Bentley Bentayga 2021 hoàn thiện và 'siêu sang' hơn
Ngày 24.2, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa 10, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 32 để thực hiện công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.Tại kỳ họp HĐND tỉnh đã giới thiệu và bầu ông Nguyễn Thanh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Rạch Giá, giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Nguyễn Thanh Phong (54 tuổi, quê quán H.U Minh Thượng, Kiên Giang), có trình độ cử nhân luật, cao cấp chính trị. Ông Phong từng giữ các chức vụ: Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Bí thư Huyện ủy Giồng Riềng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Thành ủy Rạch Giá.Như vậy, sau khi bầu ông Nguyễn Thanh Phong giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thì các vị trí lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang đã được kiện toàn, gồm: Nguyễn Thanh Nhàn, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh và 3 Phó chủ tịch UBND tỉnh là các ông Nguyễn Thanh Phong, Giang Thanh Khoa và Lê Trung Hồ.Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc báo lỗ lớn
Bộ Công an mới đây công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng về ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.Theo Bộ Công an, Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Dữ liệu được xác định là tài nguyên quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Việc xác định dữ liệu quan trọng sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu tiên bảo vệ, lưu trữ dữ liệu; thuận tiện trong xác định loại dữ liệu cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là dữ liệu có giá trị lớn, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đồng thời tránh rủi ro mất mát hoặc lạm dụng dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch và bền vững trong quản lý nhà nước. Cạnh đó, xây dựng danh mục dữ liệu còn giúp các cơ quan nhà nước có cơ sở phối hợp, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, hạn chế tình trạng thông tin phân tán, trùng lặp hoặc thiếu chính xác.Cơ quan soạn thảo cũng đánh giá một số loại dữ liệu như dân cư, đất đai, tài chính công, y tế và giáo dục là các yếu tố then chốt trong việc hoạch định và triển khai chính sách. Vì thế, việc xây dựng danh mục dữ liệu cốt lõi giúp đảm bảo tính liên tục, thống nhất và minh bạch trong quản lý, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái dữ liệu quốc gia.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Công an đề xuất danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi. Trong số này có dữ liệu về hồ sơ sức khỏe của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thuộc diện T.Ư quản lý; dữ liệu về kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp quốc gia chưa công bố; dữ liệu về biên giới lãnh thổ do cơ quan nhà nước thu thập, quản lý chưa công bố.Ngoài ra, còn có dữ liệu về hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh; dữ liệu về hoạt động của cơ quan đảng chưa công bố (công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật; công tác tổ chức xây dựng; về đường lối, chủ trương thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh)…Bộ Công an cũng đề xuất danh mục 18 loại dữ liệu quan trọng. Điển hình như: dữ liệu về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố; dữ liệu cá nhân cơ bản của 1 triệu người trở lên, dữ liệu cá nhân nhạy cảm khác của 10.000 người trở lên; dữ liệu trong lĩnh vực thông tin truyền thông; dữ liệu thuộc lĩnh vực nội vụ…Theo quy định tại luật Dữ liệu năm 2024, nếu phân loại theo tính chất quan trọng, dữ liệu bao gồm 3 loại: dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng và dữ liệu khác.Dữ liệu quan trọng là dữ liệu có thể tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng. Dữ liệu cốt lõi là dữ liệu quan trọng trực tiếp tác động đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, sức khỏe và an toàn cộng đồng.
Thức khuya, đội nắng làm sân chơi thiếu nhi
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Nhiều chàng trai hốt hoảng tháo chạy khi bị cô gái nằm lên đùi quá sỗ sàng
Sự kiện này không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho cả hai thương hiệu mà còn hứa hẹn nâng cao chất lượng trải nghiệm của người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là nhóm khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp SMB đang trong quá trình hiện đại hóa và chuyển đổi số.Theo nội dung thỏa thuận, Synnex FPT sẽ tập trung phân phối các sản phẩm nổi bật của ViewSonic, bao gồm màn hình máy tính, màn hình chuyên dụng và các giải pháp công nghệ hiển thị tiên tiến. Các sản phẩm này được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từ công việc chuyên môn, học tập đến giải trí, nhờ vào chất lượng vượt trội và tính năng hiện đại.ViewSonic và Synnex FPT ký kết hợp tác, tập trung phân phối màn hình máy tính, giải pháp hiển thị chuyên dụng, hướng đến nhu cầu đa dạng của khách hàng Việt Nam.Không chỉ dừng lại ở việc phân phối, FPT Service, đơn vị thành viên của Synnex FPT, cũng trở thành đối tác bảo hành ủy quyền của ViewSonic tại Việt Nam. Với hệ thống dịch vụ chuyên nghiệp và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, FPT Service cam kết cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Việc kết hợp giữa hệ thống phân phối mạnh mẽ và dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp sẽ là nền tảng giúp ViewSonic tăng cường sự hiện diện tại thị trường Việt Nam.Tại sự kiện ký kết, bà Lương Thị Hồng, Giám đốc ngành hàng IT khu vực Đông Dương của ViewSonic, đã bày tỏ sự kỳ vọng lớn vào mối quan hệ hợp tác này. Bà chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác cùng Synnex FPT, một trong những nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam. Quan hệ hợp tác này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của ViewSonic mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của chúng tôi trong việc mang đến những sản phẩm và giải pháp hiện đại nhất cho khách hàng. Chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ mang lại giá trị thiết thực và củng cố vị thế của cả hai thương hiệu tại Việt Nam”.Nhằm mang đến những trải nghiệm trực quan cho khách mời, một khu vực trưng bày đã được bố trí tại buổi lễ ký kết. Các sản phẩm mới nhất của ViewSonic, bao gồm màn hình chuyên dụng và màn hình gaming, đã được giới thiệu, giúp khách mời khám phá những tính năng vượt trội mà thương hiệu mang lại. Điều này không chỉ thể hiện cam kết của ViewSonic trong việc đổi mới công nghệ mà còn phản ánh sự thấu hiểu về nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.