Độc đáo ngôi nhà kiến trúc Nhật Bản gần 2 tỉ đồng giữa vùng quê Thái Bình
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết.Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế..."Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.
'Đập hộp' loạt hàng hiệu nửa giá 'chấn động' tại Mai Hân mỹ phẩm
Sáng 14.1, hậu vệ Hồ Tấn Tài phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối phải tại bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và thành công tốt đẹp, được thực hiện bởi ê-kíp nhiều kinh nghiệm như bác sĩ Phạm Quốc Hùng, PGS. TS Lê Đức Lánh. Trong đó, bác sĩ Phạm Quốc Hùng là người có kinh nghiệm, từng phẫu thuật cho nhiều tuyển thủ Việt Nam như Đỗ Hùng Dũng hay Châu Đoàn Phát, Nguyễn Minh Trí (đội tuyển futsal Việt Nam). Bác sĩ Phạm Quốc Hùng chia sẻ với Báo Thanh Niên: “Dây chằng của Tài bị đứt hoàn toàn, rách sụn chêm ngoài. Rất may phần góc sau ngoài của cậu ấy không bị ảnh hưởng gì. Đó là phần xử lý phức tạp nhất, dễ khiến các cầu thủ bị lỏng gối, bị đau. Sụn chêm trong cũng như các bộ phận khác vẫn ổn. Một điều nữa là cơ địa của Tài cũng khỏe nên sẽ hồi phục nhanh. Tôi nghĩ khoảng 6 tháng thì Tài có thể tập lại với bóng, 9 tháng có thể trở lại sân cỏ thi đấu”. Sau phẫu thuật, Tấn Tài sẽ ở lại bệnh viện để theo dõi 4 ngày. Sau đó, anh sẽ đến tập luyện hồi phục tại Trung tâm Phục hồi Chấn thương RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ.
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ 25.1 - 2.2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, khiến 209 người chết và 373 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nam Định khiến 7 người chết và 2 người bị thương.So với cùng kỳ năm ngoái giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.Trong đó, đường bộ xảy ra 442 vụ, làm 207 người chết và 372 người bị thương. Đường sắt xảy ra 2 vụ, làm 1 người chết, 1 người bị thương và đường thủy xảy ra 1 vụ, làm 1 người chết.Trong 9 ngày nghỉ, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm; tước quyền sử dụng 2.985 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 7.035 trường hợp; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô.Trong số vi phạm, có 17.149 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 13.296 trường hợp vi phạm tốc độ, 88 trường hợp vi phạm về ma túy…Theo Cục CSGT, trong 9 ngày nghỉ, tình hình trật tự an toàn giao thông cả nước cơ bản được đảm bảo. Lưu lượng phương tiện tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ tết dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Hà Nội, TP.HCM và các tuyến cao tốc, cầu Rạch Miễu (nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre). Lực lượng CSGT công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án của Cục CSGT nên tình hình ùn ứ giao thông trên các tuyến được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại ổn định, bình thường. Cụ thể, tại Hà Nội và các địa phương giáp ranh, từ ngày 24.1 - 25.1, lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến, nhiều tuyến đường xuất hiện tình trạng ùn tắc do quá tải phương tiện di chuyển từ Hà Nội đi các tỉnh thành, trọng tâm là Vành đai 3, Vành đai 2 và một số tuyến trục chính xuyên tâm thành phố dẫn ra cửa ngõ nhập vào các tuyến cao tốc, quốc lộ. Hướng từ nội thành đi các tỉnh phía nam qua QL1A và cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, lưu lượng phương tiện tăng đột biến; từ tuyến QL5, Cổ Linh, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, đê Nguyễn Khoái, Vành đai 2 lưu lượng đông, các phương tiện di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc.Từ ngày 30.1 - 1.2, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trong nội thành Hà Nội tăng nhiều so với những ngày trước do người dân đi chơi tết và đi lễ chùa nhân dịp năm mới, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc.Chiều 1.2 (tức mùng 4 tết), đông đảo người dân trở lại Hà Nội sớm dẫn đến lưu lượng phương tiện tăng cao tại cửa ngõ phía nam Hà Nội.Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng và đầu giờ chiều ngày nghỉ cuối cùng (ngày 2.2), tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến QL1A, Vành đai 3 lượng phương tiện vẫn đông và xảy ra ùn tắc ở một số đoạn, nhưng giao thông di chuyển vẫn rất thuận lợi.
Lan tỏa tình yêu biển, đảo trong giới trẻ
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.

