Đăng kiểm tăng vọt trước lễ
Cuộc điều tra do Bộ tư lệnh Bảo vệ Di sản văn hóa Carabinieri (cảnh sát nghệ thuật và văn hóa Ý) chỉ đạo, phối hợp với Văn phòng công tố Rome, bắt đầu khi chính quyền tìm kiếm các tác phẩm gian lận được rao bán trực tuyến, theo thông cáo báo chí do cảnh sát ban hành. Cảnh sát tìm thấy tổng cộng 71 bức tranh, đồng thời nói thêm rằng nghi phạm đã bán "hàng trăm tác phẩm có tính xác thực đáng ngờ" trên các trang web như eBay và Catawiki. Những bức tranh được cho là giả mạo tranh Pablo Picasso và Rembrandt Harmenszoon van Rijn.Ngoài ra còn có những bức tranh được cho là giả mạo tranh Mario Puccini, Giacomo Balla và Afro Basaldella, cũng như một số nghệ sĩ nổi tiếng khác.Cảnh sát đã tìm thấy xưởng sản xuất những bức tranh này tại một ngôi nhà ở một trong những khu phố phía bắc Rome. Nhà chức trách phát hiện một căn phòng được thiết lập riêng để sản xuất tranh giả. Trong số các vật liệu bị cảnh sát thu giữ có hàng trăm ống sơn, cọ vẽ, giá vẽ cùng với tem phòng trưng bày giả và chữ ký của họa sĩ.Nghi phạm, được chính quyền mô tả là "kẻ làm giả - phục chế", thậm chí còn sở hữu một máy đánh chữ và các thiết bị máy tính được sử dụng để tạo ra các bức tranh và làm giả giấy chứng nhận tính xác thực cho các tác phẩm gian lận.Cảnh sát cho biết, một chiến thuật mà nghi phạm sử dụng là ghép các danh mục đấu giá, thay thế tác phẩm gốc của họa sĩ bằng hình ảnh tác phẩm nghệ thuật giả được tạo ra.Cảnh sát cũng tìm thấy nhiều tác phẩm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện trên bàn của kẻ làm giả có chữ ký của nhiều họa sĩ khác nhau khiến nhiều người tin rằng nghi phạm mới tạo ra chúng gần đây.Chưa có vụ bắt giữ nào được thực hiện và chính quyền vẫn chưa nêu tên nghi phạm.Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Ý phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật giả. Được thành lập vào năm 1969, cảnh sát nghệ thuật Carabinieri chuyên chống lại các tội phạm liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Vào năm 2023, họ đã thu hồi hàng nghìn hiện vật bị đánh cắp từ các ngôi mộ và cuộc khai quật khảo cổ.Danh họa Tây Ban Nha Picasso (1881-1973) và họa sĩ nổi tiếng Hà Lan Rembrandt (1606-1669) để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá hàng trăm triệu USD. Bức Les Femmes d'Alger của Picasso có giá lên đến 179,4 triệu USD, bức Portrait of a Man, Half-Length, With His Arms Akimbo của Rembrandt bán đấu giá đến 36,4 triệu USD.'Chốt đơn' ngay Xiaomi 13T, điện thoại ống kính Leica giá tốt tại Thế Giới Di Động
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Loạt phim làm nên tên tuổi của 'nữ hoàng nước mắt' Kim Ji Won
Ngày 31.12, TAND cấp cao tại TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2025.Theo báo cáo, về công tác xét xử phúc thẩm, năm 2024, TAND cấp cao tại TP.HCM thụ lý hơn 4.400 vụ án, đã giải quyết hơn 3.800 vụ, đạt tỷ lệ hơn 86%. Trong đó, án hình sự, thụ lý hơn 1.400 vụ, giải quyết hơn 1.200 vụ (hơn 82%); án hành chính, thụ lý hơn 1.490 vụ, giải quyết hơn 1.300 vụ (hơn 91%); án dân sự chung, thụ lý hơn 1.400 vụ, giải quyết hơn 1.200 vụ (hơn 85%).Mặc dù số vụ mới thụ lý năm 2024 tăng cao so với năm 2023, nhưng tỷ lệ giải quyết, đặc biệt là án dân sự (hơn 85%) và án hành chính cao (vượt chỉ tiêu Quốc hội giao). Tòa cấp cao cũng đã xử lý nhiều vụ án trọng điểm, dư luận quan tâm như: vụ án Trương Mỹ Lan, cựu Giám đốc Bệnh viện TP.Thủ Đức Nguyễn Minh Quân, Trần Phương Bình và đồng phạm…TAND cấp cao tại TP.HCM thụ lý hơn 7.100 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đã giải quyết hơn 4.000 đơn, đạt tỷ lệ hơn 56%. Việc này nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị và trả lời đơn, kịp thời phát hiện và khắc phục nhiều thiếu sót của các tòa án địa phương.Ngoài ra, tỷ lệ giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tăng so với năm 2023. Cụ thể, tòa thụ lý 532 vụ (giảm 30 vụ so với năm 2023), đã giải quyết gần 500 vụ, đạt tỷ lệ hơn 93%.