Chiến sự Ukraine ngày 789: Nga nói giành 2 làng trong 2 ngày; tình báo Kyiv lo tháng 5
Với đà tăng này, một số chuyên gia dự báo giá heo có thể chạm mốc 70.000 đồng/kg trong thời gian ngắn. Nguyên nhân diễn biến tăng giá là do thiếu hụt nguồn cung, người chăn nuôi gặp khó khi mua con giống để tái đàn vì ngay cả giá heo giống cũng đang tăng rất cao. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi sau 2 năm thua lỗ đã cạn vốn và niềm tin giá heo duy trì mức cao trong thời gian dài cũng chưa được vững chắc khi thị trường chưa thật sự hồi phục. Vì vậy, dù lợi nhuận chăn nuôi heo đang khá hấp dẫn nhưng người chăn nuôi còn đang phân vân và lo lắng khi tái đàn.DRX dính 'lời nguyền' vì không đủ điều kiện tham dự CKTG 2023
Redmi Note 13 Series đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu khi chinh phục hàng triệu người dùng, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu ra mắt, hơn 100.000 máy đã được bán ra, vượt 10% so với thế hệ trước. Vào thời điểm sức mua tăng cao, doanh số từng đạt mức kỷ lục 6.000 chiếc chỉ trong một ngày. Những thành tích ấn tượng này không chỉ là bước đệm vững chắc mà còn đặt ra thách thức lớn cho Redmi Note 14 Series trong việc duy trì vị thế dẫn đầu ở phân khúc smartphone tầm trung.Trong lần ra mắt này, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều phiên bản với mức giá đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau. Không chỉ kế thừa những điểm mạnh từ thế hệ trước, Redmi Note 14 Series được kỳ vọng sở hữu thiết kế tinh tế, hiện đại, cùng trang bị nhiều tính năng bền bỉ toàn năng như: kính Corning Gorilla Glass kép và khả năng chống nước chống bụi IP68, công nghệ cảm ứng Wet Touch 2.0. Camera tiếp tục là một trong những điểm nhấn của dòng Redmi Note 14 Series. Theo nhiều nguồn tin, các phiên bản Pro 5G và Pro+ 5G bản quốc tế sẽ được trang bị cụm camera 200 MP, vượt trội so với phiên bản nội địa. Bộ camera này đi kèm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ chụp ảnh chuyên nghiệp cùng khả năng lấy nét nhanh. Theo nhiều nguồn tin quốc tế, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được tích hợp nhiều tính năng AI. Nếu điều này là sự thật thì Redmi Note 14 Series sẽ là dòng smartphone tầm trung đầu tiên của Xiaomi được phổ cập AI. Đây sẽ là yếu tố then chốt giúp Xiaomi tạo nên cú hích doanh số cho dòng Redmi Note Series trong năm nay. Một trong những điểm nổi bật của Redmi Note Series là sức mạnh phần cứng vượt trội. Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được trang bị vi xử lý MediaTek Dimensity 7300-Ultra hoặc Snapdragon 7s Gen 3 trên các phiên bản cao cấp. Dung lượng pin 5.110 mAh kết hợp cùng công nghệ sạc nhanh HyperCharge 120W giúp sạc đầy trong 22 phút vẫn là những điểm mạnh của dòng Redmi Note tiếp tục được duy trì. Với những nâng cấp toàn diện, dòng sản phẩm không chỉ hướng tới người dùng phổ thông mà còn đáp ứng tốt các nhu cầu chuyên sâu về công việc và giải trí. Redmi Note 14 Series hứa hẹn trở thành một "đối thủ nặng ký" và tiếp tục khẳng định vị thế smartphone dẫn đầu tầm trung. Hiện tại, Xiaomi đã chính thức mở chương trình đặt trước cho dòng sản phẩm Redmi Note 14 Series tại thị trường Việt Nam thông qua nhiều hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.
Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình
Theo GizChina, tin vui cho người dùng iPhone tại Liên minh châu Âu (EU), khi bản cập nhật iOS 18.4 sắp tới sẽ mang đến một tính năng được mong chờ từ lâu là cho phép người dùng lựa chọn ứng dụng bản đồ mặc định, thay thế Apple Maps.Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể dễ dàng sử dụng Google Maps hay Waze khi cần tìm đường, ngay trên chiếc iPhone. Quyết định này của Apple xuất phát từ việc tuân thủ Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU, nhằm tạo ra sự cạnh tranh công bằng và trao quyền lựa chọn cho người dùng.Tuy nhiên, đặc quyền này chỉ dành riêng cho người dùng tại EU, khiến các iFan ở những khu vực khác không khỏi 'ghen tị'.Dù không được chọn ứng dụng bản đồ, người dùng iPhone trên toàn cầu vẫn được an ủi phần nào với tính năng chọn ứng dụng dịch thuật mặc định. Theo đó, bạn có thể thay thế ứng dụng Translate (Dịch) của Apple bằng Google Translate hay các ứng dụng dịch khác theo sở thích.Bản cập nhật iOS 18.4 hiện trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được phát hành chính thức vào đầu tháng 4 tới.Việc Apple cho phép lựa chọn ứng dụng bản đồ mặc định tại EU là một bước tiến lớn, mở ra hy vọng về sự thay đổi tương tự trên toàn cầu. Liệu Apple có mở rộng đặc quyền này cho tất cả người dùng iPhone trong tương lai?
