Cháy lớn tại cửa hàng FPT ở TP.HCM
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.Ngọc trai Queen Pearl PQ - nơi kiến tạo các kiệt tác trang sức độc bản
Ông Tín cho rằng chuyện suy nghĩ tuổi hạp, kỵ, hay tốt, xấu theo năm, tháng, ngày, giờ… là một trong những tín niệm dân gian, ăn sâu vào tâm thức người Việt suốt hàng ngàn năm qua. Chính vì thế, rất khó để cho mọi người, trong đó có giới trẻ, không thể không nghĩ đến những tín niệm, tập tục này. Trong những năm gần đây, tín niệm này bùng phát và trở nên khá phổ biến trong xã hội.
Hơn 1.000 sinh viên Đà Nẵng lên đường tình nguyện hè
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.
Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Mastercard và các đơn vị giao thông công cộng, nhằm mang đến những trải nghiệm di chuyển tiện lợi và đầy sắc màu cho cộng đồng. Theo đó, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, hành khách sử dụng phương thức thanh toán chạm bằng thẻ Mastercard khi di chuyển bằng WaterBus thứ ba hằng tuần sẽ được giảm giá vé, nhận quà tặng, tham gia các hoạt động thú vị. Chương trình không chỉ tạo cơ hội trải nghiệm giao thông công cộng hiện đại mà còn khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân.Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn: WaterBus và WaterGo Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn là giải pháp giao thông công cộng đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, mang đến hình thức di chuyển mới mẻ, góp phần giảm tải giao thông đường bộ và tạo cơ hội khám phá cảnh quan sông nước độc đáo. Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính: Saigon WaterBus và Saigon WaterGo. Hệ thống Tàu buýt Sài Gòn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm mới mẻ ngắm cảnh thành phố từ dòng sông.Mỗi tháng, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, "Ngày Mastercard" sẽ diễn ra vào thứ ba với bốn chủ đề trải nghiệm đặc biệt, giúp hành khách tận hưởng những khoảnh khắc thú vị trong hành trình di chuyển.Thẻ Mastercard là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng thương mại toàn cầu. Thẻ cho phép người dùng rút tiền, mua hàng trực tuyến và thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.Ngoài các hoạt động này, Ngày Mastercard còn mở rộng ra toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM. Mỗi ngày trong tuần, hành khách di chuyển bằng các phương tiện như tàu điện metro số 1, xe điện bốn bánh (buggy), xe buýt, và các phương tiện công cộng khác sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và nhận các phần quà hấp dẫn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng trải nghiệm giao thông mà còn thúc đẩy thói quen sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.Trong thời gian tới, Mastercard còn là đơn vị đầu tư và phối hợp với Saigon WaterBus và các phương tiện giao thông công cộng khác tại TP.HCM triển khai giải pháp thanh toán thẻ EMV. Với công nghệ này, người dân chỉ cần sử dụng một loại thẻ để thực hiện thanh toán một chạm nhanh chóng trên các phương tiện giao thông công cộng. Mastercard là một trong những công ty công nghệ thanh toán quốc tế, luôn đi đầu trong việc phát triển các phương thức thanh toán hiện đại, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thông qua Ngày Mastercard, chương trình mong muốn thúc đẩy trải nghiệm di chuyển hiện đại, giúp hành trình hàng ngày trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Giải pháp thanh toán một chạm Tap & Go của Mastercard cũng thúc đẩy việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự bất tiện cho người dân khi di chuyển. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội thông minh, văn minh và bền vững hơn thông qua việc nâng cao trải nghiệm giao thông công cộng tại TP.HCM.Với các hoạt động thú vị và tiện ích vượt trội, Mastercard và Saigon WaterBus sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời cho cư dân và du khách, giúp họ di chuyển tiện lợi và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trên dòng sông Sài Gòn. Để tìm hiểu thêm về Ngày Mastercard với WaterBus, xem thêm thông tin tại:
Từ quan hệ Mỹ - Trung đến chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam 1979: Washington và sự chuyển hướng sang Bắc Kinh
