Dự án 1,2 tỉ đồng nâng bước thanh, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn đến trường
Những ngày qua, đoạn clip cô gái hát Cô đôi thượng ngàn được lan truyền trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Được biết đây là màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh trên sân khấu đêm công diễn 5 của Chị đẹp đạp gió. Theo ghi nhận, đến 13.1, ca khúc đã nhận về hơn 300.000 lượt xem, đứng thứ 7 top trending trên nền tảng YouTube hạng mục âm nhạc. Đây được xem là thành công của Kiều Anh khi mang những yếu tố đậm tính truyền thống lên sân khấu để lan tỏa đến người trẻ. Nguyễn Kiều Anh sinh năm 1994, tại Hà Nội. Cô là thế hệ thứ 7 trong gia đình có truyền thống về ca trù. Ngay từ nhỏ, “chị đẹp” đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, từng tham gia Vietnam Got Talent 2012, Giọng hát Việt 2015…Nguyễn Kiều Anh chia sẻ đây là lần thứ 3 hóa thân thành Cô đôi thượng ngàn trên sân khấu. Khi nhận được thử thách tại Chị đẹp đạp gió, người đẹp đã đặt quyết tâm mang văn hóa truyền thống đến giới trẻ. Từ mục tiêu đó, giọng ca 9X “chơi lớn”, nhờ nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết thêm một ca khúc mới là Phong nữ để kết hợp cùng Cô đôi thượng ngàn, mang đến màu sắc trẻ trung nhưng vẫn giữ những nét đặc trưng. Kiều Anh còn chứng tỏ sự đa tài của mình khi trổ tài đánh trống, múa mồi, chơi đàn nguyệt… trên sân khấu. Chia sẻ về tiết mục này, Nguyễn Kiều Anh cho biết cô đã có một quãng thời gian thử thách nhớ đời, vì phần khai triển ý tưởng có quá nhiều điều mới mẻ. Cô từng trăn trở không biết liệu rằng có an toàn khi mang quá nhiều thứ vào một tiết mục 6 phút trong khi thời gian chuẩn bị chỉ có hơn 10 ngày. Từ việc đặt sáng tác mới, muốn bản phối điện tử cho tiết mục có yếu tố dân gian, chơi đàn nguyệt, múa mồi, đánh trống, hát chầu văn… đòi hỏi sự tập trung cao. Tuy nhiên, chị đẹp 31 tuổi vẫn đặt quyết tâm “đã làm thì cho tới nơi tới chốn”. Màn trình diễn của Nguyễn Kiều Anh nhận nhiều lời khen từ các nghệ sĩ. Mỹ Linh nói đây không thể coi là một tiết mục đi thi, mà trở thành một bữa tiệc đàn em chiêu đãi khán giả. Trong khi đó, Thu Phương nhớ lại quãng thời gian đồng hành cùng đàn em tại Giọng hát Việt 2015. Thời điểm đó, ca sĩ Chưa bao giờ đã khẳng định giọng hát của ca nương không phải để mang đi thi mà “vốn đã là nghệ sĩ từ lâu rồi”. Sau khi tiết mục gây sốt, Nguyễn Kiều Anh cảm thấy trân trọng và tự hào khi được gọi với danh xưng “ca nương”. Cô cảm thấy hạnh phúc vì thời gian gần đây khán giả ngày càng thể hiện tình yêu với văn hóa truyền thống. “Sinh ra từ cái nôi dân gian, đây không chỉ là ước mơ của tôi, mà còn là giấc mơ của rất nhiều thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang cần mẫn gìn giữ các giá trị văn hóa tưởng chừng như có những thời điểm đã mai một”, người đẹp bộc bạch. Nguyễn Kiều Anh tin rằng “giới trẻ bây giờ rất ý thức về tình yêu nước” và “tình yêu nước sẽ lan tỏa sang tình yêu văn hóa nguồn cội”. Người đẹp cũng tự hào khi các nghệ sĩ giải trí khai thác tốt chất liệu dân gian để đưa vào tác phẩm. “Họ khiến khán giả không chỉ ủng hộ tiết mục vì tình yêu dân tộc và còn vì khán giả thấy tác phẩm hay thật sự”, cô nói. Nguyễn Kiều Anh cảm thấy may mắn khi những yếu tố văn hóa truyền thống được khán giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là qua các chương trình truyền hình như Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió. Là một người sinh ra và lớn lên với những làn điệu dân gian, người đẹp cũng mong muốn được góp một chút sức nhỏ vào việc đưa văn hóa Việt đến gần hơn với tệp khán giả trẻ qua những sản phẩm như thế.'Sống khỏe' nhờ mật ong sú vẹt ở vườn quốc gia Xuân Thủy
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.
Người dân mua gì nhiều nhất tại siêu thị trong kỳ nghỉ lễ?
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.
