Vụ tung tin mang súng lên máy bay: Người vi phạm bồi thường nếu có thiệt hại
Trong bối cảnh thị trường ô tô vẫn ảm đạm từ sau Tết Nguyên đán 2025, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam vẫn chưa thể tìm lại nhịp tăng trưởng doanh số. Ngoại trừ Toyota Hilux, các mẫu mã còn lại đều bán ít hơn so với tháng "chạy đà" doanh số cho năm 2025, dù vậy cục diện cạnh tranh vẫn không có nhiều thay đổi.Tương tự kịch bản đã diễn ra trong nhiều năm qua tại Việt Nam, dù doanh số bán hàng giảm hay tăng, Ford Ranger vẫn áp đảo các đối thủ còn lại. Cụ thể, doanh số bán Ford Ranger đạt 1.111 xe, giảm 4 xe so với tháng đầu năm nhưng kết quả này vẫn giúp Ranger dẫn đầu doanh số đồng thời chiếm gần 73% thị phần phân khúc xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 2.2025.Ford Ranger cũng là cái tên duy nhất ở phân khúc xe bán tải góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam. Nếu không tính Nissan Navara, doanh số bán Ford Ranger đạt được gấp gần 2,7 lần tổng lượng tiêu thụ của các mẫu xe còn lại trong phân khúc này cộng lại. Điều này cho thấy, sức hút của mẫu xe bán tải mang thương hiệu Mỹ nhưng cũng phơi bày một thực tế, các đối thủ còn lại vẫn chưa đủ sức thách thức Ford Ranger.Ở phần còn lại, Toyota Hilux là cái tên duy nhất ở phân khúc này có được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số. Cụ thể, mẫu bán tải của Toyota tại Việt Nam đạt doanh số 179 xe, tăng 13 xe so với tháng trước đó. Tuy nhiên, kết quả này chỉ đủ để Toyota Hilux giữ vị trí thứ 3. Bởi Mitsubishi Triton dù bán ít hơn tháng 1.2025 tới 30 xe nhưng vẫn đạt doanh số gần 220 xe bán ra trong tháng 2.2025 qua đó tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2. Isuzu D-Max xếp cuối bảng với 24 xe bán ra, giảm 33 xe. Kết quả này khiến Isuzu D-Max trở lại top 10 ô tô bán ít nhất tháng tại thị trường Việt Nam. Tương tự nhiều phân khúc khác, doanh số bán xe bán tải vẫn đang chững lại trong tháng bán hàng vốn được xem là "nốt trầm" của thị trường ô tô Việt Nam.Số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại Việt Nam đạt 1.530 xe, giảm 54 xe tương đương 3,5% so với tháng 1.2025. Dù vậy, so với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán xe bán tải trong tháng 1.2025 lại tăng 569 xe tương đương 37,2%.Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với tháng 2 được xem là một trong những thời điểm trầm lắng nhất trong năm của thị trường ô tô Việt Nam khiến không chỉ phân khúc xe bán tải mà ngay cả những dòng xe hút khách như SUV đô thị, sedan hạng B… cũng không giữ được nhịp tăng trưởng doanh số. Hiện tại, phân khúc xe bán tải tại Việt Nam chỉ còn sự góp mặt của 5 mẫu xe, gồm: Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Toyota Hilux và Nissan Navara. Trong số này, ngoài một số phiên bản Ford Ranger chuyển sang lắp ráp trong nước, các mẫu xe còn lại đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán xe bán tải tại thị trường Việt Nam đạt 3.114 xe, tăng 838 xe tương đương 27% so với cùng kỳ năm ngoái.Khách Việt đổ xô lái Subaru Forester ‘leo dốc, vượt hồ’ giữa lòng phố
Với 2 phiên bản trang bị dung lượng pin khác nhau, VinFast VF8 có khả năng di chuyển quãng đường 460 km và 510 km sau mỗi lần sạc. Nếu người dùng tại TP.HCM, có thể di chuyển thoải mái đến Đà Lạt, Mũi Né hay thậm chí là Nha Trang mà không phải lo dừng xe lại sạc giữa đường.
Bất thường chương trình khám sức khỏe học đường ở Q.6 (TP.HCM): Buông lỏng quản lý?
