Chủ tịch Toyota: Ô tô điện chỉ có thể chiếm 30% thị phần ô tô trong tương lai
Vào lúc 0 giờ ngày 20.1.2025 (21 tháng chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên Quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM, không khí tràn ngập sự háo hức của những người con xa quê.Những tình nguyện viên với chiếc áo xanh nổi bật đã có mặt để chờ đón những người về quê. Có khoảng 6 đến 8 bạn trẻ, chủ yếu là những người con quê Đắk Lắk, đang làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.Anh Trần Văn Minh, 20 tuổi, là nhóm trưởng và cũng là người dẫn đường cho hành trình này. Anh Minh cho biết cả đoàn có 15 người, bao gồm sinh viên và người lao động, đi xe máy về Buôn Ma Thuột, cách đó khoảng 400 km.Vào lúc 2 giờ sáng, mọi người đã có mặt đầy đủ và hành trình về quê chính thức bắt đầu. Hành trình này không chỉ đơn thuần là về quê, mà còn là một cuộc phiêu lưu đầy niềm vui và tình đồng hương.Trong suốt hành trình, nếu có sự cố xảy ra, các tình nguyện viên sẽ luôn có mặt để giúp đỡ. Anh Lam chia sẻ cả đoàn đã đón được hơn 500 người đăng ký về quê, và càng gần Tết, lượng người càng đông.Đến trưa 20.1 (21 tháng chạp), đoàn đã về đến Buôn Ma Thuột. Anh Trần Văn Minh, người đã từng được nhóm hỗ trợ về quê trước đây, giờ đây lại là người dẫn dắt những người khác.Hành trình về quê ăn tết bằng xe máy không chỉ đơn thuần là di chuyển, mà còn là sự sẻ chia, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người đồng hương. Những khoảnh khắc vui vẻ, những tình bạn mới được hình thành trên đường đi, tất cả tạo nên một mùa tết ấm áp và đầy ý nghĩa.Hollywood đổ xô làm phim về nữ hoàng Cleopatra, Angelina Jolie, Gal Gadot, Zendaya được nhắm đến
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
Bánh phu thê 'độc nhất vô nhị' tuổi đời hơn 100 năm chỉ có ở Cồn Sơn
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Ngày 14.3, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu quả thực hiện công vụ. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, trước thông tin về việc sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, một số cán bộ, công chức, viên chức có tâm lý dao động, ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính và hiệu quả thực hiện công vụ.Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính.Đồng thời, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng trì trệ, né tránh công việc; đổi mới phong cách làm việc, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, tuyệt đối không để quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu chú trọng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo một cách kịp thời, đúng quy định; đảm bảo giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh, không để xảy ra khiếu kiện đông người kéo dài, hình thành điểm nóng.Ngoài ra, phải tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động yên tâm công tác, không hoang mang trước các thông tin chưa chính thức liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính…Đối với cấp ủy đảng các địa phương, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TW, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức.Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần nêu cao tinh thần gương mẫu, tiên phong trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, đồng thời thể hiện sự chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành.Theo UBND tỉnh Quảng Trị, cần xem việc tuân thủ kỷ cương, sẵn sàng thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu của cán bộ, đảng viên (đặc biệt là đội ngũ đảng viên lãnh đạo) trong thực thi nhiệm vụ ở thời điểm khó khăn này là một tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn cán bộ, đảng viên đưa vào bộ máy mới.Đây cũng là yếu tố cốt lõi để xây dựng một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của Đảng và Nhà nước…
Loạt sao Hòa Minzy, Tiểu Vy 'diện' guốc chunky khiến tín đồ phát sốt
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.