U.22 Việt Nam đứng trước hai giải đấu quan trọng trong năm 2025, với vòng loại U.23 châu Á 2026 diễn ra vào tháng 9, cùng với SEA Games 33 diễn ra vào tháng 12 tại Thái Lan. Khi đội tuyển Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao bản lề, màn trình diễn của lứa U.22, vốn tiệm cận nhất với cấp độ đỉnh cao, sẽ giúp HLV Kim Sang-sik cùng giới chuyên môn nhìn nhận rõ ràng tương lai của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Bởi các cầu thủ trẻ hôm nay sẽ sớm lên khoác áo tuyển, là nòng cốt cho các giải đấu quan trọng như Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) hay vòng loại World Cup 2030. Tuy nhiên để chinh phục thành công, U.22 Việt Nam cần nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Hiện các cầu thủ U.22 của HLV Kim Sang-sik như Bùi Vĩ Hào (1,75 m), Nguyễn Đình Bắc (1,79 m), Nguyễn Thái Sơn (1,71 m), Khuất Văn Khang (1,68 m) đều có chiều cao không nổi trội. Đây không phải lần đầu, chuyện chiều cao được nhắc đến. U.23 Việt Nam từng dự sân chơi U.23 châu Á 2024 với chiều cao vỏn vẹn 1,763 m, là một trong những đội thấp nhất giải. Cách đây 6 năm, U.22 Việt Nam cũng tham gia SEA Games 30 với chiều cao kém ấn tượng 1,76 m. Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã chinh chiến với hàng tiền vệ "bé hạt tiêu", khi 6 trong số 7 tiền vệ không cao quá 1,7 m. Ở các giải đấu kể trên, đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam đều có kết quả tốt như lời khẳng định cho câu chuyện không phải cứ... cao to là có tất cả. Dù vậy, khi bóng đá ngày càng toan tính, thực dụng với nền tảng chiều cao và thể lực của cầu thủ nâng cao từng ngày, không thể phủ nhận chiều cao sẽ mang lại lợi thế cho các đội. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu hay trung vệ Nguyễn Thành Chung đã không ít lần giải cứu U.22 Việt Nam nhờ những cú bật trên nền chiều cao trên 1,8 m. Hay tuyến phòng ngự với chiều cao trung bình 1,81 m từng là niềm tự hào của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo, khi giúp đội không còn gặp ác mộng ở những pha phòng ngự bóng bổng. Nhưng lúc này, HLV Kim Sang-sik lại thiếu những "cây sào". Đơn cử, bộ đôi hậu vệ trẻ Lê Nguyên Hoàng (1,77 m) và Nguyễn Mạnh Hưng (1,75 m) đều chỉ cao vừa phải. Còn trên hàng công vốn đầy những cầu thủ thấp bé, Văn Trường (1,82 m) là cầu thủ hiếm hoi có chiều cao tốt, thì lại hạn chế cơ hội ra sân trong thời gian qua. Nhìn toàn cục, các cầu thủ trẻ của HLV Kim Sang-sik cần nhiều hơn là chiều cao thuần túy. Đó là thể lực, sức bền, khả năng va chạm, độ dày cơ thể... để trụ được trước những đối thủ mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn cách tiếp cận trực diện và cơ bắp của ông Kim ở cấp độ đội tuyển, với tiêu chí chơi bóng càng nhanh càng tốt, không phải đá dài và đá bổng... rõ ràng nhà cầm quân người Hàn Quốc cần những cầu thủ to cao, vạm vỡ và dày mình hơn cho mục tiêu lớn.Ở V-League, đã có những cầu thủ trẻ sở hữu chiều cao tốt được trao cơ hội. Phạm Lý Đức của HAGL là minh chứng. Trung vệ sinh năm 2003 đã ra sân trọn vẹn 11 trận cho HAGL từ đầu giải và đá đủ 990 phút. Lý Đức cao 1,82 m, được giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành đánh giá là giàu tiềm năng. Anh cùng với thủ môn Trần Trung Kiên (1,90 m) sẽ mang tới cho U.22 Việt Nam thêm "chất thép" ở các pha bóng bổng.Cầu thủ Việt kiều Viktor Lê cao 1,78 m, sở hữu đôi chân khéo léo và khả năng che chắn bóng tốt, cũng là phương án lý tưởng để HLV Kim Sang-sik nhào nặn hàng tiền vệ linh hoạt. Cũng đến từ nguồn Việt kiều, hậu vệ Zan Nguyễn dù mới 19 tuổi, nhưng đã cao tới 1,9 m. Anh mới vào sân ít phút trong trận ra mắt CLB TP.HCM và tuy chưa thể hiện được nhiều, song có nền tảng tốt với thân hình dày dặn, cơ bắp và trụ chân tốt.HLV Kim Sang-sik sẽ tận dụng các đợt tập trung trong năm 2025 để thử chân các "măng non". Cùng chờ đợi đội U.22 Việt Nam giàu sức mạnh sẽ thành hình trước khi bước vào những mục tiêu quan trọng nhất.
Đồng Nai: Công bố tên 525 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.