Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỉ phú Phạm Nhật Vượng?
Theo WCCF Tech, sau khi vượt mặt đối thủ về hiệu năng đa nhân, Galaxy S25 Ultra tiếp tục chứng tỏ sức mạnh vượt trội khi đánh bại iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đồ họa 3DMark Steel Nomad Light, khẳng định vị thế dẫn đầu về hiệu năng chơi game.Cụ thể, Galaxy S25 Ultra đạt 2.617 điểm trong bài thử nghiệm Steel Nomad Light, cao hơn 36% so với mốc 1.922 điểm của iPhone 16 Pro Max. Về tốc độ khung hình, mẫu flagship hàng đầu của Samsung đạt trung bình 19,39 FPS, trong khi đại diện đến từ Apple chỉ đạt 14,2 FPS.Steel Nomad Light là bài kiểm tra nhấn mạnh vào hiệu năng GPU trong các tác vụ không sử dụng Ray Tracing. Kết quả này cho thấy chip đồ họa Adreno của Snapdragon 8 Elite trên Galaxy S25 Ultra đã thắng áp đảo GPU 6 nhân của A18 Pro trên iPhone 16 Pro Max.Trước đó, Galaxy S25 Ultra cũng đã vượt mặt iPhone 16 Pro Max trong bài kiểm tra đa nhân Geekbench 6 với hiệu năng cao hơn gần 20%. Tuy nhiên, A18 Pro vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về hiệu năng đơn nhân.Các chuyên gia cho rằng hiệu năng ấn tượng của Galaxy S25 Ultra có thể đến từ việc máy sử dụng phiên bản chipset Snapdragon 8 Elite có xung nhịp cao hơn hoặc GPU Adreno được ép xung tối ưu hơn.Với hai chiến thắng liên tiếp trong các bài kiểm tra hiệu năng, Galaxy S25 Ultra đang khẳng định mình là một trong những smartphone mạnh mẽ nhất hiện nay, đặc biệt là về khả năng xử lý đồ họa. Đây chắc chắn là tin vui cho các game thủ và những người dùng yêu cầu hiệu năng cao.Highlights VBA 2023: Nha Trang Dolphins thắng thuyết phục Saigon Heat ở trận chung kết 3
Thông tin được ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ phát triển nhà xã hội, chiều 6.3. Đại diện Vingroup khẳng định "quyết tâm thực hiện mục tiêu" xây dựng 500.000 căn nhà xã hội từ nay đến 2030.Tập đoàn này cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép các địa phương được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư. Đồng thời, cho phép các địa phương rút ngắn thủ tục hoặc cho làm song song, như cùng lúc có thể vừa làm quy hoạch, vừa làm thủ tục đầu tư xây dựng… Vì nếu làm xong quy hoạch rồi đến khâu đầu tư, tài chính… sẽ tạo ra nhiều thủ tục hành chính.Còn theo đại diện Tổng công ty Viglacera, doanh nghiệp đang thực hiện 10 dự án nhà ở xã hội với số căn hộ là 17.200, đã bàn giao cho Hà Nội 5.500 căn đi vào sử dụng.Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), cho biết cuối năm 2024, UDIC đã khởi công các dự án nhà ở xã hội như Khu đô thị mới Hạ Đình (H.Thanh Trì, Hà Nội) với tiến độ rút ngắn còn 24 tháng thay vì 36 tháng theo kế hoạch. Đáng chú ý, theo UDIC, thực tiễn triển khai cho thấy nhiều vướng mắc về quỹ đất và thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Bên cạnh đó, chủ đầu tư bị khống chế lợi nhuận không quá 10%, không đảm bảo do vật tư, nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động...Đại diện UDIC kiến nghị sớm ban hành chính sách về thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có đủ kinh nghiệm đầu tư.Đại điện Công ty CP địa ốc Kim Oanh cho biết, ngoài các dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp này cũng triển khai nhà ở thương mại giá hợp lý (950 triệu - 1,6 tỉ đồng/căn với 1 - 2 phòng ngủ). Với đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển 40.000 căn từ nay đến năm 2028. Đặc biệt, đại diện công ty cũng dẫn kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mở rộng diện tích và phân khúc. Như Singapore xây nhà ở xã hội 3 - 4 phòng ngủ, phù hợp gia đình đa thế hệ, phân loại theo thu nhập."Việt Nam có thể áp dụng mô hình nhà bê tông lắp ghép, thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bền vững 50 năm, phù hợp địa chất yếu. Tuy nhiên, thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua", đại diện Công ty Kim Oanh kiến nghị.Đại diện Tập đoàn Hoàng Quân cho hay đã đăng ký thực hiện 50.000 sản phẩm căn hộ nhà ở xã hội từ năm 2022 đến năm 2030. Tính đến nay, công ty đã triển khai xây dựng chuỗi 24 dự án nhà ở xã hội với hơn 35.000 căn.Hoàng Quân và nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có Ban chỉ đạo quốc gia về nhà ở xã hội và nhà ở thu nhập thấp. Đặc biệt, chỉ định thầu cho các dự án nhà ở xã hội dưới 2.000 tỉ đồng, các dự án lớn hơn thì thực hiện đấu thầu.
