Xe bán tải tại Việt Nam: Ford Ranger vẫn là 'chân ái'
Theo nội dung đơn kháng cáo, Hồng Loan không chấp nhận về việc Tòa án nhân dân TP.HCM (TAND TP.HCM) tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Trong đơn kháng cáo, TAND TP.HCM đã tuyên xử, xác định Hồng Loan là con hợp pháp, người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Võ Văn Ngoan (NSƯT Vũ Linh). Tuy nhiên, TAND TP.HCM lại phân chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh thành 2 phần theo tỉ lệ 85% cho Hồng Loan và 15% cho bà Hồng Nhung với lý do xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung. Theo Hồng Loan, việc tuyên xử phân chia như trên của tòa án sơ thẩm không có căn cứ pháp luật. Hồng Loan trình bày trong đơn, bà Hồng Nhung hoàn toàn không có công sức đóng góp vào di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM với ông Võ Thành Nhiêu, bà Hồng Nhung. Do đó, bà Hồng Nhung không có công sức đóng góp, không quản lý, không giữ gìn, không tôn tạo làm nên giá trị di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh."Do đó, việc TAND TP.HCM cho rằng bà Hồng Nhung có đóng góp công sức vào khối di sản của cha tôi để lại và tuyên cho bà Nhung được hưởng 15% trên tổng giá trị di sản của cha tôi là hoàn toàn không có căn cứ", Hồng Loan viết trong đơn kháng cáo. Bên cạnh đó, phía Hồng Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL và viện dẫn lẽ công bằng trong giải quyết vụ việc dân sự vào trường hợp cụ thể của cô là chưa chính xác. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…". Trong khi đó, bà Hồng Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác bỏ tư cách hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, khi tòa án xác định Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố nghệ sĩ Vũ Linh thì cô phải là người được toàn quyền thừa hưởng toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ. Tòa án chia cho Hồng Loan 85% và chia cho bà Hồng Nhung 15% nghĩa là đã xác định bà Hồng Nhung là đương sự được hưởng một phần di sản thừa kế."Việc bà Nhung chăm sóc bà nội tôi (nếu có) thì đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, bà Nhung cũng là con, không phải nghĩa vụ duy nhất cha tôi, thực tế cha tôi lúc đó đã làm việc vất vả nuôi cả gia đình anh em (trong đó có cả bà Nhung)... Tòa án sơ thẩm đã xét công sức cho bà Nhung trên những cơ sở, lập luận như trên là hoàn toàn không đúng và cũng vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện của bà Nhung là đang tranh chấp về hàng thừa kế", Hồng Loan trình bày. Ngoài ra, Hồng Loan cho rằng TAND TP.HCM áp dụng không đúng tinh thần của Án lệ 05/2026/AL và "lẽ công bằng" khi tuyên xử chia cho bà Hồng Nhung 15% di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh. Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để Hồng Loan đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu cô muốn giúp đỡ bà Hồng Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Hồng Loan làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm theo hướng không cho bà Hồng Nhung hưởng 15% di sản của nghệ sĩ Vũ Linh. Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Kết quả, HĐXX quyết định bà Hồng Nhung được chia 15% di sản của cố NSƯT Vũ Linh, còn 85% còn lại thuộc quyền sở hữu của Hồng Loan. Khối di sản bao gồm: nhà đất số 5 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; 3.007 m2 đất tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và một xe ôtô.Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Hồng Nhung 15% giá trị di sản. Khi đã hoàn tất nghĩa vụ hoàn tiền, bà Loan được quyền đăng ký sang tên và sử dụng số tài sản nêu trên, cũng như yêu cầu mẹ con bà Hồng Nhung di dời toàn bộ tài sản cá nhân ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm. Sau thời hạn quy định, nếu bà Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản nói trên.Được giá, Liverpool có thể bán... ngôi sao Salah!
