Lá lành đùm lá rách: Người đầu bếp gặp nạn, hôn mê xuyên tết cần giúp đỡ
Theo Digital Trends, các nhà nghiên cứu bảo mật vừa phát hiện một loạt ứng dụng chứa phần mềm gián điệp được cho đến từ Triều Tiên đang 'ẩn mình' trên cửa hàng Google Play. Dù bề ngoài chỉ là các tiện ích hệ thống thông thường, nhưng khi cài đặt, chúng có thể bí mật thu thập thông tin cá nhân của bạn.Theo báo cáo từ Lookout Threat Lab, 5 ứng dụng độc hại tiếng Hàn đã bị phát hiện chứa phần mềm gián điệp KoSpy. Công cụ này được cho là có nguồn gốc từ nhóm tin tặc ScarCruft hoặc APT37 từ Triều Tiên.Mặc dù đã bị Google gỡ bỏ, các ứng dụng này vẫn đặt ra một lời cảnh báo nghiêm trọng. Sau khi cài đặt, chúng có thể tải xuống các plugin và thu thập thông tin giám sát bao gồm tin nhắn SMS, nhật ký cuộc gọi, vị trí thiết bị, tệp và thư mục cục bộ, ảnh chụp màn hình, thao tác bàn phím và thậm chí ghi âm thanh hoặc chụp ảnh từ camera của điện thoại.Điều đáng nói là những ứng dụng này được ngụy trang tinh vi. Một số ứng dụng hoạt động như bình thường với giao diện đơn giản, trong khi số khác hoàn toàn không hoạt động và chỉ hiển thị cửa sổ hệ thống giả mạo. Điều này khiến người dùng khó lòng phát hiện ra sự bất thường.Sự việc này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc cẩn trọng khi tải xuống ứng dụng từ Google Play. Hãy luôn kiểm tra nguồn gốc và đánh giá uy tín của ứng dụng trước khi cài đặt. Đừng chủ quan cấp quyền truy cập cho những ứng dụng mà bạn không chắc chắn.Rằm tháng chạp, người Việt được ngắm Trăng Sói mở đầu năm 2024
Cụ thể, J-League 1 được phát sóng miễn phí trên sóng HTV với bản quyền thuộc về Công ty Hữu Tín. Các trận đấu của J-League sẽ được phát sóng vào khung giờ chiều, khác với khung giờ của các giải đấu tại châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho khán giả Việt Nam có thể thưởng thức trọn vẹn. Đáng chú ý, khán giả cũng như những người làm chuyên môn có thể theo dõi màn trình diễn của Sandy Walsh, hậu vệ nhập tịch của đội tuyển Indonesia từng đối đầu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Cầu thủ này vừa chuyển sang khoác áo CLB Yokohama F. Marinos, đội bóng hàng đầu xứ hoa anh đào. Đây cũng là đội bóng đang sở hữu tiền vệ Ryo Miyaichi, cầu thủ từng có khoảng thời gian khoác áo Arsenal (Anh). "Thành công của bóng đá Nhật Bản những năm gần đây là trái ngọt gặt hái từ nền móng được xây dựng cách đây 30 năm. Với việc đưa J1-League đến truyền hình Việt Nam, chúng tôi mong muốn đưa thêm một giải đấu chất lượng cao cho khán giả Việt Nam nói chung và cho bóng đá Việt Nam có cơ hội quan sát và học hỏi những thế mạnh của bóng đá Nhật Bản nói riêng. Chúng tôi cũng kỳ vọng J1-League sẽ là cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai", ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện công ty Hữu Tín, chia sẻ xoay quanh việc sở hữu bản quyền J1-League. Nguyễn Đình Khôi – Trưởng Ban Thể dục Thể thao HTV, khẳng định: "HTV trong nhiều năm qua đang định hình lối đi riêng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Giải bóng đá J-League của Nhật Bản rất phù hợp với định hướng trên, hứa hẹn là một sản phẩm thể thao độc đáo chưa từng có ở thị trường truyền thông Việt Nam. J-League vừa mới lạ vừa gần gũi với văn hóa bóng đá Việt Nam. Với cùng bản sắc bóng đá Á Đông, HTV hi vọng bản quyền J-League sẽ góp phần giúp bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tiệm cận đỉnh cao bóng đá châu Á".Trong quá khứ, Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Văn Lâm… là những cầu thủ Việt Nam nổi bật từng chơi bóng tại Nhật Bản.
