Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam mang áo dài sang Mỹ dự 'Áo dài Festival'
Dù không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, đi bộ vẫn có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn diện từ tim mạch, cân nặng cho đến tinh thần và giấc ngủ, theo trang sức khỏe Onlymyhealth (Ấn Độ).Theo một nghiên cứu đăng trên Annals of Family Medicine, những người thường xuyên đi bộ có xu hướng có vóc dáng thon gọn hơn so với những người ít vận động. Dù vậy, để đạt được hiệu quả giảm cân tối ưu, đi bộ cần kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.Việc duy trì hoạt động thể chất như đi bộ giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào miễn dịch hơn, từ đó tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Đi bộ thường xuyên không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.Đi bộ giúp tăng cường cơ tim, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ cũng như cao huyết áp. Đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 19%. Hoạt động này giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL, qua đó bảo vệ sức khỏe tim mạch lâu dài.Khi đi bộ, cơ thể tiết ra endorphin - một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu. Đi bộ ngoài trời, đặc biệt là trong môi trường thiên nhiên, càng giúp tinh thần thư thái và tăng khả năng tập trung, sáng tạo.Hoạt động này giúp duy trì mật độ xương, giảm tình trạng thoái hóa và đau khớp. Đối với những người mắc viêm khớp, đi bộ là một cách nhẹ nhàng để cải thiện độ linh hoạt của khớp, giảm cứng khớp và hạn chế đau nhức. Việc duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột, giảm táo bón và đầy hơi. Đi bộ sau bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.Khi vận động, cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, giúp điều hòa lượng đường trong máu. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị những người mắc bệnh tiểu đường nên đi bộ sau bữa ăn để kiểm soát lượng glucose trong máu.Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc duy trì thói quen đi bộ có thể giúp điều hòa nhịp sinh học, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Đi bộ giúp cơ thể sản xuất serotonin - một hormone giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.Đi bộ có thể giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng nhận thức và thậm chí làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Việc đi bộ thường xuyên giúp tăng lưu lượng máu lên não, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và cải thiện khả năng tư duy.Đi bộ giúp tăng cường dung tích phổi, cải thiện khả năng hấp thụ oxy của cơ thể.Khi đi bộ, bạn có cơ hội hít thở không khí trong lành, giúp làm sạch phổi và tăng cường chức năng hô hấp.Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, Viện chủ chùa Phật học Xá Lợi viên tịch
Ngân hàng cũng liên tiếp ký kết thành công nhiều khoản vay quốc tế từ các tổ chức lớn WB, ADB, IFC… như những khoản tài trợ, đầu tư với tổng giá trị 26 dự án ODA trên 2,6 tỉ USD; nguồn vốn trung dài hạn vay từ các tổ chức quốc tế gần 400 triệu USD giúp ngân hàng đa dạng hóa nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng của tất cả khách hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp đề xuất thêm khu đô thị sân bay ở Vân Phong
Các doanh nghiệp cơ khí trong nước thường không được tham gia hoặc tham gia rất hạn chế. Đồng thời, ngành cơ khí chế tạo thiết bị trong lĩnh vực đường sắt gần như chưa có và không thể phát triển được.
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.
Chiến sự Ukraine ngày 784: Vụ tập kích gây tổn thất nặng giữa 'cơn khát' vũ khí
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.