băn khoăn thắc mắc về dạy thêm học thêm này, một chuyên viên Phòng GD-ĐT tại TP.HCM trao đổi với Thanh Niên Online như sau:Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm (gọi tắt là Thông tư 29) có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Điểm a. Điều 6 của Thông tư 29 cho biết tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi tắt là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Do đó, nhiều người hiểu lầm rằng từ bây giờ các giáo viên muốn tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền, ví dụ như tổ chức nhóm nhỏ dạy 5-7 em, 10-20 em học sinh, là chỉ cần đăng ký kinh doanh và dạy. Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ.Điều 4 của Thông tư 29 nêu rõ đâu là những trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm:Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29) chứ không phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm.Cơ bản rằng, nếu bạn đang là giáo viên các trường công lập thì không bao giờ được phép tự tổ chức dạy thêm, do đó không thể đăng ký kinh doanh để dạy thêm. Giáo viên ở khối ngoài công lập có thể tổ chức dạy thêm học thêm, có thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.Các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường cần làm gì? Điều 6 của Thông tư 29 nêu rõ: Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh cần phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Nếu một giáo viên thuộc trường công lập, vào các buổi tối, họ có thể làm thêm các công việc ở công ty giáo dục như ở vị trí văn phòng, ghi danh..., miễn là không ảnh hưởng tới thời gian, chất lượng công việc của giáo viên đó tại trường công lập mà người này đang công tác. Tuy nhiên, nếu giáo viên này đi dạy thêm ở công ty giáo dục này, việc dạy thêm lúc này sẽ bị điều chỉnh bởi các quy định đã có trong Thông tư 29 về dạy thêm học thêm.Cụ thể: