Từ đầu năm 2025, ĐH Úc dự kiến chỉ được tuyển du học sinh theo chỉ tiêu
Báo cáo mới nhất của USDA về thị trường gạo năm 2025 cho biết, tính tới ngày 7.1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá mạnh nhất trong số các nguồn cung ở châu Á với mức giảm đến 59 USD xuống mức 449 USD/tấn. Trong khi đó, đối thủ trực tiếp là Thái Lan cũng giảm 20 USD xuống 494 USD/tấn còn gạo Ấn Độ giảm 4 USD còn 444 USD/tấn. Pakistan là nước duy nhất giữ được giá gạo ở mức 452 USD/tấn do nước này bán được hàng cho Indonesia và Bangladesh.USDA dự báo: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2025 giảm từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Bangladesh. Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng kỷ lục là 5,4 triệu tấn. Nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới năm 2024 là Indonesia với 4,25 triệu tấn. Chính phủ Indonesia tuyên bố năm 2025 sẽ không nhập khẩu gạo nhưng USDA cho rằng vẫn sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn.Trong khi đó, Nigeria sẽ tăng nhập khẩu thêm 200.000 tấn so với dự báo cũ lên con số 2,4 triệu tấn. Tương tự là Guinea cũng tăng 150.000 tấn lên 1,05 triệu tấn. Tại châu Á, đáng chú ý là Bangladesh năm 2024 nhập khẩu 200.000 tấn gạo thì năm 2025 tăng lên tới 900.000 tấn.Ở chiều ngược lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2025 dự báo ở cùng mức 7,5 triệu tấn. USDA không có dự báo về thị trường Ấn Độ - ông trùm về sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, năm 2024 khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên theo Reuters, Ấn Độ đang đối mặt với lượng gạo dự trữ cao kỷ lục ngược lại dự trữ lúa mì thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm gần đây. Việc dự trữ lúa mì thấp cũng là điều mà chính phủ Ấn Độ cân nhắc đến nguồn cung gạo. Tại Việt Nam, thị trường nội địa những ngày cuối năm sức tiêu thụ tăng đáng kể. Trong khi đó việc giá gạo giảm mạnh cũng thúc đẩy hoạt động thu mua từ những thương nhân Trung Quốc. Theo một số doanh nghiệp, sau khi chạm đáy vào những ngày đầu năm 2025, từ giữa tuần này giá gạo quay đầu tăng trở lạiBạn đọc viết: Rác tràn lan công viên
Không chỉ là sân chơi của các tổ chức, doanh nghiệp, giải đấu còn thu hút nhiều cầu thủ quen mặt trong giới bóng đá "phủi" như Tuấn Vinh (Ta Pha Group FC), Nguyễn Hồng Kông (Huy Hoàng Mobile), Đào Duy Vương (TT FC). Nhiều nghệ sĩ cũng tham gia thi đấu như Phạm Trưởng, Châu Khải Phong.
Bạn đọc đóng góp hơn 114 triệu đồng giúp em Trương Thành Tài chữa bệnh
Tết Nguyên đán cận kề, người dân liên tục nhận được thông báo từ cơ quan chức năng, nhắc nhở cảnh giác với các hình thức lừa đảo. Nhiều chiêu trò cũ xuất hiện nhiều năm trước nhưng cận tết lại rộ trở lại, trong khi đó cũng không ít kịch bản mới, tinh vi được giăng ra để bẫy người dùng.Lợi dụng nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ của người dân dịp Tết Âm lịch, nhiều kẻ gian đang rao "đổi tiền lì xì rẻ nhất thị trường". Tuy nhiên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo, dịch vụ đổi tiền qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch nhưng khi nhận được tiền lại không đủ số lượng như cam kết hoặc nhận tiền giả. Có đối tượng rao đổi tiền mới với phí siêu rẻ, sau khi nhận chuyển khoản hoặc tiền đặt cọc của người dùng thì chặn liên lạc rồi biến mất.Cơ quan chức năng cảnh báo kẻ gian có thể dùng tiền bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hay thậm chí là tiền giả để lừa đảo. Người dân cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng tránh bị thiệt hại; việc giao dịch, trao đổi tiền cần thực hiện tại các điểm an toàn như tại ngân hàng. