Tàu du hành ‘già’ nhất của NASA mừng sinh nhật 45 tuổi ở rìa hệ mặt trời
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Thành phố Nagoya (Nhật Bản) thực hiện. Họ tin rằng cách này có thể giúp cải thiện hiệu quả khả năng cương cứng của nam giới bị rối loạn cương dương, đặc biệt là khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả.Kiều hối tăng kỷ lục
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhằm tháo gỡ cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành 2 văn bản gồm: Kế hoạch số 5776 ngày 26.9.2024, quyết định số 5013 ngày 5.11.2024 về triển khai thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM.Mục tiêu ban hành nhằm thực hiện các nội dung công việc chính để cải cách thủ tục hành chính về đăng ký, cấp sổ đỏ. Thực hiện rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ.Xác định rõ nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến việc chưa hoàn thành công tác cấp sổ đỏ từ đó phân nhóm, phân loại, thống kê số liệu, danh sách dự án cụ thể theo từng nhóm, đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo kế hoạch, lộ trình và thời gian cụ thể.Chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện, TP.Thủ Đức để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển cũng như công tác cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố kể từ khi dự án được cấp phép đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và cấp sổ đỏ liên quan đến công tác cấp sổ đỏ tại các dự án nhà ở thương mại...Đến nay, thống kê kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố của tổ công tác thành lập theo Quyết định số 5013 đã có 12 cuộc họp được tổ chức để bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho 66 dự án, với 37.214 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ, 655 ô đậu xe ô tô, 218 ô thương mại dịch vụ.Kết quả tháo gỡ đã có 41/66 dự án đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 27.575 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, 655 ô đậu xe ô tô, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.Như vậy, trong tổng số khoảng 81.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ được thống kê hồi tháng 4.2023, sau nhiều đợt Sở Tài nguyên và Môi trường "ra quân" tháo gỡ khó khăn cho các dự án thì đến nay trên toàn địa bàn TP.HCM còn khoảng 10.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ. Dự kiến cuối năm 2025, thành phố sẽ hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho số căn nhà còn lại. Tuy nhiên, đây là con số thống kê từ kể từ tháng 7.2014 đến hết tháng 4.2023, hiện đã phát sinh thêm nhiều dự án mới vẫn chưa được cấp sổ đỏ cần thành phố tiếp tục tháo gỡ.
Nhờ bạn cầm hộ 200 triệu, người đàn ông đối mặt tù tội khi đòi lại tiền
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Honda CBR150R thế hệ mới nhất bắt đầu được Honda Việt Nam phân phối chính hãng từ tháng 9 năm ngoái. Đến trung tuần tháng 9 năm nay, Yamaha Việt Nam cũng tung ra thị trường thế hệ mới của YZF-R15 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Đến từ hai thương hiệu xe máy danh tiếng, chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam, nhìn chung cả Yamaha YZF-R15 2022 và Honda CBR150R đều có điểm mạnh và lợi thế riêng để cạnh tranh, tạo sức hút với khách hàng Việt Nam. Vậy mẫu xe nào đáng “đồng tiền bát gạo”? Hãy cùng đặt Yamaha YZF-R15 2022 vừa ra mắt và Honda CBR150R lên bàn cân so sánh.
Hàng ngàn người thưởng thức ẩm thực quê trên cánh đồng An Nhứt
Ngày 18.2, ông Trần Minh Chiến, Chủ tịch UBND TP.Nha Trang, cho biết vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang (38 Nguyễn Thiện Thuật, P.Tân Tiến), do ông Hồ Văn Tâm làm Giám đốc.Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 4.2, một tài khoản Facebook phản ánh quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật) tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn của nhóm khách nước ngoài sử dụng tối 3.2.Ngày 5.2, Chủ tịch UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra cơ sở trên.Chiều cùng ngày (5.2), Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn Aroma Beach để kiểm tra, thu thập chứng cứ, xác minh thông tin việc du khách phản ánh cơ sở có dấu hiệu "chặt chém". Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến thì quán ăn đã đóng cửa và bảng hiệu đã tháo xuống.Đến tối 6.2, đoàn kiểm tra đến quán ăn Aroma Beach để tiếp tục làm việc. Tại thời điểm kiểm tra, ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn) chỉ xuất trình giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang do ông làm Giám đốc.Qua làm việc, kiểm tra các tài liệu liên quan, đoàn kiểm tra xác định quán ăn Aroma Beach đã có 5 hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính; Không niêm yết giá hàng hóa bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa.Theo đó, UBND thành phố quyết định xử phạt tổng số tiền là 96,5 triệu đồng. Đồng thời buộc Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang do ông Hồ Văn Tâm làm giám đốc tháo dỡ 4 hộp đèn quảng cáo sản phẩm, hàng hóa mà không thể hiện bằng tiếng Việt; gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính; thực hiện niêm yết giá theo đúng quy định.Cùng với đó, Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết (với số tiền là 5.890.000 đồng). Trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá niêm yết vào ngân sách nhà nước.Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả từ 10 ngày đến 30 ngày với các hành vi, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang chi trả.Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Đoàn kiểm tra liên ngành của TP và các cơ quan, đơn vị liên quan được giao thực hiện quyết định xử phạt hành chính nêu trên.Trong 5 hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đại Tâm Phát Nha Trang do ông Hồ Văn Tâm làm Giám đốc, hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa giúp chủ quán thu được số tiền chênh lệch là 5.890.000 đồng.Cụ thể, tại 7 món ăn ghi trong hóa đơn, chủ quán kê chênh lệch từ 50.000 đồng/món đến 1.701.000 đồng/món. Đáng chú ý, món "Cà tím nướng mỡ hành" được bán với giá 1.890.000 đồng/phần, cao gấp 10 lần so với giá niêm yết (189.000 đồng/phần).Cùng với việc ông Hồ Văn Tâm chỉ xuất trình giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang do ông làm giám đốc. UBND TP. Nha Trang đã đề nghị Chi cục thuế TP.Nha Trang tiếp tục làm việc với giám đốc công ty về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty theo quy định.