Đề xuất chủ trương miễn học phí cho học sinh THCS TP.HCM
TAND tối cao vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.Cụ thể, đối tượng được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ: các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước; là người đang được tòa án có thẩm quyền quyết định cho tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại bộ luật Hình sự.Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn phải có nơi cư trú rõ ràng; quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến ngày 30.4.2025 vẫn đang có hiệu lực thi hành.Trong khi đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐCTN của Chủ tịch nước) hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù để đáp ứng yêu cầu về đối nội hoặc đối ngoại của Nhà nước.Những người này phải thuộc một trong các trường hợp: có văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá; có văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đề nghị đặc xá; có văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban Đảng ở T.Ư, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị đặc xá.Theo hướng dẫn của TAND tối cao, hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm: phiếu đề nghị xét đặc xá cho người bị kết án, đơn đề nghị đặc xá của người bị kết án, bản cam kết của người có đơn đề nghị đặc xá, bản sao quyết định thi hành án của người bị kết án, bản sao quyết định (hoặc các quyết định) tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án đang còn hiệu lực tính đến ngày 30.4.2025, các văn bản, tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung…Hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù cũng tương tự.Khi nhận được văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá hoặc văn bản đề nghị đặc xá của các cơ quan, tổ chức như đã nêu, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thuộc quyền quản lý của tòa án mình.Chánh án TAND cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt để kiểm sát theo quy định.Sau khi nhận được kết quả kiểm sát bằng văn bản của viện kiểm sát cùng cấp, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu tổng hợp và gửi danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt về TAND tối cao trước ngày 1.4.2025 để TAND tối cao tổng hợp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Ngày 11.1, huyền thoại bóng đá Hà Lan Patrick Kluivert đã có mặt tại Indonesia để ra mắt trên cương vị HLV trưởng. Đón tiếp Kluivert ở sân bay Soekarno Hatta (thủ đô Jakarta của Indonesia) là các quan chức Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI), phóng viên, cùng hàng nghìn CĐV Indonesia.Sau 1 ngày nghỉ ngơi, chiều nay (12.1), PSSI đã tổ chức buổi họp báo ra mắt cho Kluivert. Nhà cầm quân người Hà Lan sẽ bắt tay vào công việc ngay đầu tuần tới, với tham vọng đưa Indonesia vượt qua vòng loại World Cup 2026. Đây cũng là mục tiêu Chủ tịch PSSI Erick Thohir giao cho HLV Kluivert."Tôi sẽ thực hiện mục tiêu của mình. Tôi cùng các cầu thủ cùng có chung tham vọng lớn lao ấy (dự World Cup 2026)", HLV Patrick Kluivert chia sẻ với báo chí. Đội tuyển Indonesia hiện đứng thứ ba ở bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau 6 trận, Marselino Ferdinan cùng đồng đội có 6 điểm với 1 chiến thắng (2-0 trước Ả Rập Xê Út), 3 trận hòa (1-1 trước Ả Rập Xê Út, 0-0 trước Úc, 2-2 trước Bahrain) và 2 trận thua (1-2 trước Trung Quốc, 0-4 trước Nhật Bản). 6 điểm đã giành được giúp Indonesia thực tế chỉ kém đội nhì bảng Úc đúng 1 điểm. Để giành vé trực tiếp đến World Cup 2026, Indonesia cần đứng nhất hoặc nhì bảng. Nếu đứng thứ ba hoặc thứ tư, đội bóng xứ vạn đảo sẽ lọt vào vòng play-off (tổng cộng 6 đội tranh 2,5 vé). Khi HLV Shin Tae-yong còn tại vị, mục tiêu của Indonesia là đứng thứ ba hoặc thứ tư để đá play-off."Mục tiêu của tôi cùng Indonesia là chơi tốt trong 4 trận còn lại", HLV Patrick Kluivert khẳng định. Đội tuyển Indonesia trở lại vòng loại World Cup 2026 vào tháng 3, với chuyến làm khách trên sân của Úc (lượt bảy), trước khi về sân nhà so tài Bahrain (lượt tám). Nếu hạ được các đội Trung Quốc và Bahrain ở hai trận sân nhà còn lại, Indonesia gần như chắc chắn góp mặt ở tối thiểu là vòng play-off.
Vòi rồng, mưa đá xuất hiện ở Đà Lạt gây xôn xao mạng xã hội
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.