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, năm 2023, UBND H.Thạch Hà phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến nối với QL15B (thuộc H.Thạch Hà), dài khoảng 3 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 60 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Dự án khởi công vào tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.Ông Hoàng Ninh (68 tuổi, ngụ tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến) cho biết nhà của ông nằm cạnh mặt đường nên chịu nhiều ảnh hưởng. "Sau khi hoàn thành hệ thống mương thoát nước, đơn vị thi công mới bắt đầu đổ đất để gia cố nền đường. Các hạng mục này cũng chỉ triển khai rất ì ạch, kéo dài từ ngày này sang tháng nọ chứ không làm liên tục. Mặc dù phần nền đường đã xong từ lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy đơn vị rải thảm nhựa để hoàn thiện con đường. Nhà tôi cạnh mặt đường nên ngày nắng thì bị bụi bặm bay vào nhà, còn ngày mưa đi lại lầy lội, bùn đất rất khó chịu", ông Ninh phàn nàn. Theo ông Ninh, nhà ông có cửa cuốn trước sân nên phần nào hạn chế được bụi bay vào, còn mấy nhà hàng xóm thì vất vả hơn khi phải dùng lưới hoặc bạt để che bớt mặt tiền.Ông Trần Trọng Luận (75 tuổi, ngụ tại xã Thạch Ngọc) bức xúc do tuyến đường thi công quá lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh. "Nền đường đã làm xong nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không thấy họ thi công nữa. Đường chưa hoàn thiện khiến người dân gặp khó trong việc đi lại, đó là chưa kể việc bụi bay mịt mù vào ngày nắng. Mong chính quyền có phương án tháo gỡ để tuyến đường sớm hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Luận nói.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tuyến đường giao thông từ xã Việt Tiến đến xã Thạch Ngọc bị chậm tiến độ một phần là do tại khu vực nằm giữa tuyến đường này có dự án đường cao tốc Bắc - Nam cắt ngang. Do đó, chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi để dự án cao tốc xác định điểm mốc mới thi công được cầu vượt. Đến nay, mặc dù cầu vượt cao tốc và phần nền đường đã xong, đạt khoảng 60% khối lượng nhưng đơn vị thi công vẫn chưa huy động máy móc đến để thi công mặt đường.Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc, cho rằng tuyến đường thi công kéo dài dở dang khiến người dân bị ảnh hưởng do bụi bặm, lầy lội. Mặc dù chính quyền xã đã có kiến nghị với cấp trên nhiều lần, song đến nay vẫn chưa được giải quyết."Tuyến đường này đi qua xã chúng tôi dài chỉ khoảng 900 m nhưng có đến 2 nhà thầu. Các nhà thầu này thi công với tiến độ rất chậm, nếu không muốn nói là bỏ bê. Không rõ nguyên nhân vì sao họ lại triển khai ì ạch như thế", ông Thanh giải thích.Ông Nguyễn Đức Quy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà, cho hay trong quá trình triển khai làm tuyến đường liên xã do có dự án đường cao tốc cắt ngang qua nên phải xin điều chỉnh. Đặc biệt, một số đoạn do vướng hệ thống cấp nước sạch nên mất thêm thời gian để di dời."Một nguyên nhân nữa là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong do hành lang đường vướng vào phần đất của một số hộ dân ở xã Việt Tiến. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương nhằm xác định nguồn gốc đất, bồi thường cho người dân để giải phóng mặt bằng. Hiện chúng tôi đã xin gia hạn hoàn thiện tuyến đường vào cuối năm và đã được tỉnh chấp thuận", ông Quy cho biết.
Chơi chiêu 'lỡ miệng' để răn đe
Chừng nào Ukraine còn để cho Nga trung chuyển chuyển dầu lửa và khí đốt thì chừng ấy Moscow vẫn còn có thể dùng cách này để lách những biện pháp chính sách và cơ chế trừng phạt của EU. Nga phải trả phí quá cảnh khí đốt và dầu lửa cho Ukraine nhưng có được thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Có thể thấy Ukraine quyết tâm triệt hạ mọi thu nhập của Nga từ xuất khẩu dầu lửa và khí đốt.Đối sách của Moscow là tạo dựng cái lợi trong thiệt hại. Nga tìm cách khác để tiếp tục cung ứng khí đốt cho Slovakia, một thành viên EU và NATO, qua đó vừa có thể phân hóa nội bộ phương Tây, vừa phân hóa EU và NATO với Ukraine. Tiếp theo, Nga tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova với lý do Moldova chưa trả hết nợ và không còn có thể tiếp tục vận chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine. Thực chất, Nga đẩy Moldova vào tình thế phải gia tăng áp lực trực tiếp với Kyiv để khí đốt của Nga tiếp tục được trung chuyển qua Ukraine, biến vấn đề giữa Nga và Moldova thành vấn đề giữa Moldova và Ukraine. Nga nhằm vào Moldova cũng đồng thời nhằm vào EU và NATO, vì 2 liên minh này trong thời gian vừa qua đã tìm mọi cách để lôi kéo Moldova vào phạm vi ảnh hưởng, không để Moldova nghiêng ngả về phía Nga. Biện pháp chính sách này của EU và NATO không đạt kết quả như kỳ vọng, vì Nga vẫn tìm ra lối lách để tạo cái lợi trên nhiều phương diện khác nhau từ thiệt hại phải chịu. Đó còn là vì EU và NATO hết lòng với Ukraine nhưng nước này lại làm hai liên minh rất khó xử trong nội bộ và trong quan hệ với đồng minh.