Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào?
Ioniq 5 có thể sạc theo khá nhiều cách. Điểm đáng chú ý là xe đáp ứng cấu trúc điện kép 400 volt/800 volt tương đương với Porsche Taycan và Audi E-Tron, vượt trội xe Tesla Model S/P hay Ford Mustang Mach E. Ioniq 5 tương thích với bộ sạc nhanh DC 350 kW có tốc độ sạc từ 10 - 80% chỉ trong 18 phút và 56 phút với trạm sạc 50 kW sạc từ 20 - 80%. Nếu sử dụng bộ sạc tiêu chuẩn AC 10,9 kW thì xe chỉ mất mất 6,6 giờ sạc đầy pin.Việt Nam có thêm 'viên ngọc ẩn' hấp dẫn nhất châu lục
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
Mùa gió chướng
Về dù lượn nữ, chị Đỗ Thu Thủy (CLB dù lượn Sơn Trà) đoạt giải nhất, nhì: Nguyễn Thị Hồng Phương (Hội dù lượn Hà Nội) và ba: Đỗ Thùy Dương (Hội dù lượn Hà Nội).
Đặc biệt, từ ngày 2 - 6.4 là cao điểm nắng nóng; ở miền Đông và ven biên giới Tây Nam có khả năng xảy ra nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất 37 - 38 độ C, thậm chí vượt 38 độ C.
Tổng giám đốc Đường sắt Sài Gòn: Không về quê ngày tết, nhường tàu xe cho bà con
Sáng 6.2 (mùng 9 Tết Nguyên đán), hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng (xã An Xuân, H.Tuy An, Phú Yên) để xem hội đua ngựa, tận hưởng bầu không khí lễ hội dân gian truyền thống có một không hai ở miền Trung.Hội đua ngựa năm nay có sự góp mặt của 32 "chiến mã" đến từ 4 xã: An Lĩnh, An Xuân, An Hiệp và An Thọ (H.Tuy An). Mỗi vòng đua gồm 4 ngựa tranh tài, chạy 2 vòng (2 km), sau đó chọn 8 ngựa nhanh nhất vòng bảng vào thi bán kết. 4 ngựa đoạt nhất và nhì ở vòng bán kết vào vòng chung kết tranh giải.Ngựa đua là các chú ngựa thồ hằng ngày, dùng để vận chuyển nông sản. Còn người đua ngựa là những nông dân chân lấm tay bùn. Chính vì vậy đã tạo nên hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc lạ, thú vị, khiến hàng ngàn khán giả được dịp cười sảng khoái.Lần đầu tiên đứng trước đám đông reo hò nên nhiều chú ngựa hoảng hốt, bỏ chạy khỏi đường đua. Không ít chú ngựa đã có lệnh xuất phát từ lâu nhưng... cương quyết không chạy, phải nhiều người rượt đuổi, la hét, đánh vào mông mới chịu... nhấc bước.Có chú ngựa đang chạy lại... không thích đua nữa, lạ đời hơn là có ngựa hất ngã luôn cả người cưỡi xuống đất cho đỡ vướng víu để chạy nhanh về đích.Sau hơn 2 tiếng tranh tài, kết quả: giải nhất thuộc về ngựa số 23 (xã An Hiệp); giải nhì thuộc về ngựa số 25 (xã An Hiệp); đồng giải ba thuộc về ngựa số 9 (xã An Xuân) và ngựa số 15 (xã An Hiệp).Ông Nguyễn Hữu Sơn (điều khiển ngựa đua số 23) đoạt giải nhất cuộc đua năm nay. Ông Sơn cho biết không có bí quyết nào để dành chiến thắng. "Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng, chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sơn nói.Năm nào cũng về xem hội đua ngựa ở Gò Thì Thùng, ông Lưu Văn Khánh (70 tuổi, xã Hòa Trị, H.Phú Hòa, Phú Yên) vẫn rất hào hứng. "Tuy không chuyên nghiệp nhưng cả người lẫn ngựa đều rất nhiệt tình, tạo những tràng cười sảng khoái cho mọi người. Nhiều khi vì sự nghiệp dư này mà lễ hội để lại ấn tượng, cuốn hút người xem", ông Khánh nói.Ông Huỳnh Gia Hoàng, Chủ tịch UBND H.Tuy An, cho biết: "Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của H.Tuy An và đã có từ lâu đời. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và quảng bá nét đẹp văn hóa này đến rộng rãi trong cộng đồng người dân và cả nước. Từ đó thu hút đầu tư, kích thích phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc của địa phương".