Thần Bạch Mi, vì sao đại thi hào Nguyễn Du xem là ‘ông tổ’ gái lầu xanh?
Chiều 11.2, Chỉ huy Công an P.Yên Phụ (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa làm việc với nam shipper trong vụ người này bị tài xế ô tô hành hung, đang "nóng" trên mạng xã hội, để làm rõ vụ việc.Theo video lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 10.2, nam shipper lái xe máy xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông điều khiển xe ô tô Lexus. Sau đó người lái ô tô lao vào đánh, đấm liên tiếp vào vùng mặt, đầu nam shipper.Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn "lên gối" và đá vào mặt nam thanh niên đang ngồi trên xe máy. Đỉnh điểm, nam tài xế ô tô còn lấy mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu nạn nhân.Người bị hành hung được xác định là anh Nguyễn Xuân Hưng (31 tuổi). Sáng 11.2, anh được Công an P.Yên Phụ mời đến trụ sở để lấy lời khai, cho giám định thương tích.Theo anh Hưng, sau khi bị hành hung anh bị sưng, tím vùng mặt, đầu và hiện tại vẫn đau đầu, choáng váng, mắt sưng to.Anh Hưng cho hay, sự việc xảy ra trưa 10.2, sau khi ô tô va chạm với xe máy của anh thì người lái ô tô xuống chửi bới và liên tiếp đánh, đấm anh. Từ khi xảy ra vụ việc, anh chưa nhận được lời xin lỗi hay hỏi thăm của tài xế ô tô cũng như người thân của tài xế này.Lãnh thổ bị tấn công liên tiếp, Bộ trưởng Quốc phòng Nga ra chỉ đạo mới
Xem Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trên toàn cầu, Suntory PepsiCo Việt Nam liên tục ra mắt sản phẩm mới, cải tiến và sáng tạo, đặt người dùng làm trọng tâm.Hiện diện và hoạt động tại Việt Nam trong ba thập kỷ, Suntory PepsiCo từ một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên hoạt động tại nước ta vươn lên và giữ vững vị thế hàng đầu trong hơn hai thập kỷ với danh mục sản phẩm đa dạng, lan tỏa niềm vui đến hàng triệu người dùng Việt mỗi năm. Sản phẩm -196 được ra mắt gần đây là một ví dụ sắc nét về việc công ty có những bước tiên phong trong việc tiếp cận người dùng một cách sáng tạo và đem đến những trải nghiệm tiệm cận với người dùng ở thị trường phát triển. Sản phẩm -196 với công nghệ nghiền lạnh hiện đại, đã thành công tại những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Anh, và Úc, nay chính thức có mặt tại Việt Nam.Trái cây được đông lạnh ở nhiệt độ -196°C, sau đó nghiền nát và ngâm trong vodka, giữ trọn vẹn hương vị tươi mới và đặc trưng. Dựa trên triết lý Seikatsusha - lấy sự toàn diện của con người làm trọng tâm, thấu hiểu và đồng hành để đáp ứng mọi khía cạnh trong đời sống - đây là một trong những cải tiến nhằm đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng, mang đến trải nghiệm thưởng thức độc đáo, phù hợp với mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, từ những giây phút thư giãn đến những dịp tụ họp cùng bạn bè. Việc ra mắt sản phẩm không chỉ đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của Suntory PepsiCo mà còn khẳng định thế mạnh trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành đồ uống nội địa thông qua không ngừng đa dạng hóa danh mục sản phẩm.Tinh thần đổi mới không chỉ thể hiện qua các sản phẩm mà còn được khắc