Khán giả mong chờ gì trong hai tập cuối 'Nữ hoàng nước mắt'?
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.3 xe thương mại đáng chú ý nhất tại Vietnam Motor Show 2022
Ngày 25.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bắt giữ Nguyễn Văn Chiều (38 tuổi, quê Kiên Giang), người đang bị truy nã về tội trộm cắp tài sản.Chiều bị Công an TP.Thủ Đức ra quyết định truy nã hồi tháng 10.2024 và bị bắt hôm 24.1 khi đang lẩn trốn trên địa bàn H.Nhà Bè.Hồ sơ điều tra thể hiện, sáng 15.9.2023, Chiều cùng với Nguyễn Văn Dàng (33 tuổi, quê Kiên Giang) và Nguyễn Hữu Thừa (44 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe tải vào giao xi măng cho công trình trên địa bàn P.Long Trường, TP.Thủ Đức.Tại đây, nhóm này phát hiện có nhiều đoạn sắt thép đang gia công nên nảy sinh lòng tham. Rạng sáng hôm sau, cả 3 chạy xe tải quay trở lại công trình rồi trộm số sắt thép, mang bán được gần 10 triệu đồng và chia nhau tiêu xài.Đến tối 18.9.2023 thì cả 3 bị Công an P.Long Trường phát giác vụ việc, đưa về trụ sở lấy lời khai, công an cũng thu giữ tang vật trong vụ trộm. Đầu tháng 7.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm nói trên về tội trộm cắp tài sản. Quyết định này được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.Tuy nhiên, Chiều và Thừa đã bỏ trốn, nên đến tháng 10.2024, Công an TP.Thủ Đức đã ra quyết định truy nã.Khoảng 16 giờ ngày 24.1, từ thông tin của người dân, Công an TP.Thủ Đức phối hợp Công an H.Nhà Bè ập vào bắt giữ Nguyễn Văn Chiều khi đang nằm võng tại quán nước trên địa bàn xã Long Thới.Hiện công an đang tiếp tục truy bắt Thừa để phục vụ công tác điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại công trình.
VinFast ký kết hợp tác với 12 đại lý mới tại Mỹ
Phân khúc mô tô thể thao cỡ nhỏ - Sportbike 150 phân khối tại Việt Nam vừa có sự góp mặt của Honda CBR 150R
Ngày 30.12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan là ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư.Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự hội nghị và trao các quyết định. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư; các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên T.Ư Đảng là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị ở T.Ư.Tại hội nghị, Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư Nguyễn Quang Dương cho biết, tại phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 27.12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và thông qua dự thảo các quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở T.Ư. Ngày 28.12, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan. Cụ thể, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan: Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Nội chính T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Cơ quan T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cơ quan T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Cơ quan T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Cơ quan Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc 13 cơ quan Đảng, Đoàn thể T.Ư hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn, là tinh thần gương mẫu, quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của từng cơ quan và sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở T.Ư.Tổng Bí thư lưu ý, đây mới chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn rất nhiều công việc phải làm và phức tạp hơn vì liên quan đến cơ chế vận hành, việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ.Tổng Bí thư đề nghị, từng cơ quan phải bảo đảm các công việc tiếp tục hoạt động bình thường, không được gián đoạn, ngừng trệ, bỏ sót. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ có phát sinh, có thể có cả những bất cập nên các cơ quan cần tiếp tục rà soát, thống nhất với Ban Tổ chức T.Ư, báo cáo Bộ Chính trị sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý về hành chính để hoạt động, giao dịch theo pháp nhân của cơ quan mới.Tổng Bí thư đề nghị, thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng trong tiếp nhận và sắp xếp cán bộ lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; trong sắp xếp trụ sở, chỗ làm việc, không để xảy ra tình trạng phân biệt, mất đoàn kết. Các cơ quan, đơn vị rà soát cơ cấu và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng công việc. Tổng Bí thư lưu ý, mục đích của sắp xếp tổ chức bộ máy là phải đạt được tinh gọn, tránh trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, tránh bỏ sót, cắt khúc công việc, phải rõ cơ quan chủ trì để trên cơ sở đó, cơ cấu, sắp xếp, tinh giản đội ngũ cán bộ, bảo đảm sau sắp xếp bộ máy và đội ngũ cán bộ thì cơ quan, đơn vị phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.Tổng Bí thư đề nghị Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội phối hợp cùng Ban Tổ chức T.Ư tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành chế độ, chính sách đối với cán bộ để thực hiện việc sắp xếp, cơ cấu đội ngũ cán bộ với quan điểm tinh gọn đội ngũ cán bộ nhưng giữ được người tài, thu hút được người giỏi làm việc trong khu vực công. Cùng đó, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện ngay việc sắp xếp những cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền nếu không vướng quy định của luật; chỉ đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt công tác chuẩn bị để ngay sau khi Quốc hội sửa luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, thông tư thì thực hiện được ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Tổng Bí thư nhấn mạnh, quá trình sắp xếp không quá cầu toàn nhưng cũng không chủ quan, hình thức, bảo đảm thông suốt, không ách tắc trong giải quyết công việc, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan, đơn vị…
Bình Định: Xử lý vụ cô giáo dùng bút chì chọt vào chân trẻ mầm non
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.