Đu trend lưng cánh bướm, sao Hoa ngữ trung thành với kiểu váy hở lưng, trễ vai
Mua vé xe, tàu trở lại TP.HCM làm việc, coi chừng mất tiền và 'ôm cục tức'
Một số doanh nghiệp niêm yết công bố chương trình phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá rẻ so với trên sàn. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) sẽ phát hành ESOP trong quý 1/2025 với số lượng hơn 19,9 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,3642%. Cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, sau mỗi năm sẽ có 50% số cổ phiếu đã mua được tự do chuyển nhượng. Giá bán cho các nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình bán cổ phiếu giá rẻ cho nhân viên đã được Thế giới Di động thực hiện hơn chục năm qua. Với giá chào bán là 10.000 đồng, nhân viên của công ty được mua rẻ hơn 50.000 đồng so với giá cổ phiếu MWG đang giao dịch trên sàn. Tổng cộng các nhân viên chỉ bỏ ra gần 200 tỉ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu có trị giá hơn 1.200 tỉ đồng. Trong đó, theo danh sách hơn 300 người lao động được mua cổ phiếu đợt này, ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT - Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Thế giới Di động (công ty con của MWG) đang vận hành hai chuỗi bán lẻ Thế giới Di động và Điện máy Xanh - là người được mua nhiều nhất với hơn 1,6 triệu cổ phiếu MWG. Như vậy, ông Đoàn Văn Hiểu Em chỉ cần chi 16 tỉ đồng để mua cổ phiếu có trị giá lên hơn 96 tỉ đồng.Trong nhiều kỳ đại hội cổ đông, các nhà đầu tư đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo MWG về kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP liên tục này. Mới nhất, trong cuộc gặp nhà đầu tư tháng 2, chủ đề này cũng được quan tâm. Chủ tịch HĐQT công ty - ông Nguyễn Đức Tài cho biết có thể thay đổi chính sách ESOP năm 2025 theo hướng sẽ cân đối lại lợi ích giữa các cổ đông và những lãnh đạo của công ty.Ngoài Thế giới Di động, mới đây Công ty cổ phần VNG (mã chứng khoán VNZ) cũng công bố nghị quyết hội đồng quản trị về kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP năm 2024. Theo đó, công ty sẽ phát hành gần 641.000 cổ phiếu cho nhân viên với mức giá 30.000 đồng, thấp hơn đến 92% so với giá trên sàn 360.000 đồng/cổ phiếu. Chương trình sẽ được triển khai trong năm 2025, với quy định hạn chế giao dịch trong vòng một năm. Hay Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (mã chứng khoán GDT) sẽ phát hành gần 1,1 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 4,55% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán cho nhân viên là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn gần 60% so với giá giao dịch trên sàn. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm đầu tiên sau phát hành và từ năm thứ ba trở đi sẽ được phép bán 50%...Việc phát hành ESOP được nhiều doanh nghiệp sử dụng xem như một chính sách để thu hút và giữ chân nhân sự. Những lãnh đạo, nhân viên của công ty được mua cổ phiếu ESOP với giá rất rẻ cũng là một phần thu nhập trong năm nhưng không bị nộp thuế thu nhập cá nhân. Chỉ khi nào cá nhân này bán ra cổ phiếu ESOP mới bị trừ thuế thu nhập cá nhân như các nhà đầu tư chứng khoán thông thường (phần thuế thu nhập cá nhân này sẽ rất thấp nếu so với mức thuế thu nhập phải đóng khi nhận lương, thưởng hàng năm). Ngược lại, đối với các cổ đông thì doanh nghiệp phát hành nhiều cổ phiếu ESOP sẽ khiến lợi ích bị giảm sút do lượng cổ phiếu bị gia tăng. Từ đó, lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) sẽ giảm đi (EPS = lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành). Số lượng cổ phiếu càng nhiều thì EPS càng giảm nếu lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra không tăng tương ứng số cổ phiếu tăng thêm.
Á hậu Hương Ly mặc quyến rũ tuyển chọn người mẫu trẻ
Biển mênh mông nhường nào
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.
Thử thách chạy bộ đổi cây xanh được runners Hà Nội hưởng ứng
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.