Sáng 1.2 (tức mùng 4 Tết), CLB Đà Nẵng bổ nhiệm ông Lê Đức Tuấn ngồi ghế HLV trưởng. Dù V-League chưa qua nửa chặng đường, nhưng đội bóng sông Hàn đã thay "tướng" đến 3 lần.Đầu mùa, CLB Đà Nẵng được dẫn dắt bởi HLV Đào Quang Hùng và giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Trương Việt Hoàng. Sau 3 tháng bết bát, cả ông Đào Quang Hùng và cộng sự Trương Việt Hoàng đều rời đi, nhường chỗ cho bộ đôi mới: Cristiano Roland và Phan Thanh Hùng.Tuy nhiên cách dụng binh của đội Đà Nẵng tạo ra cảm giác khó hiểu. Ở các trận gặp SLNA và Hải Phòng, ông Phan Thanh Hùng được đăng ký chức danh HLV trưởng (như vậy tự hiểu là ông Roland làm GĐKT). Nhưng đến trận gặp CLB TP.HCM, HLV trưởng là ông Roland. Để rồi, cựu HLV U.17 Việt Nam cũng chỉ làm 1 trận rồi rời đi, nhường ghế nóng lại cho ông Lê Đức Tuấn.Tức là chỉ trong 2 tháng, ghế HLV trưởng ở CLB Đà Nẵng có tới 4 người từng ngồi. Thay "tướng" nhiều như vậy, nhưng đội Đà Nẵng vẫn chưa biết thắng. Vỏn vẹn 4 điểm sau 11 trận cùng vị trí cuối bảng là thành tích khó chấp nhận với đội bóng trước kia từng làm mưa làm gió ở V-League (vô địch năm 2009 và 2012). Người mới nhất nhảy vào "con tàu" CLB Đà Nẵng là HLV Lê Đức Tuấn, thực tế cũng non kinh nghiệm. Ông Tuấn từng huấn luyện trẻ Hà Nội, được đôn lên trợ lý rồi sau đó là HLV trưởng CLB Hà Nội. Dù có đà thăng tiến nhanh chóng chỉ trong 3 năm, nhưng HLV Lê Đức Tuấn có rất ít trải nghiệm thực chiến ở V-League. Trong thời gian ngắn ngủi ông Tuấn nắm quyền, đội Hà Nội bất ngờ bị Đồng Tháp loại khỏi Cúp quốc gia, đồng thời lần đầu thua HAGL trên sân nhà sau 12 năm. Tất nhiên, không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho ông Lê Đức Tuấn. Nhưng với vốn huấn luyện cực mỏng, không đơn giản để "tướng" trẻ vực dậy được tập thể rệu rã, thiếu sức sống tại sân Hòa Xuân hiện tại. Mùa 2023, khi đứng trước lằn ranh xuống hạng, đội Đà Nẵng cũng cầu viện một HLV trẻ của CLB Hà Nội, đó là HLV Phạm Minh Đức. Tuy nhiên, ông Đức không cứu được đội bóng sông Hàn. Còn với CLB Hà Nội, sau khi chia tay ông Lê Đức Tuấn, đội bổ nhiệm ông Hoàng Văn Phúc. Cựu HLV Quảng Nam từng ngồi ghế tạm quyền 2 trận ở CLB Hà Nội năm 2021 mà không để lại bất cứ dấu ấn chuyên môn nào. Vòng xoay HLV của V-League dễ tạo ra cảm giác luẩn quẩn, khi các HLV cứ chuyển qua chuyển lại các đội quen thuộc. Quả thực có chuyện "thay tướng đổi vận" ở một số đội, nhưng sự thay đổi thường rất ngắn ngủi. Đơn cử SLNA trụ hạng ngoạn mục ở mùa trước sau khi bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn ngồi ghế HLV trưởng thay Phan Như Thuật. Và đến mùa này, khi ông Tuấn "hết phép", Phan Như Thuật lại trở lại ghế chỉ đạo. Đi loanh quanh, rồi lại về đúng lựa chọn lúc đầu. Bóng đá Việt Nam từng có cầu thủ xuất ngoại, nhưng chưa bao giờ có chuyện... HLV xuất ngoại. Các chiến lược gia Việt chỉ huấn luyện quanh quẩn trong nước, người này nghỉ thì người kia thay. Đến giờ, số HLV Việt Nam có bằng Pro chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người huấn luyện bằng kinh nghiệm là chính, khi bước ra sân chơi quốc tế thì phải lui về ngồi ghế GĐKT để nhường chỗ cho người có bằng cấp nhận chức danh HLV trưởng (để đáp ứng yêu cầu của AFC). Đã có những đội bóng sử dụng thầy ngoại và thành công, như CLB Thanh Hóa với HLV Velizar Popov (đoạt 3 cúp trong 2 năm), hay trước đây đội bóng xứ Thanh cũng có mùa giải 2017 thăng hoa cùng "bố già" Ljupko Petrovic. Dù vậy, phần lớn HLV ngoại ở V-League ra đi "không kèn không trống", với lý do được