Truyền hình MyTV dành tặng fan Liên Quân Mobile kho giftcode khủng
Ý tưởng liên thủ mới
Để tạo thêm điểm nhấn cho trào lưu trang điểm theo phong cách những năm 2000, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu (32 tuổi), ngụ tại P.10, Q.10, TP.HCM, còn thêm thắt phụ kiện như: kính mát, nón lưỡi trai, kẹp tóc…
Khai trương phòng game Gaming Gang cho game thủ Đà Lạt
Cuối năm luôn là thời điểm lý tưởng để nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm cơ hội đầu tư hấp dẫn. Bất động sản nổi lên như một điểm sáng với tín hiệu tăng trưởng tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2024, khối lượng giao dịch địa ốc tăng tới 35% so với cùng kỳ năm trước. Liệu dòng tiền có "chạy" bất động sản? Theo chuyên gia nhận định, đánh giá các kênh tài chính trong thời gian qua có diễn tiến khá bấp bênh nên nhà đầu tư dễ có xu thế điều hướng dòng tiền và đó là tâm lý phổ biến. "Bất động sản luôn là lựa chọn trước nhất mỗi khi nhà đầu tư muốn tìm nơi trú ẩn cho tài sản hay dịch chuyển dòng tiền của họ vì độ an tâm khi sở hữu một ngôi nhà sẽ rất lớn", ông nói.Về cơ cấu loại hình, hầu hết các chuyên gia cho rằng, phân khúc đất nền vẫn sẽ đi đầu về thanh khoản và tiềm năng sinh lời trong năm 2025. Với điều kiện, người mua cần xem xét kỹ các yếu tố về pháp lý, hạ tầng, vị trí, tiềm năng khu vực trước khi "xuống tiền" để tránh rủi ro.Báo cáo mới đây về thị trường đất nền của Batdongsan.com.vn chỉ ra, lượt tìm kiếm đất nền cả nước tăng 29% so với cùng kỳ 2023, dưới tác động của bảng giá đất mới và chính sách cấm phân lô tách thửa. Đặc biệt, trong tháng 10/2024 lượt tìm mua đất nền ở TP.HCM tăng 16%. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với phân khúc đất nền ở các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu có lượt tìm mua tăng 20%, Long An tăng 14%, Đồng Nai tăng 5% và Bình Dương tăng 9%...Trước đó, Chuyên gia Bất động sản phân tích, khi 3 bộ luật mới là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, thị trường sẽ chuyển sang một giai đoạn mới. Giá các sản phẩm bất động sản dự kiến sẽ tăng cao, đặc biệt với các dự án thấp tầng đã hoàn thiện pháp lý và sở hữu vị trí tốt.Chuyên gia kinh tế bổ sung: lãi suất cho vay tiếp tục giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản. Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 6, lãi suất vay bình quân giảm xuống còn 8,3%/năm, giảm 0,96% so với cuối năm 2023, lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 3,59%/năm, giảm 1,08%/năm so cuối năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực để nhà đầu tư mạnh dạn "xuống tiền" cho bất động sản.Giữa bức tranh thị trường cận Tết đầy sôi động, Agora City nổi lên như một "điểm sáng" đầu tư tại Long An khi chỉ cách TP.HCM 20 phút di chuyển qua các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Vành đai 3, 4.Dự án nằm trên mặt tiền đại lộ thương mại 818 (lộ giới 40m) - trung tâm Thủ Thừa (Long An), được Thủ Thừa Invest phát triển theo mô hình Đô thị Hành chính độc đáo tại Tây Sài Gòn với dòng sản phẩm đất nền sổ đỏ và nhà phố thương mại. Đây cũng là nguồn cung đất nền sơ cấp hiếm hoi đã hoàn thiện hạ tầng và pháp lý tại thị trường đô thị vệ tinh Tây Sài Gòn. Với vị trí chiến lược, chỉ cách đường dẫn cao tốc TP.HCM - Trung Lương 3 phút di chuyển, hạ tầng hoàn thiện và 100% sản phẩm đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Agora City thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư nhờ mức giá hợp lý và tiềm năng sinh lời cao. Được biết, khách hàng mua Agora City từ đầu năm đến nay đã hưởng chênh lệch giá lên đến 30%. Hiện tại, khách hàng không chỉ có thể nhận nền xây dựng ngay mà còn được hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn: cam kết thuê lại trong 2 năm, tặng từ 60 - 100 triệu đồng, ngân hàng MBBank hỗ trợ vay đến 65% giá trị sản phẩm với ân hạn lãi và gốc trong năm đầu tiên, cùng chiết khấu ưu đãi lên đến 3%.