Chuyện nhạy cảm nguy hại
Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng lĩnh vực hằng tháng, hằng quý, gửi Bộ KH-ĐT trong tháng 2 để tổng hợp, theo dõi.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, rà soát các nguồn lực, động lực, năng lực mới cho tăng trưởng và giải pháp thực hiện, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trong tháng 2 để điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GRDP.Cụ thể, Bộ Tài chính được giao theo dõi đánh giá tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách là 31%; chi thường xuyên dưới 60%. Bộ KH-ĐT theo dõi vốn đầu tư toàn xã hội 33,5%. Bộ Công thương chịu trách nhiệm với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12%; thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỉ USD; tốc độ tăng tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu 12,5 - 13%...Bộ VH-TT-DL chịu trách nhiệm với chỉ tiêu khách du lịch quốc tế đạt 22 - 23 triệu lượt, khách nội địa đạt 120 - 130 triệu lượt. Đặc biệt, nghị quyết giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương, với mức tăng trưởng thấp nhất từ 8% trở lên. Trong đó, 18 tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số, từ 10% lên cao nhất 13,6%. Bắc Giang là tỉnh được giao chỉ tiêu tăng trưởng 2025 cao nhất cả nước với 13,6%; đứng thứ 2 là Ninh Thuận với chỉ tiêu tăng trưởng 13%. Tiếp đó là chỉ tiêu tăng trưởng 12 - 12,5% cho các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.Các tỉnh, thành phố được giao tăng trưởng 10 - 11% gồm Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kon Tum, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (trừ dầu thô, khí đốt).Hà Nội và TP.HCM được giao chỉ tiêu tăng trưởng năm nay lần lượt là 8% và 8,5%.
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.
Điều kiện để trúng học bổng Học giả Fulbright Việt Nam 2024
Đây là quy định mới liên quan đến cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được Bộ Nội vụ đề xuất đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.Theo Bộ Nội vụ, các trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách, chế độ theo quy định tại dự thảo nghị định này đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế từ ngày 1.1 thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo Nghị định số 177/2024 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng từ ngày 1.1 đến trước thời điểm dự thảo này có hiệu lực thi hành, nếu chính sách, chế độ thấp hơn so với chính sách, chế độ quy định thì được cấp bù theo chính sách, chế độ mới.Chính sách, chế độ mới cũng được áp dụng với các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi trước ngày 1.1 theo quy định tại Nghị định số 21/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng; Nghị định số 151/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về chế độ, chính sách của luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Nghị định số 32/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nhưng từ ngày 1.1 cấp có thẩm quyền chưa ban hành quyết định giải quyết chế độ, chính sách.Ngoài ra, dự thảo cũng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách gồm:Cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15.1.2019 và lực lượng vũ trang còn từ đủ 5 tuổi trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở T.Ư và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập.Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 2 Nghị định số 177 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm.Cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 5 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 điều 2 Nghị định số 177; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn từ 5 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp và được cấp có thẩm quyền đồng ý.