Hàng ngàn căn nhà tái định cư xây dựng trên 'đất vàng' bỏ hoang, xuống cấp
Tờ South China Morning Post ngày 20.2 đưa tin nhóm nhà khoa học từ Viện nghiên cứu thông tin hàng không vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã đạt được bước nhảy vọt về công nghệ hình ảnh quang học với một tia laser mạnh mẽ có thể định nghĩa lại các tiêu chuẩn toàn cầu về giám sát. Công nghệ này có khả năng cho phép Trung Quốc giám sát các vệ tinh quân sự nước ngoài với độ chính xác vô song hoặc phân biệt các chi tiết nhỏ như khuôn mặt người từ quỹ đạo trái đất thấp.Nhóm nghiên cứu đã chụp được hình ảnh bằng camera, với độ phân giải cấp milimet từ khoảng cách vượt hơn 100 km. Việc này trước đây được cho là không thể. Bước đột phá mới đã được mô tả trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Laser tiếng Trung vào tuần trước.Cuộc thử nghiệm nói trên được tiến hành trên hồ Thanh Hải, một vùng nước núi cao rộng lớn ở phía tây bắc xa xôi của Trung Quốc. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã triển khai một hệ thống lidar khẩu độ tổng hợp tiên tiến, một loại hệ thống hình ảnh dựa trên laser với trường nhìn rộng.Được đặt trên bờ phía bắc của hồ Thanh Hải, chiếc camera nhắm vào các mảng lăng kính phản xạ được đặt cách xa 101,8 km trong điều kiện khí quyển trong lành với tầm nhìn cao, lượng mây che phủ tối thiểu và gió ổn định.Chiếc camera có thể nhanh chóng phát hiện các chi tiết có kích thước nhỏ tới 1,7 mm và cho biết khoảng cách đến các vật thể với độ chính xác 15,6 mm, mức độ chi tiết tốt hơn 100 lần so với các camera do thám tốt nhất hiện nay và các kính viễn vọng tốt nhất dựa trên ống kính truyền thống.Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một số cải tiến công nghệ để đạt được bước tiến công nghệ mang tính bước ngoặt như trên. Bằng cách chia chùm tia laser trên một mảng thấu kính siêu nhỏ 4x4, họ đã mở rộng khẩu độ quang học của hệ thống từ 17,2 mm lên 68,8 mm, khắc phục sự đánh đổi thông thường giữa kích thước khẩu độ và trường nhìn.Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một mô-đun laser chuyên dụng để gửi tín hiệu có tần số vượt quá 10 gigahertz. Điều này cung cấp độ phân giải phạm vi tốt, tạo điều kiện cho các phép đo khoảng cách chính xác, theo South China Morming Post.Kiến nghị tăng lương hưu 8% từ 1.7
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Bộ GD-ĐT nói gì về xu hướng nhiều học sinh chọn khoa học xã hội?
Lài xe điện đòi hỏi thay đổi một chút thói quen lái xe thông thường
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Hai người phụ nữ Việt trên đất Mỹ
Ngày 7.1, Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam đối với 5 bị can về tội mua bán người gồm: Nguyễn Thanh Cường (19 tuổi, ở Q.1), Trần Nhựt Minh (28 tuổi, ở Q.4), Võ Hải Đương (23 tuổi, ở Q.7), Bùi Thị Tâm Tuyền (29 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk), Huỳnh Thị Hoàng Quyên (27 tuổi, ở tỉnh An Giang).Trong thời gian qua, Công an TP.HCM đã nhận diện và chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, tập trung đấu tranh hiệu quả với nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người. Trong năm 2024, Công an TP.HCM đã điều tra, khởi tố 4 vụ, 22 bị can liên quan hành vi mua bán người, giải cứu 54 người. Trước đó, tháng 8.2024, Công an TP.HCM triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh núp bóng hoạt động cho/nhận con nuôi có liên quan đến 32 tỉnh, thành trên cả nước.Tháng 7.2024, Công an TP.HCM nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do vi phạm pháp luật (xuất nhập cảnh trái phép, lao động trái phép) và 5 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại TP.HCM.Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các cơ quan liên quan để tiếp nhận công dân và xác minh làm rõ có hay không các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép. Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, có dấu hiệu nghi vấn hoạt động dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép đưa người trong nước sang Campuchia làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừa đảo qua mạng. Do đó đã tiếp tục triển khai xác minh, tập trung thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ dấu hiệu tội phạm mua bán người và các hành vi vi phạm pháp luật khác.PC01 khám xét khẩn cấp nhiều địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan; xác minh, truy tìm, triệu tập 16 cá nhân có liên quan để đấu tranh làm rõ; tạm giữ 7 điện thoại, thiết bị điện tử có liên quan.Theo kết quả điều tra, tại Campuchia có các khu vực do người nước ngoài thuê và thành lập ra các trung tâm lừa đảo trực tuyến, “Casino trá hình”… với nhiều tên gọi “hai con voi”, “tam thái tử 1”, “tam thái tử 2”, “King Crow”, “osamat”, “titan”, “kimsa 1, 2, 3”, “kim tài 1, 2, 3”… (gọi tắt là các trung tâm).Các đối tượng này thuê người Việt Nam làm các công việc như: phiên dịch, phụ trách giao tiếp và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có dụ dỗ khách nạp tiền vào các trò chơi trực tuyến để chiếm đoạt.Tại các trung tâm trên có các đại lý phụ trách tìm kiếm, dẫn dụ người từ Việt Nam sang Campuchia, cung cấp nguồn lao động bất hợp pháp cho các khu trung tâm. Giúp sức cho đại lý là các đối tượng đang sinh sống tại Việt Nam từng làm việc tại Campuchia hoặc biết được cách liên lạc với đại lý. Với thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối như tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài việc nhẹ, lương cao và nhiều thủ đoạn khác để dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt các cá nhân trong nước sang Campuchia để nhận được tiền giới thiệu.Công an xác định 3 nghi phạm làm việc cho các đại lý để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia gồm Nguyễn Thanh Cường, là người liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương nhận nhiệm vụ tìm người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.Đáng chú ý, lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và bán cho đại lý.Tháng 8.2024, PC01 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Thanh Cường, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương về tội mua bán người, đồng thời tập trung mở rộng điều tra, xác minh truy bắt các đối tượng liên quan.Mở rộng điều tra, xác định Bùi Thị Tâm Tuyền và một đối tượng nữ sinh sống tại Campuchia, thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia để chọn, dẫn dụ các nạn nhân đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các trung tâm lừa đảo.Giữa tháng 9.2024, công an khởi tố, bắt tạm giam Bùi Thị Tâm Tuyền và Huỳnh Thị Hoàng Quyên về tội mua bán người. Theo PC01, các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24. Bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác.Ngoài ra để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300 USD tiền giới thiệu cho mỗi người dụ dỗ được. Nhiều người ban đầu là nạn nhân sau đó đã trở thành chân rết của đường dây, tìm con mồi để đưa sang Campuchia, hưởng lợi 300 USD/người.Hiện Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các hành vi còn lại như cho vay lãi nặng, xuất nhập cảnh trái phép, bắt giữ người trái pháp luật.Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, cân nhắc thật kỹ trước những lời mời gọi "việc nhẹ, lương cao" để tự bảo vệ chính mình.