Đáng chú ý, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử trực tuyến 377 phiên tòa.Triển khai nhiệm vụ năm 2025, ông Trần Thanh Hoàng, Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, đặt ra yêu cầu đơn vị phải đảm bảo 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định và tỷ lệ giải quyết đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong đó, giải quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình sự; đạt từ 85% trở lên đối với các vụ, việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với các vụ án hành chính.Ông Hoàng yêu cầu mỗi thẩm phán tổ chức ít nhất 1 phiên tòa rút kinh nghiệm và 5 phiên tòa trực tuyến. TAND cấp cao phải tổ chức được 1 phiên tòa rút kinh nghiệm truyền hình trực tiếp đến TAND 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía nam.Năm 2025, TAND cấp cao đặt mục tiêu hạn chế tỷ lệ các bản án, quyết định phúc thẩm bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Đồng thời khắc phục tình trạng bản án, quyết định bị hủy, sửa, tuyên không rõ ràng, khó thi hành.Đối với công tác xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, ông Hoàng quán triệt xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Ông Thái quê ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang. Trong những chuyến đi công tác tại Phú Quốc, ông cảm thấy yêu thích xứ đảo này rồi quyết định gắn bó và lập nghiệp từ khoảng năm 2014. Mong muốn góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo ngọc, năm 2016 ông bắt tay nghiên cứu làm các sản phẩm từ chất liệu lá sen, thay thế thủy tinh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, ông gặp nhiều khó khăn để tìm ra công thức chuẩn nhất "biến" lá sen thành chất liệu có độ bền cao mà vẫn giữ được trọn vẹn hình hài của lá và gân. Ông cho biết, lá sen có kết cấu khác hẳn lá bồ đề hay lá bàng. Do đó, để xử lý giữ được màng lá, gân lá sen liền lạc với nhau phải mất rất nhiều thời gian."Để xử lý lá sen đạt độ bền thay thế nền giấy vẽ tranh, vải làm túi, ví, đèn… tốn rất nhiều chi phí và cũng rất kỳ công. Tỷ lệ hao hụt rất nhiều, 100 lá mà lấy được 7 - 8 lá là mừng. Lá sen cũng phải đến Đồng Tháp tuyển lựa, mua về đảo", ông Thái chia sẻ.Hiện tại, cơ sở ông Thái làm ra 4 sản phẩm chính từ lá sen, gồm: đèn, tranh, ví và thư pháp trên sen. Điều ông tâm đắc nhất là chế tác thành công chất liệu vẽ tranh và vẽ được rất nhiều loại đạt đến độ tinh tế và thẩm mỹ cao như: tranh Phật, hoa, phong cảnh... Đạt được thành công, ông Thái vẫn không ngừng nghiên cứu xử lý lá sen sao cho ngày càng đạt độ bền cao nhất để làm thành các sản phẩm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thời trang đẹp mắt. Bức tranh có kích thước "khủng" nhất trước giờ ông làm ra là tranh Phật Bà Quan Âm, chiều dài 2,4 m, chiều ngang 1,2 m. Ông cùng đội ngũ thợ làm liên tục suốt 1 tháng, giá bán lên đến 50 triệu đồng.Trong các sản phẩm làm bằng lá sen, ví là sản phẩm nổi trội và độc đáo nhất vì ông xử lý lá sen đạt độ bền gần giống như vải và vẽ nhiều hoa văn lên. Đối với sản phẩm đèn bằng lá sen, ông sử dụng lá sen ốp vào vô cùng công phu, đẹp mắt. Tùy kích cỡ, các sản phẩm làm từ lá sen có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ông Thái cho biết, ông đang trồng sen ở TP.Rạch Giá theo kỹ thuật riêng và dự kiến thời gian tới sẽ trồng thêm trên đảo Phú Quốc, để vừa chủ động được nguồn lá sen chất lượng và tạo thêm điểm đến cho du khách.
Nhận định EURO 2020, Croatia vs CH Czech (23 giờ, 18.6): Đội tuyển Croatia phải thay đổi để tồn tại
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam được VFF thống nhất đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia của các giải đấu ngoài bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Giải đấu sẽ chính thức khởi động sau lễ ký kết công bố và hợp tác. Ban tổ chức sẽ căn cứ vào số lượng đăng ký của các đội bóng sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc để công bố điều lệ giải và quyết định về phương thức thi đấu vòng loại (dự kiến trong tháng 2.2023). Vòng chung kết Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam (dự kiến từ ngày 12 - 26.3.2023) tại TP.HCM sẽ có 12 đội bóng tham dự và thi đấu theo thể thức như các giải đấu U.19 và U.21 hiện hành.