truyền hình trực tiếp bóng đá việt nam-singapore
Tham dự sự kiện có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Thường trực Ban Bí thư TW Đảng cùng hơn 370 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan TƯ, sở, ban, ngành tỉnh Kiên Giang, TP.Phú Quốc và đại diện các doanh nghiệp đang đầu tư tại Phú Quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: “Chúng ta phải cùng nhau xác định rõ ràng rằng việc đăng cai tổ chức APEC 2027, vừa là vinh dự to lớn, vừa là trách nghiệm thiêng liêng và cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đồng thời đây cũng là một cơ hội đặc biệt, có một - không - hai, để giúp Phú Quốc trở thành tâm điểm của thế giới, khẳng định vị thế của một trong những thiên đường du lịch đẹp nhất hành tinh, chứng minh năng lực tổ chức sự kiện trọng đại, tầm cỡ thế giới của Việt Nam, của Kiên Giang và Phú Quốc”.Tại đây, Đảng và Chính phủ đã xác định rõ, việc chủ động khởi công các dự án, công trình trọng điểm phục vụ hội nghị là bước quan trọng trong công tác tổ chức thành công APEC 2027. Các dự án công trình hoàn thành không chỉ góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt công tác tổ chức tuần lễ cấp cao APEC 2027 mà còn nâng tầm cho đảo ngọc Phú Quốc trên bản đồ những điểm đến hấp dẫn.Chuẩn bị cho APEC, hạ tầng giao thông không, thuỷ, bộ tại Phú Quốc đều được gấp rút đầu tư. Theo đó, Phú Quốc sẽ xây dựng cảng hàng không đạt cấp 4E, bao gồm đầy đủ các hạng mục nâng công suất nhà ga, ga hàng hóa, nhà ga VIP, vị trí đỗ tàu bay, nâng cấp đường cất hạ cánh… Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ mở rộng lên 1.073 ha, kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu lên 3,5 km, xây dựng mới đường cất hạ cánh số 2 dài 3,3 km, xây dựng mới nhà ga T2 là nhà ga quốc tế với công suất lên đến 20 triệu khách và nhà ga VIP, sân đỗ có sức chứa lên đến 70 chỗ, khu hangar (nhà chứa máy bay), bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, kho hàng hóa…Bên cạnh đó, cảng hàng không Rạch Giá cũng được chỉ đạo nâng cấp, mở rộng với quy mô khoảng 200 ha, kéo dài đường băng khoảng 2,4 km và xây mới nhà ga, nhằm tiếp nhận máy bay cỡ lớn. Ngoài đường hàng không, cảng biển quốc tế An Thới sẽ được nâng cấp quy mô 100 ha, có thể đón những tàu du lịch lớn nhất thế giới như Icon of the Seas, với khả năng chở từ 7.000 đến 10.000 khách.Về các tuyến giao thông đường bộ từ sân bay Phú Quốc về Trung tâm hội nghị APEC, Phú Quốc sẽ mở rộng đường tỉnh 975, đầu tư xây dựng mới tuyến tàu đô thị, triển khai dự án đường bao ven biển phía đông, nâng cấp các tuyến đường trục Dương Đông đi bắc đảo (975B) và dự án đại lộ Đông - Tây đảo Phú Quốc kết nối khu hành chính mới của Phú Quốc với cảng Hàm Ninh. Cùng với đó là các dự án đại lộ APEC tạo tuyến trục ngang kết nối từ tuyến ĐT. 973, ĐT. 975 với Khu tổ hợp đa chức năng APEC, có quy mô nền đường rộng 68m, dài khoảng 3 km. Ngoài các tuyến đường mới, Phú Quốc cũng sẽ tiến hành chỉnh trang, ngầm hóa nhiều hạng mục tại những đô thị hiện hữu như An Thới, Dương Đông và gấp rút hoàn thiện các công trình hạ tầng tạo sự phát triển đồng bộ cho thành phố như: đầu tư hồ nước và các nhà máy nước; cải tạo sông Dương Đông; xây dựng nhà máy xử lý nước thải và xử lý rác thải sinh hoạt. Khu tổ hợp đa chức năng APEC là công trình trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế quốc gia trong kỷ nguyên mới. Dự án được lấn biển 57 ha, không phải giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất phát triển dự án có cảnh quan đặc sắc gắn với bãi biển hiện hữu.Khu tổ hợp có tổng sức chứa gần 15.000 người, bao gồm các công trình: Trung tâm Hội nghị và triển lãm rộng đến 10.000 m2 phục vụ yêu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có công suất từ 3.000 - 3.500 chỗ ngồi; khán phòng đa năng; Trung tâm Báo chí quốc tế đảm bảo phục vụ 3.000 - 4.000 phóng viên, Quảng trường