họa trong sự phát triển sản xuất kinh doanh song hành cùng cam kết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Tinh thần đổi mới và sáng tạo còn được thể hiện xuyên suốt trong chuỗi giá trị, từ nghiên cứu phát triển sản phẩm đến các hoạt động phát triển bền vững của công ty tập trung vào 6 trụ cột tạo ra tác động tích cực cho môi trường và cộng đồng.Công ty bắt đầu hành trình thúc đẩy chuyển đổi bao bì bền vững, góp phần giảm phát thải carbon ra môi trường từ sớm thông qua cải tiến nhằm tăng khả năng tái chế của bao bì; giảm lượng nhựa nguyên sinh dùng trong bao bì và thúc đẩy sáng kiến bao bì làm từ nhựa tái sinh. Nỗ lực này giúp hàng năm giảm hơn 5.000 tấn nhựa, tương đương giảm phát thải 23.000 tấn CO2 ra môi trường. Suntory PepsiCo là công ty trong ngành nước giải khát giới thiệu sản phẩm có bao bì làm từ 100% nhựa tái sinh tại Việt Nam vào năm 2022, và liên tục giới thiệu thêm nhiều cải tiến trong những năm tiếp theo như trà Oolong TEA+ có bao bì nhựa tái sinh hoàn toàn vào năm 2023. Những sáng tạo này không chỉ giúp tối ưu hóa tài nguyên, thúc đẩy tuần hoàn mà còn giảm đáng kể tác động đến hệ sinh thái.Công ty liên tục mở rộng danh mục sản phẩm với việc ra mắt những sản phẩm không đường, ít đường và bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe như Pepsi Zero, Revive Zero Calo, TEA+ Ô Long Xanh và 7 Up Soda Chanh không đường, được cải tiến về công thức để mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng. Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu về sức khỏe mà còn lan tỏa thông điệp sống tích cực đến cộng đồng. Việc liên tục nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đa dạng đã củng cố vị thế hàng đầu của Suntory PepsiCo, thể hiện năng lực sáng tạo không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại mà còn tiên phong tạo xu hướng.Những sáng tạo tiên tiến không chỉ là dấu ấn trong chiến lược phát triển của Suntory PepsiCo tại Việt Nam, mà còn là cam kết đầu tư lâu dài. Tháng 4 vừa qua, công ty khởi công nhà máy tại Long An, đây là nhà máy thứ 6 và là dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong ba thập kỷ công ty hoạt động tại Việt Nam. Với công suất lên tới 800 triệu lít/năm, đây là nhà máy lớn nhất của tập đoàn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhà máy mới được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực sản xuất và ứng dụng công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.Những nỗ lực đổi mới để mang lại giá trị toàn diện cho người tiêu dùng cũng như cộng đồng của Suntory PepsiCo đã được ghi nhận bởi nhiều Cơ quan tổ chức uy tín thông qua giải thưởng danh giá cả trong và ngoài nước, trong đó có danh hiệu "Doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi xanh tiêu biểu năm 2024" do báo Vietnam Investment Review và Bộ Kế hoạch Đầu tư trao tặng. Những thành tựu này là minh chứng cho tinh thần tiên phong trong đổi mới và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không chỉ góp phần thúc đẩy ngành đồ uống tại Việt Nam mà còn đồng hành cùng người Việt trong mọi khoảnh khắc đời sống, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.
