Nắng nóng gay gắt 38 độ C khi nào hạ nhiệt?
Trong buổi làm việc, đại diện chính quyền tỉnh có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực Chuyển đổi số và Giáo dục; cùng đại diện lãnh đạo đến từ các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT, có ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.Tổng giám đốc FPT - ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với tỉnh trong một số lĩnh vực trọng điểm, một trong những mục tiêu trọng tâm của FPT là xây dựng hệ thống giáo dục tại Thái Bình.Ông Nguyễn Văn Khoa đưa ra hai mô hình UniSchool (tổ hợp giáo dục) và MiniSchool (trường học quy mô nhỏ). Để phát triển các mô hình này, FPT đề xuất Lãnh đạo tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt nhất để hai bên cùng chung tay phát triển giáo dục tại địa phương.Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa cũng đề xuất chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, tập trung vào bảy lĩnh vực chính: thể chế - chính sách, kinh tế số, chính quyền số, xã hội số, nhân lực số, dữ liệu số và nền tảng - hạ tầng số. Những đề xuất này hướng tới mục tiêu giúp Thái Bình xây dựng nền kinh tế số vững mạnh, quản trị chính quyền thông minh và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua công nghệ.Qua trao đổi giữa Tập đoàn FPT và lãnh đạo sở ban ngành, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhận thấy mục tiêu chung giữa tỉnh và Tập đoàn FPT. Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh, hai bên sẽ ưu tiên triển khai các dự án giáo dục trước, trong đó tập trung vào đào tạo học sinh phổ thông và đào tạo nghề.Về đào tạo nghề, tỉnh nhận thấy nhu cầu rất lớn tại các khu công nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh sẽ có trách nhiệm khảo sát, xác định rõ nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 2025-2030, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo học viên sau khi học nghề có việc làm ngay.Về chuyển đổi số, Chủ tịch tỉnh đề nghị FPT khảo sát thực tế, đưa ra đề xuất cụ thể trước khi triển khai, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đạt được kết quả tốt nhất.Qua buổi làm việc giữa hai bên về hợp tác về chuyển đổi số và đầu tư giáo dục tại Thái Bình, FPT tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đưa Thái Bình tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số, vì sự phát triển bền vững.Nhớ hàng dâm bụt
Cụ thể, tại Đồng Tháp, từ ngày 23-27.2, EVNSPC đã đóng điện 3 công trình lưới điện 110kV. Đặc biệt, ngay trong tối 27.2, EVNSPC phối hợp với nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan đã đóng điện thử nghiệm hạng mục Trạm 110kV Tân Hồng, thuộc công trình Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối. Việc đóng điện thành công hạng mục này là tiền đề quan trọng cho xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần đường dây đấu nối 6,4km.Hơn nữa, theo đại diện EVNSPC, Trạm 110kV Tân Hồng và đường dây đấu nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi đảm trách việc cấp điện cho các cụm công nghiệp phụ tải lớn và cấp điện sang Campuchia. Đây cũng là trạm giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, an toàn trong vận hành; chuyển tải qua lại giữa các trạm 110kV Hồng Ngự, Tam Nông và Tân Hồng, nhằm đảm bảo cấp điện theo tiêu chí N-1; góp phần cùng với địa phương trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân vùng nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội. Trước đó, ngày 25.2, EVNSPC cũng hoàn thành việc "Nâng cấp, cải tạo Trạm biến áp 110kV Tam Nông (T2-63MVA)" và đưa vào vận hành. Trạm này đã hoạt động được 8 năm, trước tốc độ phát triển nhanh của các cụm công nghiệp trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, công suất hiện hữu đã trở nên