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp. Bất kỳ hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch, đổi tiền để thu lời đều là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt.Gần đây, hình thức cố tình đăng nhập sai mật khẩu ngân hàng để khóa tài khoản nở rộ. Kẻ gian sau đó lần theo thông tin thu thập được, mạo danh nhân viên ngân hàng để gọi điện báo nạn nhân, yêu cầu thực hiện các thao tác để mở lại tài khoản.Thông thường, các đối tượng sẽ gửi kèm một đường link (liên kết) chứa mã độc. Từ đây chúng có thể chiếm đoạt thông tin đăng nhập hoặc cài cắm virus, phần mềm độc hại để chiếm quyền điều khiển máy, từ đó chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.Các thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo về duyệt khoản vay, đáo hạn thanh toán... dù đã cũ nhưng vẫn khiến nhiều người không có kinh nghiệm mắc bẫy. Lấy lý do cung cấp thông tin cá nhân để hoàn thiện hồ sơ, kẻ gian sẽ đánh cắp dữ liệu về CCCD, số tài khoản, mật khẩu để chiếm đoạt tài sản. Nhiều người bị lừa chuyển khoản tiền phí sau đó mất liên lạc với kẻ mạo danh.Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, truy cập đường link lạ. Các ngân hàng sẽ không làm việc với người dân qua số điện thoại cá nhân. Khi nhận được yêu cầu liên quan đến tài khoản, người dân cần đề cao cảnh giác, nên đến trực tiếp ngân hàng để thực hiện các giao dịch.Thủ đoạn lừa đảo việc nhẹ lương cao không mới nhưng mỗi năm, các đối tượng lại có những chiêu trò tinh vi hơn khiến nhiều người vẫn mắc bẫy. Ban đầu kẻ gian lập ra các hội nhóm trên Facebook, Zalo, quảng cáo để tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ online.Hình thức lừa đảo này thường đánh vào lòng tham của người dùng, sau những "nhiệm vụ" đơn giản ban đầu, nạn nhân sẽ nhận được phần thưởng nhỏ, sau đó nhiệm vụ tăng lên kèm số tiền phải gửi vào ngày một lớn. Đến khi không thể rút tiền sau nhiệm vụ, kẻ gian tiếp tục yêu cầu người dân chuyển thêm tiền để lấy lại tiền gốc rồi chặn liên lạc, biến mất.Lợi dụng nhu cầu mua vé xe, vé máy bay đi lại của người dân tăng cao trong dịp tết, nhiều kẻ gian đã lập ra những website gần giống các đại lý chính hãng, quảng cáo khuyến mãi, giá hời. Người dân sau khi chuyển tiền sẽ không nhận được vé hoặc mã vé giả. Hậu quả không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại cuối năm. Chưa dừng lại, nhiều kẻ gian còn yêu cầu nạn nhân điền các thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu... để tiếp tục chiếm đoạt tiền. Ngoài ra các đối tượng còn giả danh nhân viên, đại lý ủy quyền của các công ty bán lẻ lớn, chào mời các chương trình mua sắm giảm giá để lừa tiền cọc hoặc lôi kéo nạn nhân vào các trò cờ bạc trực tuyến. Ngoài những hình thức lừa đảo trên, cơ quan chức năng cũng cảnh báo người dân về những thủ đoạn tinh vi như: Kêu gọi đầu tư, tài chính với hiệu suất sinh lời cao; mạo danh doanh nghiệp lớn để tri ân dịp tết; cho vay tiêu dùng; thanh toán tiền điện nước; chiếm dụng tài khoản mạng xã hội để lừa tiền... Để tránh 'tiền mất tật mang', người dân cần tuyệt đối cẩn thận khi mua sắm trực tuyến, kiểm tra kỹ thông tin trước khi thanh toán, chuyển khoản. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, cần gọi ngay tổng đài của hệ thống để kiểm tra. Khi nhận được lời mời chào qua các tin nhắn, tuyệt đối không nhấp vào đường link, không cài đặt phần mềm lạ về máy, báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
AFP dẫn lời Vatican cho biết sức khỏe lâm sàng của Giáo hoàng có dấu hiệu cải thiện nhẹ và trong ngày 24.2, ông không gặp thêm bất kỳ đợt suy hô hấp nào. Bệnh viện Gemelli ở Rome cũng thông báo rằng ông đã có một đêm ngủ yên giấc và không có sự cố nào xảy ra.
Kỳ 10: Bác sĩ Phan Văn Thái: Người không từ chối những ca ‘9 chết 1 sống’
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.