Dự thảo nghị định nhằm triển khai nhiệm vụ thực hiện luật Điện lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1.2 tới. Bộ Công thương cho biết, nội dung dự thảo nghị định được xây dựng trên cơ sở kế thừa những quy định của Nghị định 80/2024 của Chính phủ, đồng thời sửa đổi bổ sung một số nội dung phù hợp với các quy định tại luật Điện lực.Theo đó, Bộ đề xuất không mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng điện lớn không phục vụ mục đích sản xuất tham gia mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia. Lý do, giá điện mua của nhóm khách hàng này khác với giá áp dụng cho nhóm khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất (chiếm 51%). Bên cạnh đó, cơ chế bù chéo giữa các nhóm khách hàng là có. Thế nên, theo Bộ Công thương, chưa xem xét mở rộng đối tượng do chưa đánh giá được tác động tài chính đến đối tượng liên quan, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực… Từ đó, tại dự thảo, Bộ Công thương để xuất giữ nguyên đối tượng mua bán điện trực tiếp như quy định hiện tại. Ngoài ra, trong dự thảo DPPA này, Bộ bổ sung đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ sinh khối tham gia cơ chế DPPA với công suất từ 10MW trở lên, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Lý do không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.Đến nay Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) đã rà soát, cho biết có 9 nhà máy điện sinh khối trên 10MW đang hoạt động với tổng công suất khoảng 332MW. Dự kiến đến năm 2030, có 14 nhà máy điện sinh khối được đưa vào vận hành với công suất dự kiến 300MW.Dự thảo cũng đề nghị bổ sung các công ty điện lực tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp. Trong năm 2024, khi triển khai Nghị định 80 về cơ chế DPPA, đã xuất hiện Công ty CP Điện lực Khánh Hòa là công ty con của Tổng công ty Điện lực miền Trung, là đơn vị được cấp phép bán lẻ điện của tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được đưa vào là đối tượng áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp. Thế nên, khi khách hàng sử dụng điện lớn thuộc phạm vi tỉnh này muốn tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia không thể thực hiện được.Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất làm rõ điện mặt trời mái nhà là đối tượng tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng thế nào; bổ sung nguyên tắc đàm phán, thỏa thuận mua bán điện trực tiếp qua lưới kết nối riêng…Theo dự thảo, khách hàng sử dụng điện lớn được tham gia mua bán điện trực tiếp là khách hàng sử dụng điện lớn đấu nối cấp điện áp từ 22kV trở lên và tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh một tháng. Trước đó, góp ý về dự thảo này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất hạ thấp ngưỡng sản lượng tiêu thụ điện bình quân để được tham gia mua bán điện trực tiếp, đặc biệt với trường hợp mua bán qua đường dây riêng. Lý do, nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn có nhu cầu sử dụng điện tái tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tác xuất khẩu hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.
199 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay 292 của American Airlines từ sân bay John F. Kennedy, New York đến Delhi, Ấn Độ đã phải chịu đựng sợ hãi gần 15 giờ trên máy bay.Theo New York Post, hãng hàng không xác nhận rằng chuyến bay chỉ còn cách điểm đến ở Ấn Độ khoảng 2 giờ thì đột ngột quay đầu qua quốc gia Trung Á Turkmenistan do "có thể xảy ra vấn đề an ninh".Nó được hộ tống bởi hai máy bay chiến đấu của Ý.Các hành khách cho biết, dấu hiệu đầu tiên họ nhận thấy có điều gì đó không ổn là khi cơ trưởng thông báo "chuyển hướng do vấn đề an ninh", trước khi máy bay quay ngoắt 180 độ khỏi thủ đô Ấn Độ và quay trở lại châu Âu.Mahesh Kumar, cố vấn công nghệ thông tin có mặt trên chuyến bay, cho biết phi công đã thông báo chuyển hướng tới Rome vì "lý do an ninh" khoảng 3 giờ trước khi hạ cánh. "Mọi người đều sợ hãi, đều giữ im lặng và tuân theo mệnh lệnh", người đàn ông 55 tuổi đến từ Texas nói với AFP."Họ yêu cầu chúng tôi ngồi xuống và không đi lại xung quanh khi máy bay chiến đấu ở gần chúng tôi", Kumar nói và cho biết thêm cảnh sát Ý đã hộ tống hành khách để kiểm tra an ninh tại sân bay khi họ đáp xuống.Máy bay chuyển hướng do có thể có bom trên máy bay, Không quân Ý xác nhận.Những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy chiếc Boeing 787-9 Dreamliner được hai máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Ý bám đuôi.Tổng cộng, hành khách đã bị mắc kẹt trên không trong 14 giờ 45 phút trước khi hạ cánh xuống sân bay Leonardo da Vinci ở Rome.American Airlines cho biết trong một tuyên bố: "An toàn và bảo mật là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi cảm ơn hành khách vì sự thông cảm của họ. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và sẽ cung cấp thông tin cập nhật khi tình hình phát triển".Máy bay rời sân bay quốc tế John F. Kennedy của New York vào khoảng 8 giờ 30 tối thứ bảy (giờ Mỹ) cho chuyến bay kéo dài 14 giờ tới thủ đô của Ấn Độ.Nó hạ cánh xuống Rome vào khoảng 11 giờ 15 sáng chủ nhật (giờ Ý, ngày 23.2) sau khi thực hiện một vòng lớn quay trở lại châu Âu.Vụ việc xảy ra chưa đầy 2 tuần sau khi một máy bay của American Airlines được sơ tán và sau đó bị trì hoãn gần 5 giờ ở Texas vì một hành khách có tên phát sóng Wi-Fi: "Có một quả bom trên chuyến bay".
“Bóc tách” bộ trang phục của Jennie BlackPink gây lùm xùm trong thời gian vừa qua
Không riêng Chiến, mà nhiều người trẻ cũng ưu tiên việc nói không với bia, rượu trong những ngày tết.