El Nino kết thúc, từ tháng 6 sẽ chuyển sang La Nina
Vào 6 năm trước, đội tuyển Việt Nam thời HLV Park Hang-seo đã cầm hòa 2-2 trước Malaysia tại sân Bukit Jalil, trước khi kết liễu đối thủ bằng bàn thắng duy nhất của Anh Đức đem chiến thắng 1-0 tại sân nhà Mỹ Đình, đăng quang vô địch AFF Cup 2008.Quay ngược thời gian về năm 2008, thầy trò HLV Henrique Calisto đã đem về chức vô địch Đông Nam Á đầu tiên cho Việt Nam, khi đánh bại Thái Lan 2-1 tại Rajamangala trước khi hòa 1-1 tại Mỹ Đình với cú đánh đầu đi vào lịch sử của Lê Công Vinh.Lần gần nhất chúng ta vào chung kết là 2 năm trước, khi đội tuyển Việt Nam hòa Thái Lan 1-1 tại Mỹ Đình và thúc thủ 0-1 trên sân Thammasat tại Bangkok, chấp nhận ngôi á quân AFF Cup 2022 và khép lại triều đại của HLV Park Hang-seo.Tiếp quản đội tuyển Việt Nam "chạm đáy" từ người tiền nhiệm Philippe Troussier, HLV Kim Sang-sik đang hâm nóng trở lại niềm tin và sự ủng hộ từ các CĐV, khi giúp đội bóng thoát cảnh rệu rã, tìm lại sự tự tin và đi một mạch tới trận chung kết sau khi đánh bại Singapore tổng tỷ số 5-1 sau 2 trận bán kết.Bước vào 2 trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam sẽ đá lượt đi trên sân nhà Việt Trì ngày 2.1.2025, trước khi bay sang Bangkok đá trận lượt về ngày 5.1.2025 trên sân Rajamangala.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanĐã có không ít độc giả gửi đến Báo Thanh Niên câu hỏi: đâu là khác biệt dẫn đến thứ tự đá chung kết lượt đi, lượt về của đội tuyển Việt Nam ở các giải đấu?Câu trả lời chính xác sẽ không phải phụ thuộc điểm số, thành tích của chúng ta ở vòng bảng như một số thông tin, mà đến từ kết quả bốc thăm chính thức của giải đấu được tổ chức ngày 21.5.2024 tại TP.Hà Nội.Kết quả bốc thăm đó, bên cạnh phân bảng đấu các đội, đồng thời cũng định ra ngay từ đầu những kịch bản phân nhánh cho vòng bán kết và chung kết của AFF Cup 2024. Việc xếp hạng các đội theo tiến trình của từng đội dựa trên 2 mùa giải gần nhất. Nếu kết quả bằng nhau, giải đấu gần đây nhất sẽ được ưu tiên. Cụ thể, đội tuyển Việt Nam và Thái Lan mặc định được chọn làm hạt giống số 1, kết quả bốc thăm đã đưa chúng ta vào bảng B còn người Thái vào bảng A.Điều này mặc nhiên dẫn đến kịch bản: Nếu chúng ta xếp nhất bảng B sẽ đá với đội nhì bảng A (Singapore) ở trận bán kết lượt đi trên sân nhà (được xác định là bán kết 1), trong khi đội nhất bảng A là Thái Lan sẽ gặp đội nhì bảng B là Philippines ở trận bán kết 2.Ngược lại nếu đội tuyển Việt Nam xếp nhì bảng B sẽ mặc định đá trận bán kết lượt đi trên sân nhà với đội nhất bảng A, nếu vượt qua vòng bán kết sẽ được đá trận chung kết lượt về trên sân nhà.Ngay từ trước thời điểm có kết quả bốc thăm, AFF cũng quy định đội thắng bán kết 1 (nay xác định là đội tuyển Việt Nam) sẽ đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà, trước khi đá chung kết lượt về trên sân nhà đội thắng bán kết 2 (Thái Lan).Quay trở lại quá khứ, đội tuyển Việt Nam đã rơi vào bảng A ở AFF Cup 2018 đoạt ngôi nhất bảng, còn năm 2008 thầy trò HLV Henrique Calisto vào bán kết với ngôi nhì bảng B (đá với đội nhất bảng A là Singapore) đã cùng đá 2 trận chung kết lượt về trên sân nhà Mỹ Đình.Trong khi đó năm 2022 thầy trò HLV Park Hang-seo giành ngôi đầu bảng B giống đội bóng của HLV Kim Sang-sik vào lúc này, nên đá trận chung kết lượt đi trên sân nhà trước khi làm khách ở trận chung kết lượt về.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Tháp Tài chính 108 tầng kỳ vọng sáng tạo biểu tượng mới của Đông Nam Á
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.