Đen Vâu ra MV 'Nhạc của rừng', người trẻ đoán đề thi môn ngữ văn
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.Vì sao phụ kiện vừa ra mắt của Apple đã bị 'khai tử'?
Ngày 26.2, lực lượng chức năng Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tiến hành trích xuất camera an ninh, truy tìm chiếc xe ben làm đổ bùn đất trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn).Theo thông tin ban đầu, hơn 21 giờ ngày 25.2, người dân sống trên đường Nguyễn Văn Bứa (xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn) thấy nhiều bùn đất đổ tràn lan trên đường.Trích xuất camera an ninh, thời điểm trên, người dân phát hiện một chiếc xe ben chạy đến khu vực này thì nắp thùng sau xe bung ra. Bùn đất trên xe ben đổ xuống đường. Sau khi làm đổ bùn đất, chiếc xe ben tiếp tục di chuyển đi. Các phương tiện xe máy khi lưu thông qua khu vực trên bị trượt bùn té ngã."Buổi tối hạn chế tầm, nhiều người chạy xe máy đến đây bị trượt bùn liên tiếp té ngã. Có người trượt ngã va chạm xe với nhau. May mắn người gặp nạn chỉ bị trầy xước nhẹ. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, chúng tôi phải dọn bùn đất sang hai bên vỉa hè", một người dân sống tại khu vực cho biết.Cũng theo người dân, số bùn đất bị xe ben làm đổ xuống đường khoảng hơn 4 tấn. Trong rạng sáng 26.2, đơn vị chức năng đã huy động phương tiện, công nhân tới dọn vệ sinh, di chuyển số bùn đất này đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông.
Trồng dâu tây 'bằng smartphone' thu nhập tiền tỉ
Hòa chung không khí kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Ngành Thể dục thể thao và kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, "Ngày chạy vì Sức khỏe toàn dân" đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM, nhận được sự hưởng ứng sôi nổi của hơn 8.000 cán bộ, công nhân viên từ các sở ban ngành, học sinh và người dân trên địa bàn thành phố.
Liên quan đến virus viêm phổi tại Trung Quốc, tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8.1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ 23.12 - 29.12 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận tác nhân chủ yếu là virus cúm HMPV."Ngay sau đó, 4.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đây là bệnh thông thường và đạt đỉnh trong năm. Đây không phải sự kiện y tế bất thường như virus Covid-19", ông Tuyên nói.Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn như hắt hơi sổ mũi nói chuyện. Khi nhiễm virus có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt ho, nghẹt mũi, có thể gây biến chứng viêm phổi. Bệnh tăng vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh và dễ mắc với trẻ em, người già và người có bệnh nền.Các cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận hiện tại hệ thống y tế không bị quá tải, tỷ lệ sử dụng bệnh viện ít hơn cùng kỳ. Nước này cũng không có tuyên bố và đáp ứng khẩn cấp về căn bệnh này. WHO cũng đánh giá đây là dịch bệnh theo mùa."Bộ Y tế khuyến cáo người dân cập nhật thông tin chính thức trên trang của bộ, tránh hoang mang, lo lắng", ông Tuyên nêu.Tại cuộc họp, ông Tuyên đã thông tin liên quan tới việc xử lý 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.Theo Thứ trưởng Tuyên, hai dự án bệnh viện này được triển khai từ năm 2014 theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Hai dự án được thực hiện theo hình thức gói thầu EPC, vừa cung cấp thi công thiết bị công nghệ. Trong quá trình triển khai thi công gặp một số khó khăn vướng mắc, nên nhà thầu tạm dừng thi công từ 2018 đến nay.Ông Tuyên cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Bộ Y tế và các bộ ngành đã tích cực nghiên cứu rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Từ tháng 2.2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tổ chức hơn 20 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc khó khăn.Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện được phương án và trình Chính phủ. Từ đầu tháng 11.2024, các nhà thầu bắt đầu thi công trở lại. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị thi công tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án. Dự kiến, 2 bệnh viện này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Công ty phát triển nhà Cà Mau lấp hồ điều hòa để phân lô bán nền
Ngày 3.3, theo nguồn tin của Thanh Niên, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.Theo đó, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai dự thảo, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công tác cán bộ về việc nghỉ hưu trước tuổi cho 11 người theo quy định tại Nghị định số 178/2024-NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 11 cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu trước tuổi, gồm: Ông Nguyễn Ngọc Cường (59 tuổi, Phó giám đốc Sở KH-CN), bà Rcom Sa Duyên (54 tuổi, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Đặng Phan Chung (54 tuổi, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH), ông Nguyễn Tùng Khánh (61 tuổi, Giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Đỗ Lê Nam (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ), ông Nguyễn Đình Tiến (60 tuổi, Giám đốc Sở Nội vụ), ông Đặng Công Lâm (60 tuổi, Phó giám đốc Sở Tài chính), ông Nguyễn Văn Hạnh (58 tuổi, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL), ông Kpă Đô (58 tuổi, Trưởng ban Dân tộc), ông Huỳnh Kim Đồng (58 tuổi, Phó trưởng ban Dân tộc), ông Nguyễn Kim Đại (61 tuổi, Phó giám đốc Sở Xây dựng).Trước đó, ngày 22.2, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cũng có văn bản và danh sách gửi Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai về việc 134 công chức, viên chức và người lao động thuộc sở này tự nguyện đăng ký nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo chính sách, chế độ được quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, trong tổng số 134 người xin nghỉ, có 92 công chức (trong đó 83 người nghỉ hưu trước tuổi, 9 người thôi việc), 35 viên chức (31 nghỉ hưu trước tuổi, 4 thôi việc) và 7 người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi.