$798
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số.Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 20.2 xuất hiện tại phiên thẩm vấn sơ bộ đầu tiên trong vụ án hình sự cáo buộc ông cầm đầu nổi loạn, khiến ông trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải ra tòa hình sự. Ông Yoon (65 tuổi) còn đang bị luận tội trong phiên xét xử đang vào giai đoạn cuối. Tháng trước, ông bị truy tố về tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3.12.2024. Phiên thẩm vấn diễn ra tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul diễn ra lúc 10 giờ ngày 20.1 nhằm làm rõ những vấn đề tranh cãi chính của vụ án và lập kế hoạch cho các phiên tòa tiếp theo.Phiên thẩm vấn sơ bộ không yêu cầu bị cáo phải có mặt, nhưng ông Yoon vẫn tham dự phiên tòa và bước vào phòng xét xử trong bộ vest đen và cà vạt đỏ.Tại tòa, luật sư Kim Hong-il của ông Yoon lên án "cuộc điều tra phi pháp" và cho rằng cơ quan điều tra không có thẩm quyền. Ông nhấn mạnh rằng thiết quân luật do ông Yoon ban hành không nhằm gây tê liệt đất nước. Thay vào đó, thiết quân luật nhằm "cảnh báo công chúng về khủng hoảng quốc gia gây ra bởi sự độc tài lập pháp của đảng đối lập vượt trội, vốn đã làm tê liệt chính quyền"."Ngành tư pháp phải đóng vai trò là lực lượng ổn định", ông nói với 3 vị thẩm phán tại tòa, đồng thời cảnh báo rằng ông đang "chứng kiến một thực tế mà hành vi bất hợp pháp lại làm trầm trọng thêm hành vi bất hợp pháp".Đại diện pháp lý của Tổng thống Yoon cho biết họ sẽ nêu rõ lập trường của mình về các cáo buộc đối với ông vào một ngày khác, lưu ý rằng họ vẫn chưa xem xét tất cả các hồ sơ của vụ án.Tòa án cho biết họ sẽ tổ chức một phiên thẩm vấn sơ bộ khác. Dự kiến các luật sư sẽ bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Yoon như từng làm trong phiên tòa luận tội ông. Sau đó, tòa án sẽ bắt đầu xem xét yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ và trả tự do cho ông Yoon. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số.Sau hơn 10 ngày nghỉ tết với những buổi ăn chơi, họp mặt gia đình và giấc ngủ kéo dài đến trưa, Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi), giám sát quy trình chế biến thực phẩm tại H.Nhà Bè, TP.HCM, cảm thấy uể oải và chưa sẵn sàng quay lại công việc.Công việc của Nam là giám sát quá trình chế biến thực phẩm nên yêu cầu sự tỉnh táo và tập trung tối đa để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột từ không khí nghỉ ngơi, thư giãn sang môi trường làm việc căng thẳng khiến Nam cảm thấy bị "sốc".Rời nhà từ tỉnh Sóc Trăng lên Bình Dương vào mùng 4 (tức ngày 1.2), để chuẩn bị đi làm lại vào mùng 6 (ngày 3.2), Nguyễn Thị Kim Nguyên (27 tuổi), làm việc tại Bình Dương, cảm thấy tiếc nuối vì "còn tết". "Mình rời đi khi những cây mai trước nhà đang trổ đẹp, bánh mứt còn ê hề. Thật sự không có tinh thần trở lại làm việc", Nguyên nói. Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, Nguyên cùng đồng nghiệp cắn hạt dưa, lì xì chúc tết… thay vì toàn tâm tập trung vào công việc.Trở lại làm việc vào mùng 7 tết (ngày 4.2), Nguyễn Chí Kiên (24 tuổi), làm thiết kế đồ họa tại TP.Cần Thơ, cảm thấy thiếu động lực và mệt mỏi: "Dù đã ngồi trước máy tính cả buổi, mình vẫn không thể nảy ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Sau kỳ nghỉ dài, mình đã quen với nhịp sống nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái, nên bây giờ rất khó để lấy lại sự tập trung".Huỳnh Tấn Đạt, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc, cho biết việc bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ tết có thể là một thách thức lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thay vì "chạy nước rút" ngay vào đúng hôm đi làm, Đạt khuyên mọi người nên bắt đầu từ vài ngày trước, đặc biệt là thiết lập lại nhịp sinh hoạt."Việc thức dậy đúng giờ, sắp xếp công việc cá nhân và tập trung vào các mục tiêu nhỏ trong tuần đầu tiên sẽ giúp bạn dần làm quen lại với guồng quay công việc. Đừng dồn hết tất cả mọi việc vào một lần, mà hãy chia nhỏ ra", Đạt chia sẻ.Theo Đạt, việc sử dụng các phương pháp quản lý thời gian như pomodoro (làm việc tập trung trong 25 phút rồi nghỉ ngắn) hay quy tắc 80/20 (tập trung vào 20% công việc quan trọng nhất, vì chúng sẽ mang lại 80% hiệu quả) sẽ giúp nâng cao hiệu suất mà không gây căng thẳng quá mức.Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối lại với đồng nghiệp để tái tạo cảm hứng. Tham gia các cuộc họp nhóm, trò chuyện về công việc và cuộc sống sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp bạn dễ dàng hòa nhập lại với môi trường làm việc.Đạt khuyến cáo không nên ép bản thân vào một lịch trình làm việc quá nghiêm ngặt ngay lập tức. Thay vào đó, nên điều chỉnh từ từ như duy trì thói quen ngủ đúng giờ, dậy sớm hơn một chút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi với nhịp sinh học mới.Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thế Huy, Phó giám đốc Công ty TNHH truyền thông, tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt (TP.HCM), cho biết cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt ở giới trẻ.Theo thạc sĩ Huy, sau một kỳ nghỉ dài, não bộ của chúng ta đã quen với nhịp sống thoải mái và ít căng thẳng. Quay lại công việc, với áp lực và khối lượng công việc tồn đọng, có thể khiến bạn cảm thấy bị "sốc". Điều này gây ra hiện tượng "post-holiday blues" (cảm giác buồn chán sau kỳ nghỉ), khi cơ thể và tinh thần chưa kịp thích nghi với nhịp làm việc mới."Hiện tượng này là kết quả của sự gián đoạn trong nhịp sinh học và sụt giảm dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến động lực, cảm giác hứng thú", thạc sĩ Huy giải thích. Do đó, thay vì ép bản thân quay lại ngay lập tức, thạc sĩ Huy khuyên việc khởi động lại công việc nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thực hiện. Điều này sẽ kích thích não bộ tiết ra dopamine, từ đó giúp tái tạo động lực và giảm căng thẳng.Theo thạc sĩ Huy, hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi nhiệm vụ hoàn thành để duy trì động lực làm việc. Một không gian làm việc gọn gàng và mới mẻ cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi với áp lực công việc, đồng thời kích thích sự sáng tạo. Trước khi quay lại công việc hãy tạo một ngày đệm. Dành một ngày trước khi đi làm để điều chỉnh lại thói quen và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn quen dần lại với nhịp độ công việc mà không bị áp lực quá lớn."Kết nối với đồng nghiệp và quản lý kỳ vọng cá nhân sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo sự gắn kết, dần làm quen với nhịp độ công việc sau kỳ nghỉ tết. Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân ngay lập tức. Hãy cho mình thời gian để làm quen lại với nhịp độ công việc và đạt được năng suất tối đa", thạc sĩ Huy nói. ️
Như Thanh Niên đã thông tin, nếu để ý lịch năm mới Ất Tỵ bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29.1.2025 đến ngày 16.2.2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.Sở dĩ năm âm lịch kéo dài so với những năm trước và dài hơn dương lịch Ất Tỵ vì người Việt được đón hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25.6 - 24.7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25.7 - 22.8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.Sự kéo dài này đã khiến cho chúng ta được đón 2 lần Lập xuân trong năm Ất Tỵ 2025. Theo đó, ngày Lập xuân hay được hiểu là ngày đầu của tiết Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Nếu ta lấy điểm Xuân phân là gốc, khi kinh độ mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315 độ. Năm Ất Tỵ khởi đầu với việc đón tiết Lập xuân vào 3.2.2025 dương lịch, tức mùng 6 Tết. Vào cuối năm, chúng ta lại một lần nữa đón tiết Lập xuân vào ngày 4.2.2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng chạp năm Ất Tỵ. "Mình cũng vừa phát hiện điều thú vị này khi theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới góc độ lịch pháp, khoa học, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên việc cùng một năm đón 2 lần Lập xuân cũng khiến mình cảm thấy hứng thú, có một niềm tin rằng năm mới Ất Tỵ 2025 sẽ có nhiều điều tốt đẹp chờ đón tất cả chúng ta", anh Lê Trung (28 tuổi, ngụ Q.8) chia sẻ.Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây.Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được người dân lưu truyền và thực hành hằng năm. ️
Ông cũng chia sẻ quan điểm về việc hợp tác với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để tái cấu trúc, đánh giá lại mô hình kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Viglacera.️