Tốc độ tăng trưởng của thị trường xe máy Việt nam đang có dấu hiệu chững lại trong vài năm gần đây, tuy nhiên áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng khi các nhà sản xuất, phân phối liên tục tung ra các mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc của những thương hiệu khác, một số mẫu mã như Honda Future 125 FI cũng đang gặp phải thách thức đến từ những "người anh em song sinh" vốn được nhập khẩu từ như Honda Wave 125i.Giống như Honda Future 125 FI do Honda Việt Nam (HVN) lắp ráp, phân phối, mẫu xe máy số 125 phân khối này còn được Honda Motor cùng đối tác liên doanh tại Thái Lan, Malaysia sản xuất, phân phối với tên gọi Honda Wave 125i. Khác với Wave 125i "Made in Thailand" vốn đã được nhiều cửa hàng kinh doanh xe máy tại Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong khoảng 3 - 5 năm trở lại đây. Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do Boon Siew Honda - Công ty liên doanh giữa Honda và đối tác tại Malaysia sản xuất, đến nay mới gia nhập thị trường Việt Nam.Honda Wave 125i "Made in Malaysia" do một cửa hàng chuyên kinh doanh các mẫu mô tô, xe máy tại quận 5, TP.HCM nhập khẩu, phân phối. Theo đại diện đơn vị nhập khẩu mẫu xe này cho biết: "Những khác biệt trong chính sách xuất khẩu hàng hóa của những quốc gia như Malaysia so với các nước còn lại trong khu vực, khiến xe máy sản xuất tại Malaysia rất khó có thể đưa về Việt Nam phân phối. Tính đến thời điểm này, Honda Wave 125i "Made in Malaysia" là một trong số ít mẫu mã xe máy sản xuất ở Malaysia đã gia nhập thị trường Việt Nam"."Trình làng" tại một sự kiện khai trương của hàng xe máy ở Sóc Trăng, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, nếu nhìn thoáng qua Honda Wave 125i "Made in Malaysia" có kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng giống như Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam hai Wave 125i đến từ Thái Lan. Tuy nhiên, với việc phát triển dành cho thị trường Malaysia, mẫu xe này vẫn có những điều chỉnh, thay đổi ở một số chi tiết để phù hợp với thị hiếu khách hàng và hạ tầng giao thông Malaysia.Vẫn giữ lại phong cách thiết kế thanh lịch, thể thao hiện đại như Future 125 FI nhưng Honda Wave 125i nhập khẩu từ Malaysia đã có đôi chút thay đổi về kích thước. Cụ thể, với kích thước dài, rộng, cao tương ứng 1.933 x 712 x 1.093 (mm), chiều cao yên 761 mm, khoảng sáng gầm 135 mm và trọng lượng 107 kg… Wave 125i Malaysia dài hơn 2 mm, rộng hơn 1 mm, cao hơn 10 mm, khoảng sáng gầm lớn hơn 2 mm, do đó nặng hơn 3 kg so với Honda Future 125 FI lắp ráp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Wave 125i "Made in Malaysia" cũng có dung tích bình xăng lên đến 5,4 lít, nhiều hơn 0,8 lít so với Honda Future 125 FI.Tương tự Honda Future 125 FI hay Wave 125i nhập Thái Lan, Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia cũng được trang bị động cơ xăng, xy-lanh đơn, phun xăng điện tử, làm mát bằng không khí, SOHC 4 thì, 2 van, dung tích 125cc cho công suất 9,2 mã lực, mô-men xoắn cực đại 10,2 Nm tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút; kết hợp hộp số 4 cấp. Dù vậy, để phù hợp với quy định và điều kiện vận hành tại Malaysia, động cơ trên Wave 125i do Boon Siew Honda sản xuất đã được tinh chỉnh lại ECU cho phản ứng nhanh nhạy, khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ hơn đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn khí thải siêu sạch EEV - Enhanced Environmental friendly vehicle.Ngoài ra, dù không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhưng Honda Wave 125i sản xuất tại Malaysia được trang bị hệ thống phanh đĩa trên cả hai bánh, trong khi Future 125 FI và Wave 125i Thái Lan sử dụng phanh đùm (phanh tang trống) truyền thống trên bánh sau. Giảm xóc sau được thiết kế cứng, vững hơn đồng thời giảm xóc sau cũng sử dụng hai lò xo trị giảm chấn nhưng được thiết kế lớn hơn Future 125 FI. Mẫu xe này vẫn sử dụng hệ thống truyền động bằng nhông, xích; tuy nhiên hộp bảo vệ xích được thiết kế mở như các mẫu mô tô phân khối lớn. Đây cũng là điểm khác biệt so với thiết kế hộp xích dạng kín như Future 125 FI hay Wave 125i "Thái".Những trang bị còn lại trên Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' như hệ thống đèn, mâm đúc 17 inch, bảng đồng hồ hiển thị có đồ họa mới… cũng tương tự Future 125 FI.Gia nhập thị trường Việt Nam, Honda Wave 125i 'Made in Malaysia' có 3 lựa chọn màu sắc (gồm vàng-đen, xanh-đen và đỏ-đen) kết hợp bộ tem đồ họa mới. Đơn vị, nhập khẩu phân phối mẫu xe này hé lộ, giá bán Honda Wave 125i vào khoảng hơn 90 triệu đồng, cao hơn Honda Future 125 FI sản xuất tại Việt Nam (30,524 - 32,193 triệu đồng) và gần như tương đương giá bán Honda Wave 125i nhập khẩu từ Thái Lan.