quá tải. Để đảm bảo nguồn điện ổn định, EVNSPC quyết định đầu tư bổ sung máy biến áp T2 với công suất 63MVA.Tương tự, công trình "Ngăn lộ 171 tại Trạm 110kV Tam Nông" thuộc công trình Đường dây 110kV Tam Nông - An Long" cũng được đóng điện thành công và đưa vào vận hành ngày 23.2. Tại Tiền Giang, sau 45 ngày thi công thần tốc, đại diện EVNSPC cũng cho biết, ngày 24.2 vừa qua, công trình nâng công suất "Thay máy biến áp T2-40MVA bằng 63MVA TBA 110kV Gò Công" tại thành phố Gò Công đã được đóng điện, chính thức đưa vào vận hành. Công trình này giúp cung cấp điện cho công tác khắc phục hạn mặn, bơm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn nắng nóng.Ngoài ra, liên tục những ngày qua, EVNSPC đã nghiệm thu, đóng điện kỹ thuật 6 công trình trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Bình Dương. Cụ thể, đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 2 công trình: "Trạm biến áp 110kV Phú Thuận", huyện Bình Đại và Trạm biến áp 110kV An Hiệp, thuộc công trình "Trạm biến áp 110kV An Hiệp và đường dây 110kV từ 220kV Bến Tre - 110kV An Hiệp", huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Đóng điện nghiệm thu kỹ thuật 4 công trình: Trạm biến áp 110kV An Lập và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh An, Trạm biến áp 110kV Cổng Xanh và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Vsip2-MR2 (TBA Vĩnh Lợi) tại Bình Dương.Lãnh đạo EVNSPC cho biết, năm 2025, nhằm lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, đồng thời chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và hướng tới Đại hội Đảng các cấp, EVNSPC đã phát động phong trào thi đua nước rút 90 ngày nỗ lực hoàn thành đóng điện 50 công trình lưới điện 110kV trước dịp 30.4. Để hoàn thành được mục tiêu này, EVNSPC phải đối mặt với không ít thách thức. Thế nên, ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, lãnh đạo EVNSPC và lực lượng làm công tác đầu tư xây dựng trong Tổng công ty liên tục làm việc không có ngày nghỉ. Đặc biệt, tập thể lãnh đạo thường xuyên có mặt trực tiếp trên công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, có những chỉ đạo cụ thể để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho từng dự án, công trình điện tại các địa phương.
Ở tuổi 36, nữ quái Lady Gaga ăn 5 bữa trong 1 ngày khiến dân tình choáng
Đậu bắp cũng rất giàu sắt, folate, kẽm và vitamin B, tất cả đều tốt cho tuyến tình dục. Tương tự, nó cũng hoạt động như một chất thư giãn tự nhiên nhờ vào lượng beta-carotene cao.
Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng này gặp khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí của người dùng. Vì vậy, nội dung dưới đây cung cấp đến người sử dụng một số mẹo giúp họ nâng cao độ chính xác của dịch vụ định vị trên Google Maps.Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta cần biết rằng Google Maps cung cấp hai chế độ định vị khi sử dụng, bao gồm độ chính xác cao và tiết kiệm pin. Nếu người dùng cần đến một địa điểm cụ thể một cách nhanh chóng, hãy chọn chế độ với độ chính xác cao. Chế độ này sử dụng GPS, Wi-Fi và mạng di động để xác định vị trí của người dùng một cách chính xác hơn, mặc dù nó sẽ tiêu tốn nhiều pin hơn.Lưu ý trước khi thực hiện thủ thuật nói trên, người dùng hãy đảm bảo rằng ứng dụng Google Maps trên thiết bị đã được cập nhật phiên bản mới nhất. Việc này không chỉ giúp người dùng truy cập vào các tính năng mới mà còn khắc phục các lỗi liên quan đến định vị. Nếu ứng dụng yêu cầu cập nhật, hãy thực hiện ngay.Hy vọng rằng những mẹo này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của Google Maps và người dùng dễ dàng tìm đường đến đích.
Từ 1.6, xe tập lái cho người khác sử dụng sẽ bị thu hồi giấy phép
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.