APEC, khu hỗn hợp cao tầng bao gồm khách sạn, trung tâm thương mại mua sắm phi thuế quan và Cung văn hóa nghệ thuật đa năng với sức chứa 3.000 - 3.500 chỗ, với trang thiết bị hiện đại có thể tổ chức các chương trình nghệ thuật, show diễn được dàn dựng bởi những đơn vị hàng đầu thế giới. Trong khuôn viên cung văn hóa nghệ thuật đa năng còn có không gian ẩm thực đủ phục vụ 3.000 - 4.000 người.Bên cạnh đó là khu hỗn hợp tòa nhà biểu tượng 69 tầng, kết hợp văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và khu bến du thuyền được kỳ vọng sẽ làm nên công trình thế kỷ mới của Phú Quốc.Cùng với các công trình mang tính biểu tượng đang hiện hữu như Cầu Hôn, cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới, show diễn đa phương phương tiện Kiss of the Sea với màn bắn pháo hoa hàng đêm…, khu tổ hợp đa chức năng khi ra mắt không chỉ góp phần tạo nên thành công cho APEC 2027, mà còn kiến tạo biểu tượng mới cho Phú Quốc, tạo ra những giá trị bền vững cho ngành du lịch địa phương.APEC 2027 được xem là một cơ hội lịch sử cho Phú Quốc, nhưng cũng đặt ra cho đảo Ngọc nhiều thách thức, đặc biệt là tiến độ hoàn thành các dự án. Để các công trình có thể kịp “về đích”, Phú Quốc cần sự đồng hành quyết liệt của chính quyền địa phương và sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư chiến lược được “chọn mặt gửi vàng”. Phát biểu trong lễ khởi động, ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: “Nếu như Quyết định 178 đã đặt nền móng quan trọng, là kim chỉ nam “giúp Phú Quốc cất cánh”, thì sự kiện APEC 2027 chính là cơ hội lần thứ hai hết sức quý giá, mang tính đột phá, mở ra cho sự phát triển mạnh mẽ của “Phú Quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đây không chỉ là cơ hội để nâng tầm vị thế quốc tế, quảng bá hình ảnh của Phú Quốc, Kiên Giang mà còn là hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế".Không chỉ là một sự kiện, APEC 2027 sẽ là bệ phóng đưa Phú Quốc từ một hòn đảo nghỉ dưỡng trở thành trung tâm kinh tế và hội nghị hàng đầu khu vực. Chỉ còn 2 năm để Phú Quốc chuẩn bị cho APEC 2027, Phó thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Phú Quốc cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng các dự án; đẩy nhanh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; khẩn trương đàm phán, xác định các công trình đã đầu tư để có phương án chỉnh trang, nâng cao chất lượng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực, khẩn trương của tỉnh Kiên Giang, thành phố Phú Quốc và các nhà đầu tư chiến lược trong công cuộc nâng cấp và đầu tư các dự án, cơ sở hạ tầng được lựa chọn. Khi được hỏi về đón nhận nhiệm vụ và trọng trách nếu được tin giao triển khai các dự án phục vụ APEC 2027, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đầu tư tại Phú Quốc, ông Đặng Minh Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sun Group chia sẻ: “APEC 2027 sẽ là cột mốc quan trọng, tạo động lực đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch - kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới. Với quyết tâm, trách nhiệm và khát vọng làm giàu đẹp hơn nữa những vùng đất, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang, Phú Quốc, huy động mọi nguồn lực để hiện thực hóa tầm nhìn này”.Cùng với sự vào cuộc sâu xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Phú Quốc, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tin tưởng rằng Phú Quốc hoàn toàn có cơ sở để hoàn thành trọng trách. Phó thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Chúng ta cùng quyết tâm hướng tới APEC 2027 thành công, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè, các nền kinh tế thành viên APEC về một Việt Nam thân thiện, hòa bình, năng động, hội nhập và phát triển, về một Phú Quốc tươi đẹp, đặc sắc, để trở thành điểm hấp dẫn trên bản đồ thế giới”.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư