Thời trang da lộn - cảm hứng chưa bao giờ cũ trên 'bánh xe' thời trang
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khoảng 13 giờ ngày 12.2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,3 độ vĩ bắc; 112,0 độ kinh đông, trên khu vực phía tây bắc quần đảo Trường Sa. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39 - 49 km/giờ), giật cấp 8; di chuyển theo hướng tây bắc, tốc độ 5 - 10 km/giờ.Trong 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm lại theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5 km và ít có khả năng mạnh thêm.Đến 13 giờ ngày 13.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13 độ vĩ bắc; 111,3 độ kinh đông; trên vùng biển phía tây khu vực giữa Biển Đông. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và di chuyển theo hướng tây bắc.Khoảng 13 giờ ngày 14.2, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 4 độ vĩ bắc; 110,5 độ kinh đông; trên vùng biển ngoài khơi từ Quảng Ngãi đến Phú Yên. Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8 và có hoàn lưu ảnh hưởng khá rộng vào đất liền các tỉnh Nam Trung bộ.Từ 48 - 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng bắc tây bắc và suy yếu dần.Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động. Vùng biển phía tây của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2 - 3,5 m. Từ ngày 14.2, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định sóng biển cao 2 - 3 m. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các bộ: Quốc phòng, Công an, TN-MT, GTVT, Công thương, TT-TT, Ngoại giao quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.Cạnh đó, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Các cơ quan thông tin đại chúng từ T.Ư đến địa phương tăng cường thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với áp thấp nhiệt đới.Lái xe máy chạy ẩu tạt đầu ô tô, nam thanh niên còn… giở trò ăn vạ
Chiều 2.1, ông Lê Viết Nam, Chủ tịch UBND H.Đăk Glei (Kon Tum), cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ tai nạn lao động sập giàn giáo xảy ra tại thủy điện Đăk Mi 1 (ở H.Đăk Glei)Theo đó, đến khoảng 16 giờ cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng. Vị trí 2 thi thể tìm thấy nằm cách nhau khoảng 50 m. Đến nay, công tác tìm kiếm nạn nhân đã hoàn tất, lực lượng chức năng sẽ sớm bàn giao cho người nhà lo hậu sự.Như vậy, sau 3 ngày xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1, cả 5 nạn nhân đã được tìm thấy. Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 5 người tử vong.Các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum).Thủy điện Đăk Mi 1 được khởi công từ năm 2009, có công suất 84 MW, lượng điện trung bình năm 276 triệu KWh. Nguồn nước sử dụng trên sông Đăk Mi, thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhà máy xây dựng tuyến đập dâng kết hợp đập tràn có cửa van trên dòng chính sông Vu Gia, tạo thành hồ chứa có dung tích hơn 28 triệu m3.Dự án do Công ty CP Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng. Nhà máy mới thi công hoàn thành khoảng 85% khối lượng. Điều đáng nói, dự án này được UBND tỉnh Kon Tum cho thuê đất vào ngày 27.12.2024, chỉ 4 ngày trước khi sự cố sập giàn giáo nói trên.
Showroom GearVN Trần Hưng Đạo: Điểm mua sắm lý tưởng cho game thủ Sài Thành
Ban tổ chức giải còn trao 5 chiếc xe đạp của nhà tài trợ Hòa Hưng cho 5 em học sinh Trường THCS Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) có hoàn cảnh khó khăn.
Phía sau câu chuyện về cái tết đầu tiên của cô gái Bỉ ở TP.HCM là một hành trình đầy xúc động và ngập tràn yêu thương.Ngày 11.3.2024, chuyến bay của Clara từ Mexico đáp xuống Việt Nam, mang theo mong ước đặc biệt trong cuộc đời của cô gái người Bỉ gốc Việt: Tìm mẹ ruột! Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên gặp Clara ở một nhà hàng tại Q.1, cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tôi đã ấn tượng với cô gái hiền lành, tình cảm.Hành trang quý giá nhất mà Clara mang theo trong chuyến đi này là hồ sơ nhận nuôi với thông tin ít ỏi và một trái tim khao khát đoàn tụ. Kể với chúng tôi, cô gái Bỉ cho biết tên khai sinh của mình là Huỳnh Thị Ánh Hoa, sinh lúc 9 giờ 35 phút ngày 4.12.1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM). Bé gái Ánh Hoa khi đó được mẹ ruột sinh thường, khỏe mạnh, nặng khoảng 3 kg. Mẹ ruột Clara khai tên Huỳnh Thị Lý, 22 tuổi (có thể sinh năm 1976). 3 ngày sau khi sinh, 7.12.1998, mẹ của chị không hiểu vì lý do gì bỗng biệt tăm khỏi bệnh viện. Sau đó, Ánh Hoa được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Q.Gò Vấp nuôi dưỡng.May mắn đã mỉm cười khi bé gái bất hạnh bị bỏ rơi năm nào được một cặp vợ chồng người Bỉ tốt bụng nhận nuôi, đặt tên là Clara Mayers. Theo những thông tin trong hồ sơ cũng như ký ức mà cha mẹ nuôi kể lại, 26 năm sau, Clara về lại nơi mình cất tiếng khóc chào đời để tìm mẹ ruột Việt Nam.Dù đã về TP.HCM, thậm chí xuống tận Tiền Giang để tìm kiếm với sự giúp đỡ của nhiều người Việt tốt bụng, nhưng đến nay, cô gái Bỉ vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về cha mẹ ruột của mình.Không ít lần xét nghiệm ADN, mất ngủ vì hy vọng để rồi bật khóc thất vọng, nhưng Clara vẫn chưa bao giờ bỏ cuộc. Ngày đầu gặp tôi, Clara nói rằng sẽ ở Việt Nam 2 tháng trong hành trình tìm mẹ cũng như khám phá đất nước nơi mình sinh ra. Nhưng trước khi khởi hành về Bỉ, chị đã có một quyết định mà không ai ngờ tới."Trước khi về tìm mẹ ruột, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện ở lại Việt Nam. Nhưng 2 tháng ở đất nước này, trước ngày khởi hành trở lại Bỉ, tôi cảm thấy không muốn quay lại đó chút nào. Tôi cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc ở Việt Nam và tôi nghĩ "tại sao không thay đổi kế hoạch của mình?" và tìm việc ở đây để tôi có thể ở lại quê hương nơi mình sinh ra", cô gái Bỉ kể lại.Với Clara, quyết định này sẽ cho chị có nhiều thời gian hơn để tìm gia đình ruột thịt của mình và khám phá thêm về nguồn gốc về đất nước nơi chị cất tiếng khóc chào đời. Thêm vào đó, chị thích sống ở đây bởi cảm nhận được mọi người thân thiện và cởi mở, đồ ăn rất ngon. Chị cũng cảm thấy an toàn và thời tiết quanh năm ấm áp, điều mà ở Bỉ không có.Ít ai biết, để có được chuyến trở về Việt Nam tìm mẹ, trước đó Clara đã làm thêm tại 2 nhà hàng, làm việc chăm chỉ suốt 6 tháng liên tục, dành dụm tiền. Những nỗ lực đó của Clara luôn được cha mẹ nuôi ủng hộ.Clara vốn có cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình Bỉ ở vùng Teuven và TP.Liège. Clara có một anh trai nuôi, cũng là người Việt và 2 người em sinh đôi, là con ruột của cha mẹ nuôi. Ngày chị quyết định ở lại Việt Nam, cha mẹ nuôi đã vô cùng sốc."Trong chúng tôi có chút buồn, nhưng đồng thời cũng rất vui vì chúng tôi biết rằng Clara đang hạnh phúc ở Việt Nam. Người làm cha mẹ như chúng tôi luôn khuyến khích con theo đuổi con đường của mình. Tháng 2 này, chúng tôi dự định sẽ đến Việt Nam thăm con gái", bà Geneviève Meeckers (51 tuổi) là mẹ nuôi của Clara cho biết. Cô gái Bỉ vô cùng biết ơn vì điều đó.Sau quyết định ở lại Việt Nam, chị bắt đầu tìm một công việc để có thể sống ổn định ở đây và chị đã làm được. Trong lúc đang tìm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình là thiết kế nội thất/kiến trúc, chị được mời làm quản lý của một nhà hàng mới mở ở TP.HCM.Cô gái Bỉ quyết định làm việc ở đó 1 tháng cho đến khi tìm được việc. Hiện tại, chị đang làm việc cho một công ty thiết kế đồ nội thất và thực sự thích công việc của mình.Clara đón tết ở Việt Nam cách đây 15 năm cùng gia đình người Bỉ của mình tại Hà Nội nhưng lúc đó cô gái gốc Việt còn quá nhỏ để hiểu hết về ngày này. Trong ký ức của Clara, ngày tết Hà Nội được trang trí rất đẹp và nhiều cửa hàng đóng cửa. "Có rất nhiều hoa. Tôi không biết nhiều về nó, nhưng tôi biết rằng đó là một ngày lễ gia đình và mọi người đều trở về quê hương của họ để ăn mừng. Điều đó thực sự quan trọng đối với họ", cô gái chia sẻ.Lần thứ hai đón tết Việt Nam và là lần đầu tiên ở TP.HCM, Clara có nhiều cảm xúc đặc biệt, vừa tò mò nhưng cũng vừa háo hức. Cô gái biết rằng tết là một ngày đặc biệt ở Việt Nam khi mọi người được nghỉ một kỳ nghỉ dài, là dịp mọi người trong gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau."Và tôi thực sự cũng rất muốn được đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình. Tôi biết rằng hành trình tìm mẹ có gian nan, nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tìm được mẹ cũng là mơ ước ngày tết của tôi", chị bày tỏ.Mong muốn của Clara cho Tết là năm 2025 sẽ tràn ngập những điều tốt đẹp, có được những cơ hội tốt, và tìm thấy hướng đi đúng cho cuộc đời của mình. Cô gái cũng mong sẽ học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Clara cho biết sẽ trở thành một người Việt Nam thực thụ khi tham gia vào các hoạt động văn hóa của người Việt, đi du lịch ở nhiều tỉnh thành cũng như dành thời gian cho những người bạn ở Việt Nam mà chị quen. Chính nhờ họ mà chị cảm thấy không đơn độc khi ở TP.HCM. "Chúc quý độc giả Báo Thanh Niên một năm mới với mọi điều may mắn và tốt đẹp!", cô gái Bỉ nhắn nhủ.
APL 2023: Fans Liên Quân Mobile tặng quà độc đáo cho V Gaming và Saigon Phantom
Cùng tham gia nhập ngũ lần này, ở H.Vĩnh Linh còn có thêm 2 nữ tân binh là Lê Thị Kim Oanh (23 tuổi, ở xã Hiền Thành) và Lưu Thị Ngọc Hà (23 tuổi, ở xã Vĩnh Long).