một chuyên gia chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng họ không hiểu văn hóa bóng đá ở V-League. Văn hóa ấy là gì, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Tuy nhiên, khi những cầu thủ dù đã thành danh ở V-League, đến khi lên tuyển vẫn phải... học lại những kỹ năng chiến thuật rất cơ bản như mở thân người đỡ bóng, di chuyển đồng bộ hay ném biên, có lẽ khâu huấn luyện ở một số đội V-League nên bị đặt dấu hỏi.Mà vòng luẩn quẩn thay HLV của nhiều đội hay chuyện nhập nhèm vai trò giữa GĐKT và HLV trưởng đã hé lộ một phần câu trả lời. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bể bơi hoành tráng giữa trung tâm TP.Hạ Long bị bỏ hoang
Với hàm lượng vitamin C cao, nước chanh trở thành một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe da, theo trang sức khỏe Health.Khi được thêm vào nước uống, chanh không chỉ tăng hương vị mà còn giúp bổ sung kali và vitamin C - những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vào buổi sáng. Thói quen này cũng giúp thúc đẩy việc uống đủ nước, một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da.Dưới đây là một số lợi ích của nước chanh với làn da, theo bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ.Việc giữ ẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với làn da. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, da có thể dễ dàng bị mất nước nếu bạn không uống đủ nước mỗi ngày. Những dấu hiệu mất nước thường gặp bao gồm da khô và môi nứt nẻ. Nhiều người nhận thấy rằng việc thêm chanh vào nước giúp hương vị ngon hơn, từ đó khuyến khích họ uống đủ nước mỗi ngày.Ngoài việc giúp da luôn được giữ ẩm, uống nước chanh còn có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm. Tình trạng thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành các nếp nhăn và làm giảm độ đàn hồi của da. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ giúp duy trì độ ẩm cho da mà còn giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn, vết chân chim và các vùng da thô ráp. Các gốc tự do, được hình thành từ môi trường ô nhiễm, ánh nắng mặt trời và căng thẳng, có thể gây tổn thương cho da và dẫn đến lão hóa. Khi bạn bắt đầu ngày mới với cốc nước chanh, bạn không chỉ bổ sung nước mà còn cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể. Vitamin C còn hỗ trợ quá trình lành vết thương, giảm sưng viêm và bảo vệ da khỏi các tổn thương nhỏ. Collagen là một loại protein quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.Theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể giảm dần, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và da chảy xệ. Việc uống nước chanh đều đặn có thể giúp cơ thể tăng cường sản xuất collagen nhờ hàm lượng vitamin C cao. Ngoài ra, khả năng chống oxy hóa của vitamin C cũng có thể ngăn chặn các gốc tự do phá hủy collagen, từ đó giúp làn da duy trì vẻ trẻ trung và mịn màng hơn.Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi uống nước chanh thường xuyên là nguy cơ mòn men răng. Axit trong chanh có thể làm hỏng lớp men bảo vệ bên ngoài răng. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên uống nước chanh bằng ống hút và súc miệng sau khi uống.Với những người bị trào ngược axit hoặc có dạ dày nhạy cảm, chanh có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn và đầy hơi.
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.
Bức xúc du khách tráo bình cũ lấy bình nước mới ở Bảo tàng Anh
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".