Đậu khuôn Mai Động vạn người mê
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Xúc động cảnh chồng chăm vợ bị xuất huyết não
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
Kiến nghị ưu tiên vốn để tháo gỡ các nút thắt cho đường sắt
Huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao cũng như bệnh tim đều có thể làm giảm tần suất các vấn đề về cương cứng, theo Cleveland Clinic.
WEF nhận định Việt Nam là một trong những nước được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất tại các hội nghị WEF. Các doanh nghiệp khẳng định hài lòng với các dự án đầu tư tại Việt Nam; ấn tượng với việc Chính phủ Việt Nam có các chính sách, biện pháp quyết liệt để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như luôn dành sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp.Mục tiêu xuyên suốt của Việt Nam tham dự WEF là tìm hiểu, thảo luận và đóng góp ý kiến với các nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ toàn cầu, thể hiện vị thế mới của một nước Việt Nam năng động hơn, hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới. Nhân cơ hội này, quảng bá hình ảnh về một nước Việt Nam năng động, thân thiện, đang đổi mới mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển, được đánh giá là một địa điểm hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Ở góc độ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cực kỳ thành công. Việt Nam không chỉ xuất hiện tự tin tại các hội nghị thường niên WEF, mà trong các phiên CSD, Thủ tướng đã thể hiện cho các nhà kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp thế giới thấy những đóng góp đáng kể của Việt Nam trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu và xứng đáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận.Các nhà đầu tư thường quan tâm rằng, một nền kinh tế cần có một ý chí mạnh mẽ và một quyết tâm cao để duy trì thực hiện cam kết phát triển bền vững, tiếp tục cắt giảm, thúc đẩy thủ tục hành chính theo hướng nhanh, minh bạch hơn, cải thiện giáo dục thực chất, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số... thì Thủ tướng đã cho họ thấy, Chính phủ Việt Nam đã rất nhất quán và nỗ lực giải quyết những thách thức này. Bằng chứng là dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng tăng, và Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực cải thiện các điều kiện để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Những người 4 năm mới mừng sinh nhật vì sinh ngày nhuận 29.2: Nhiều thú vị ít người biết
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.