VNG và SCTV hợp tác liên kết dịch vụ số
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.Nhận định Everton vs Tottenham (2g sáng mai 17.4): Ai gần top 4 hơn?
Bên cạnh đó, sánh vai các giải chạy hàng đầu thế giới, tất cả đường chạy của 4 cự ly VPHM 2022 đều được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế bởi Hiệp hội Marathon Quốc tế (AIMS). Ngoài ra, năm 2022 cũng là năm đầu tiên VPBank Hanoi Marathon chính thức được công nhận là giải chạy xác nhận điều kiện để các vận động viên giành quyền đăng ký tham gia Giải Vô địch Thế giới theo độ tuổi của Abbott World Marathon Majors – tổ chức quốc tế sở hữu hệ thống 6 giải chạy marathon danh giá nhất hành tinh (Six Majors), bao gồm New York Marathon, Chicago Marathon, London Marathon, Boston Marathon, Tokyo Marathon và Berlin Marathon.
HLV Ancelotti nói gì về quyết định gia nhập M.U của Casemiro?
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Ngày 8.1, UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho biết đã xác định được nguyên nhân nước thải màu đen đổ ra sông Cẩm Lệ từ hướng cửa xả HC3/1 (giao lộ Thăng Long - Lương Định Của) ở phía bờ bắc.Trước đó, người dân phản ánh trên mạng xã hội về tình trạng sông Cẩm Lệ ở phía đường Thăng Long (bờ bắc) có nhiều đoạn đổi màu đen, tương phản với màu nước xanh của sông. Công ty Thoát nước và xử lý nước thải (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) cho biết đơn vị đã kiểm tra, xác định vị trí nước thải tràn ra sông là cửa xả thoát nước HC3/1 thuộc tuyến thu gom nước thải trạm bơm HC3. Đặc điểm trạm bơm HC3 là trạm bơm cuối tuyến của các tuyến thu gom phía thượng lưu như tuyến thu gom nước đường Bạch Đằng, đường 2.9 (SPS12, SPS13, SPS14, TB01, TB02) chuyển tải nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân để xử lý.Qua thời gian vận hành, công ty nhận thấy trạm bơm HC3 mặc dù đã vận hành hết 3 bơm theo thiết kế nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng quá tải lúc cao điểm, dẫn đến nước thải tràn.Tình trạng này đã xảy ra hồi tháng 6.2023 (Thanh Niên đã thông tin). Công ty Thoát nước và xử lý nước thải đã có phương án xử lý tạm, hạn chế nước thải tràn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách đắp đập cát tạm tại các cửa xả, tăng khả năng lưu chứa tạm nước thải, hạn chế nước thải tràn. Đồng thời, dừng vận hành tạm thời trong giờ cao điểm để giảm thiểu tình trạng nước thải tràn; xử lý khoáng hóa, phun mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi tại các cửa xả.Hiện công ty đã hoàn thành đắp đập cát, ngăn được tình trạng nước thải tràn tại cửa xả. Theo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải, về nguyên nhân, thời gian qua mưa kéo dài dẫn đến gia tăng lưu lượng trong hệ thống thoát nước, giảm hiệu suất vận hành trạm bơm HC3.Để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải tại Trạm bơm HC3, UBND TP.Đà Nẵng đầu tư bổ sung trạm bơm HC3-01, hiện đã thi công và chuẩn bị bàn giao để vận hành đồng bộ.Đối với nước thải xả ra sông Cẩm Lệ tại cầu Đò Xu, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải xác định đây là vị trí hạ lưu cửa xả tuyến ống đầu ra D400 của Trạm xử lý nước thải Hòa Cường. Trạm này được đầu tư vận hành từ năm 2007 với công nghệ xử lý sinh học kỵ khí bậc 1, không có công đoạn khử trùng. Với đặc trưng của công nghệ yếm khí, nước thải sau xử lý thường có màu xám - đen; khi giao với nước sông Cẩm Lệ (có màu xanh) càng tạo sự tương phản giữa 2 màu nước. Trong thời gian đến, Trạm xử lý Hòa Cường chuyển toàn bộ nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân. Ngoài ra, đây là vị trí chân cầu Đò Xu đoạn nối tiếp hồ Đò Xu với sông Hàn. Hiện hồ Đò Xu đang bị lớp bùn đáy bồi lắng nghiêm trọng, độ cao bùn 0,59 - 1,25 m khiến quá trình phân hủy kỵ khí tại khu vực hồ làm phát sinh tình trạng nước đen và có mùi hôi. UBND TP.Đà Nẵng đã yêu cầu nghiên cứu phương án nạo vét bùn đáy 8 hồ, trong đó có hồ Đò Xu.
Mỹ Linh một thời ăn nhờ ở đậu nhà bạn, đi tàu vào Nam tìm cơ hội
Vấn đề với thực phẩm giàu chất béo là việc tăng sản xuất testosterone và lượng testosterone cao có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.