Phương Tây giảm ảnh hưởng trên bảng xếp hạng ĐH danh tiếng nhất thế giới năm 2023
Trong những năm gần đây, gacha game đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong làng game thế giới. Với cơ chế "quay gacha" để nhận phần thưởng ngẫu nhiên, dòng game này thu hút hàng triệu người chơi với hy vọng sở hữu các vật phẩm hiếm. Tuy nhiên, gacha game không chỉ mang lại sự giải trí mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tài chính và tính minh bạch.Thuật ngữ "gacha" bắt nguồn từ Nhật Bản, ám chỉ các trò chơi sử dụng cơ chế tương tự máy gachapon – nơi người chơi bỏ tiền để nhận đồ chơi ngẫu nhiên. Trong gacha game, người chơi dùng tiền thật hoặc tiền ảo để quay số nhằm nhận phần thưởng, từ nhân vật đặc biệt, vũ khí hiếm đến các vật phẩm trang trí.Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được các vật phẩm hiếm trong gacha game thường rất thấp. Các tựa game như Genshin Impact, Honkai: Star Rail hay Blue Archive đều sử dụng hệ thống này để giữ chân người chơi và thúc đẩy chi tiêu. Những nhân vật 5 sao hoặc vũ khí hiếm thường chỉ có tỷ lệ xuất hiện dưới 1%, khiến người chơi dễ dàng rơi vào vòng xoáy "quay gacha" liên tục để đạt được mục tiêu mong muốn.Gacha game khéo léo khai thác tâm lý người chơi thông qua các hiệu ứng như "đầu tư đã bỏ ra" (sunk cost fallacy). Khi đã đầu tư một khoản tiền hoặc thời gian nhất định, người chơi thường khó từ bỏ vì cho rằng việc tiếp tục quay sẽ mang lại kết quả mong muốn. Điều này tạo nên một vòng lặp chi tiêu không kiểm soát.Ngoài ra, cơ chế phần thưởng giới hạn thời gian như banner cũng tạo áp lực lớn. Trong Genshin Impact, các nhân vật hiếm chỉ xuất hiện trong vài tuần. Nếu bỏ lỡ, người chơi sẽ phải chờ rất lâu để có cơ hội quay lại. Áp lực từ thời gian và cơ chế này khiến nhiều người cảm thấy "bị ép buộc" phải nạp tiền.Hệ thống pity system (bảo hiểm thất bại) cũng là một con dao hai lưỡi. Dù nó đảm bảo người chơi nhận được vật phẩm hiếm sau một số lượt quay nhất định, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ tiếp tục chi tiền để đạt đến ngưỡng này thay vì dừng lại.Mặc dù gacha game mang lại niềm vui cho hàng triệu người chơi, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt, việc quay gacha tạo cảm giác phấn khích khi người chơi không biết mình sẽ nhận được gì, giống như mở một món quà bất ngờ. Mặt khác, yếu tố may rủi lại trở thành áp lực tài chính đối với nhiều người, đặc biệt là những người chơi trẻ tuổi.Theo báo cáo của Sensor Tower, các tựa game như Honor of Kings đã đạt doanh thu hàng trăm triệu USD chỉ trong tháng 10.2024. Một phần lớn doanh thu này đến từ các sự kiện trong game, nơi người chơi được khuyến khích chi tiêu mạnh tay để sở hữu các vật phẩm hoặc nhân vật giới hạn thời gian. Cơ chế này không chỉ tạo ra sức hút mà còn khiến nhiều người chơi cảm thấy bị "ép buộc" phải chi tiêu để không bị bỏ lại phía sau.Phương Thanh (1998) – Chuyên viên phần mềm chia sẻ: “Tôi thường nạp khoảng 1.5 triệu đồng mỗi lần quay gacha. Khi nhận được vật phẩm mong muốn, cảm giác rất phấn khích nhưng cũng tiếc tiền. Còn khi không nhận được, tôi bực bội và thường nạp thêm với hy vọng ‘gỡ gạc’. Tuy nhiên, sau này tôi đã từ bỏ gacha game vì cần thời gian cho công việc.”Thanh Hải (1995) – Nhân viên thiết kế thì có cách tiếp cận khác: “Tôi từng chi hơn 3 triệu đồng trong một lần để nhận nhân vật yêu thích. Nhưng tôi luôn tính toán cẩn thận trước khi nạp. Nếu không chắc chắn nhận được, tôi sẽ không chi. Banner giới hạn thời gian dễ khiến người chơi không có kế hoạch dễ bị hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO), nhưng với tôi, việc quản lý tài nguyên giúp tránh chi tiêu không cần thiết.”Cơ chế bảo hiểm có thể dẫn đến việc nạp thêm tiền khi gần đạt đủ số lượt quay cần thiết. Việc quản lý tài nguyên và giữ vững mục tiêu là chìa khóa để tránh bẫy chi tiêu.Game thủ có kinh nghiệm như Thanh Hải đưa ra lời khuyên: “Khi chơi gacha game, hãy xác định mục tiêu rõ ràng để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, cần hiểu rõ chơi vì sức mạnh nhân vật (meta) hay chỉ để sưu tầm. Đừng bị cuốn vào tâm lý ‘xoay thêm vài lần nữa chắc sẽ trúng’, nếu không đủ tài nguyên, tốt nhất là chờ đợi.” Phương Thanh nhấn mạnh: “Đặt ngân sách rõ ràng và tuân thủ. Đừng để cảm xúc chi phối, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng xoáy chi tiêu không hồi kết.”Cả hai góc nhìn và dẫn chứng đều chỉ ra rằng, gacha game không đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn có thể là là một "bẫy tài chính" nếu người chơi không biết kiểm soát bản thân. Trách nhiệm không chỉ thuộc về người chơi, mà còn đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ phía nhà phát triển game.Trước những tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định quản lý nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi gacha game:Gacha game vẫn là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp game, nhưng sự tranh cãi về mặt tài chính và tính minh bạch sẽ tiếp tục định hình tương lai của thể loại trò chơi này. Để trở thành một hình mẫu kinh doanh bền vững, các nhà phát triển cần minh bạch hơn trong cơ chế và cam kết bảo vệ quyền lợi của người chơi. Với những người tham gia, việc tỉnh táo và kiểm soát tài chính là cách tốt nhất để biến gacha game thành một thú vui giải trí thay vì bẫy chi tiêu.Lỡ deal trên sàn - Trượt deal Mai Hân mỹ phẩm suốt tháng
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc duy trì trạng thái sẵn sàng này được coi là một loại dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Chi phí này phụ thuộc vào mức độ biến động của nguồn năng lượng tái tạo như ĐMTMN. Nguồn năng lượng tái tạo biến động càng nhiều, quy mô chi phí này càng lớn.
Có được lập vi bằng mua nhà 2 tỉ nhưng hợp đồng công chứng 700 triệu?
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Ngày 27.2, Công an P.An Hải Bắc (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao 106 triệu đồng cho một người dân sinh sống trên địa bàn bị đánh rơi.Trước đó, ngày 20.2, bà Trương Thị Bông (52 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) đi trên đường Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn P.An Hải Bắc thì nhặt được túi ni lông màu đen, bên trong có số tiền lớn.Bà Bông lập tức đến Công an P.An Hải Bắc trình báo, nhờ lập biên bản kiểm đếm và nhờ tìm khổ chủ. Công an đã lập hồ sơ tiếp nhận 106 triệu đồng có trong túi ni lông.Sau khi thông báo và xác minh, Công an P.An Hải Bắc đã xác định ông Nguyễn Văn An (65 tuổi, ngụ P.An Hải Bắc) là người làm rơi số tiền lớn.Ông An chia sẻ, đây là số tiền dành dụm cả đời, trước đó ông mang theo, để trong túi áo khoác để giải quyết công việc. Nhưng khi di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo đến cầu sông Hàn thì bị đánh rơi.Ông buồn bã nhiều ngày liền cho đến khi bất ngờ nhận được thông báo từ lực lượng công an và địa phương mời đến trụ sở xác minh về số tiền.Khi nhận lại tài sản, ông An đã viết thư bày tỏ lòng cảm kích đối với bà Bông cùng cán bộ Công an P.An Hải Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ.Cùng ngày, Công an P.Hòa Cường Nam cho biết đã trả lại số vàng cho người đánh rơi. Trước đó, ngày 17.2, ông Phạm Thế Bình, nhân viên bảo vệ của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng đã đến công an phường giao nộp 2 nhẫn vàng (khoảng 3 chỉ vàng).Theo nhân viên bảo vệ này, trong lúc làm việc tại khu vực kho xe của Công ty TNHH THACO Auto Đà Nẵng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Nam), anh nhặt được 1 hộp nữ trang, bên trong có 2 nhẫn vàng, số tài sản này có dòng chữ "KIMTHANHDANH" ; "DUNG", "TRÀ KIỆU" và một số tài sản khác kèm theo.Công an phường đã lập biên bản tiếp nhận, đồng thời thông báo tìm chủ tài sản. Qua xác minh các giấy tờ, công an phường xác định khổ chủ là chị Lê Hoài Linh (ngụ H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Ngày 23.2 tại Công an P.Hòa Cường Nam, công an phường đã mời ông Phạm Thế Bình đến làm thủ tục trao lại tài sản cho người đánh rơi là chị Lê Hoài Linh.
Dựng chuyện người sống thành người chết để lừa đảo kêu gọi từ thiện
Ngày 8.3, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thị Nương (44 tuổi, ngụ xã Đồng Phong, H.Nho Quan, Ninh Bình), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình, từ tháng 7.2023 - 10.2024, Nương đã sử dụng mạng xã hội Zalo và Facebook đăng tải thông tin kêu gọi người dân bỏ tiền đầu tư buôn bán nhung hươu và các loại thảo dược với lợi nhuận cao. Nương tự giới thiệu có nhiều mối làm ăn lớn, buôn bán dễ dàng để thu hút người dân đầu tư tiền. Trong khoảng thời gian trên, đã có 4 người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chuyển cho Nương gần 13 tỉ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nương đã không đầu tư như cam kết mà chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình thông báo, ai là nạn nhân của Quách Thị Nương thì liên hệ, trình báo với Công an tỉnh Ninh Bình để được giải quyết.