Gần 60 triệu đồng hỗ trợ người mẹ trẻ đơn thân bị liệt hai chân
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnCăng mình bảo vệ rừng vì trong 3 năm có đến 42 nhân viên nghỉ việc
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Ukraine cảnh báo Nga đang dùng Avdiivka làm đà tấn công
Trong bối cảnh đó, Diapex - thương hiệu tã thuộc Tập đoàn NTPM (Nibong Tebal Paper Mill Sdn. Bhd), tập đoàn hàng đầu Malaysia trong lĩnh vực sản xuất giấy và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, với hơn 60 năm kinh nghiệm, NTPM đã phát triển từ một nhà sản xuất khăn giấy trở thành công ty tiên phong trong ngành, sở hữu hệ thống nhà máy hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến cùng công nghệ vượt trội. Diapex tự hào mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé, giúp các bậc phụ huynh yên tâm lựa chọn.Nguyên nhân gây hăm tã chủ yếu đến từ việc da bé tiếp xúc với chất thải trong tã trong thời gian dài, độ ẩm từ chất thải của bé sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây kích ứng và viêm nhiễm. Đặc biệt, trong môi trường khí hậu nóng bức và độ ẩm cao như ở Việt Nam, tình trạng này càng diễn ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thói quen của phụ huynh Việt Nam là nuôi con "mau ăn, chóng lớn", nên thể trạng của các bé Việt có phần mũm mĩm với đặc điểm mông to và đùi ếch, khiến các mẹ rất khó tìm chọn size bỉm phù hợp cho con. Việc sử dụng tã quá chật sẽ gây ma sát, làm tổn thương và kích ứng da bé. Nhưng khi mẹ chọn tã quá rộng, cũng gây nguy cơ rò rỉ chất thải, không thấm hút triệt để, khiến chất thải tràn xuống làm con khó chịu.Thấu hiểu những nhu cầu trên, Diapex đã nghiên cứu và phát triển dòng tã ngừa hăm dành riêng cho trẻ em Việt, phù hợp với thể trạng, lẫn điều kiện thời tiết oi bức đặc trưng của nước ta. Không chỉ mang đến sự thoải mái tối đa cho bé yêu, mà còn giúp mẹ giảm bớt lo lắng, yên tâm hơn trong suốt quá trình chăm sóc và đồng hành cùng bé lớn lên từng ngày.Tã Diapex, với thiết kế siêu mỏng chỉ 2,5mm, là lựa chọn lý tưởng để giữ cho bé luôn khô thoáng và dễ chịu suốt cả ngày, đặc biệt trong những ngày hè oi ả. Mẹ không còn phải lo lắng về việc bé bị bí bách hay khó chịu, vì sản phẩm đã được thiết kế để giữ làn da bé luôn thoáng mát.Điểm nổi bật của tã Diapex là công nghệ lõi siêu thấm, hiệu quả thấm hút gấp 4 lần. Các hạt SAP được phân bổ đều trên bề mặt tã, giúp thấm hút chất lỏng từ mọi hướng, ngăn ngừa tình trạng vón cục và đảm bảo da bé luôn khô ráo, không bị ẩm ướt hay kích ứng. Tã Diapex Ultra Care 8IN1 còn cải tiến thêm đũng quần mở rộng với công nghệ Nhật Bản, giúp chống tràn hiệu quả ngay cả với những bé có thể trạng bụ bẫm, mông to hay đùi ếch. Bé thoải mái vui chơi, vận động mà không lo chất thải bị rò rỉ gây khó chịu. Thiết kế 3D Cushion tạo bề mặt êm mềm, thoáng khí, ngăn ngừa tình trạng hầm bí tối ưu. Với thiết kế này, mẹ hoàn toàn yên tâm vì bé yêu sẽ luôn cảm nhận được sự dễ chịu và thoáng mát. Màng đáy thoáng khí có khả năng tản ẩm, tản nhiệt hiệu quả, giúp hỗ trợ tối ưu trong việc đẩy hơi ẩm ra ngoài khi bé đi vệ sinh, tạo sự thông thoáng, ngăn hầm bí, giúp da bé luôn khô ráo suốt cả ngày.Bên cạnh đó, đai thun co giãn 360 độ nhẹ nhàng ôm sát mông và chân bé, ngăn ngừa tình trạng hằn đỏ hay khó chịu trong suốt quá trình sử dụng. Thiết kế này được tối ưu để bảo vệ tối đa làn da mỏng manh của bé.Ngoài ra, tã Diapex còn được trang bị vạch báo đầy tã, giúp mẹ dễ dàng nhận biết thời điểm cần thay tã, đảm bảo bé luôn khô thoáng mà không bị ướt lâu hay khó chịu.Một ưu điểm nữa là tinh chất tràm trà tự nhiên có trong tã, bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi kích ứng và ngăn ngừa hăm tã một cách tự nhiên, an toàn và lành tính.Đối với mẹ, bé yêu lớn lên khỏe mạnh là điều quan trọng nhất, và Diapex luôn đồng hành cùng mẹ trong hành trình chăm sóc "thiên thần nhỏ" phát triển toàn diện. Mỗi tính năng của tã Diapex Ultra Care 8IN1 đều được hoàn thiện từ những thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu của cả mẹ và bé. Giúp mẹ giảm bớt lo âu và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời bên con yêu.Diapex - Thương hiệu tã hàng đầu đến từ Malaysia thuộc Tập đoàn NTPM (Nibong Tebal Paper Mill Sdn. Bhd)Để mua Tã Diapex Ngừa Hăm 8IN1, vui lòng tham khảo thông tin chi tiết và đặt hàng tại: https://shopee.vn/diapexvietnam
Ngày 24.1, nguồn tin PV Thanh Niên cho biết, Công an xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) đã triệu tập và đang lấy lời khai nam tài xế taxi có hành động dùng gậy chặn, đập phá gây hư hỏng xe tải.Trước đó một ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 33 giây ghi lại cảnh taxi dừng ở vỉa hè, còn xe tải di chuyển chậm sát lề đường. Lúc này, người đàn ông mặc áo sơ mi trắng, đeo dây thẻ ở cổ, tay cầm gậy sắt đập mạnh vào đèn, cửa, kính xe tải gây hư hỏng.Đoạn clip thu hút sự quan tâm của dư luận và hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận.Qua xác minh, vụ việc xảy ra tại địa chỉ 81 Bùi Công Trừng (ấp 26, xã Đông Thạnh, H.Hóc Môn, TP.HCM).Vụ việc làm ảnh hưởng giao thông qua khu vực và nhiều người bức xúc trước hành động của nam tài xế taxi.Liên quan vụ việc, nguồn tin cho biết, sáng nay (24.1), Công an xã Đông Thạnh đã triệu tập và đang lấy lời khai đối với nam tài xế taxi và tài xế xe tải để làm rõ việc dùng gậy đập phá ô tô.Thời gian qua, Công an TP.HCM đã khởi tố nhiều vụ việc liên quan hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản mà nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ trong tham gia giao thông. Qua đó, công an đã bắt tạm giam nhiều tài xế để xử lý nghiêm theo quy định.
Tạm dừng kinh doanh dự án FLC Lux City Quy Nhơn
Áp phích chính của giải đấu