Có nên mua ô tô cũ giá dưới 200 triệu đồng?
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.‘Cái giá của hạnh phúc’ thiếu cảm xúc
Sáng 15.3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, xây dựng đề án trình Bộ Chính trị.Hiện khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên.Ban chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Do đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.Về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, chiến lược T.Ư, tất cả các đại biểu đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP, hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, nhưng cần bảo đảm cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Đồng thời, đề án cần lưu ý làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…Phó thủ tướng cũng gợi ý phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…Lấy ví dụ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp trong triển khai các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia, Phó thủ tướng cho rằng cần làm sao để nghị quyết của Bộ Chính trị khi ban hành sẽ giúp tạo sự yên tâm, tạo niềm tin, tạo hứng khởi, giúp khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển lành mạnh, hiệu quả. "Việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào", Phó thủ tướng ví von.
Chủ tịch BRG nhận danh hiệu 'Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng'
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.
Ngày 20.1, liên quan đến vụ tranh chấp di sản thừa kế của ông Võ Văn Ngoan (nghệ sĩ Vũ Linh), bà Võ Thị Hồng Nhung đã nộp đơn kháng cáo. Trong đơn, bà Nhung viết: "Tôi chân thành cám ơn Hội đồng xét xử đã vì lẽ phải, sự công bằng, đánh giá đúng những nội dung, tình tiết là sự thật khách quan của vụ án, giải tỏa những oan ức mà gia đình chúng tôi đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, xem xét và tuyên công nhận cho tôi một số quyền lợi ích hợp pháp theo quy định. Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, vừa qua phía Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo cũng như có những chia sẻ trên truyền thông. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Theo bà Hồng Nhung, việc tòa sơ thẩm xác định Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng 85% giá trị di sản là không đúng. Bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp vì cố NSƯT Vũ Linh không đi đăng ký con nuôi; các giấy giao nhận việc nuôi con nuôi, giấy khai sinh do UBND quận Phú Nhuận cấp là không đúng quy định. Bản án sơ thẩm nhận định NSƯT Vũ Linh nhận nuôi Hồng Loan ngay tình và quan hệ với chủ hộ là "con"; mọi người trong gia đình đều thừa nhận cố nghệ sĩ nhận nuôi bà Loan từ nhỏ… là không đúng. Theo bà Nhung, Hồng Loan được một người quen đưa về cho mẹ của bà nuôi dưỡng. Sau khi mẹ bà mất, cố NSƯT Vũ Linh cùng cả gia đình nuôi dưỡng bà Loan. Việc yêu thương chăm sóc bà Loan là tấm lòng thương người; việc khai quan hệ với chủ hộ là "con" là những thủ tục để bà Loan sinh sống, học tập. Bên cạnh đó, bà Nhung cho rằng, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Hồng Loan không thực hiện được nghĩa vụ trách nhiệm của người con... Khi nghệ sĩ Vũ Linh qua đời, bà Nhung cùng con gái và người thân, bạn bè thân thiết của ông lo tang lễ một cách chu đáo và trang trọng. Hồng Loan không đóng góp, không lo cho tang lễ của ông mà chỉ tranh thủ làm thủ tục thừa kế sang tên tài sản.Đối với căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM, bà Nhung cho rằng căn nhà này đã được cố nghệ sĩ cho Hồng Phượng thông qua hợp đồng bằng lời nói. Khi cố nghệ sĩ qua đời đã không thay đổi ý định, nên không còn là di sản ông.Từ những căn cứ trên, bà Nhung cho rằng Hồng Loan không phải con nuôi hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh và không đủ điều kiện hưởng di sản của cố nghệ sĩ để lại. Những năm cuối đời, khi biết mình bị bệnh nặng, NSƯT Vũ Linh đã chọn bà cùng Hồng Phượng về ở cùng để chia sẻ và cho Hồng Phượng căn nhà để ở, làm nơi thờ cúng.Bà Hồng Nhung làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà và bác toàn bộ yêu cầu phản tố của Hồng Loan. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ô tô. Đến ngày 17.1, Hồng Loan đã cùng luật sư đến TAND TP.HCM để nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc TAND TP.HCM tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh.
Thơm giòn bánh tôm phố Hội
Ngày 1.2 (tức mùng 4 tết), Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, CSGT đã làm việc xuyên đêm, xuyên tết để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, trong đó có lỗi nồng độ cồn.Theo đó, trong 3 ngày Tết Nguyên đán (từ mùng 1 đến hết mùng 3) CSGT TP.HCM đã tổng kiểm soát 3.836 trường hợp; trong đó, phát hiện, lập biên bản xử lý 897 trường hợp vi phạm, tạm giữ 535 phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn 139 trường hợp, trừ điểm GPLX 165 trường hợp.Lỗi vi phạm phổ biến nhất trong 3 ngày tết là: vi phạm nồng độ cồn 526 trường hợp; chạy quá tốc độ quy định 66 trường hợp; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 2 trường hợp; điều khiển xe không có GPLX 22 trường hợp; lưu thông không đúng phần đường hoặc làn đường quy định 18 trường hợp…Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho hay, CSGT sẽ tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn nhằm hình thành thói quen, văn hóa "đã uống rượu bia – không lái xe" của người tham gia giao thông.Cũng theo PC08, sau kỳ nghỉ tết, người dân sẽ quay trở lại TP làm việc, học tập; do đó, CSGT khuyến cáo người tham gia giao thông đường bộ cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tuân thủ theo sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng CSGT. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động cập nhật thông tin về tình hình giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế ùn tắc giao thông.