Huyền thoại Boba Net bất ngờ trở lại với diện mạo mới - StarsBoba
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.Những ngành học du lịch-dịch vụ lần đầu tuyển sinh trong năm 2024
Ông Thái quê ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang. Trong những chuyến đi công tác tại Phú Quốc, ông cảm thấy yêu thích xứ đảo này rồi quyết định gắn bó và lập nghiệp từ khoảng năm 2014. Mong muốn góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo ngọc, năm 2016 ông bắt tay nghiên cứu làm các sản phẩm từ chất liệu lá sen, thay thế thủy tinh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, ông gặp nhiều khó khăn để tìm ra công thức chuẩn nhất "biến" lá sen thành chất liệu có độ bền cao mà vẫn giữ được trọn vẹn hình hài của lá và gân. Ông cho biết, lá sen có kết cấu khác hẳn lá bồ đề hay lá bàng. Do đó, để xử lý giữ được màng lá, gân lá sen liền lạc với nhau phải mất rất nhiều thời gian."Để xử lý lá sen đạt độ bền thay thế nền giấy vẽ tranh, vải làm túi, ví, đèn… tốn rất nhiều chi phí và cũng rất kỳ công. Tỷ lệ hao hụt rất nhiều, 100 lá mà lấy được 7 - 8 lá là mừng. Lá sen cũng phải đến Đồng Tháp tuyển lựa, mua về đảo", ông Thái chia sẻ.Hiện tại, cơ sở ông Thái làm ra 4 sản phẩm chính từ lá sen, gồm: đèn, tranh, ví và thư pháp trên sen. Điều ông tâm đắc nhất là chế tác thành công chất liệu vẽ tranh và vẽ được rất nhiều loại đạt đến độ tinh tế và thẩm mỹ cao như: tranh Phật, hoa, phong cảnh... Đạt được thành công, ông Thái vẫn không ngừng nghiên cứu xử lý lá sen sao cho ngày càng đạt độ bền cao nhất để làm thành các sản phẩm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thời trang đẹp mắt. Bức tranh có kích thước "khủng" nhất trước giờ ông làm ra là tranh Phật Bà Quan Âm, chiều dài 2,4 m, chiều ngang 1,2 m. Ông cùng đội ngũ thợ làm liên tục suốt 1 tháng, giá bán lên đến 50 triệu đồng.Trong các sản phẩm làm bằng lá sen, ví là sản phẩm nổi trội và độc đáo nhất vì ông xử lý lá sen đạt độ bền gần giống như vải và vẽ nhiều hoa văn lên. Đối với sản phẩm đèn bằng lá sen, ông sử dụng lá sen ốp vào vô cùng công phu, đẹp mắt. Tùy kích cỡ, các sản phẩm làm từ lá sen có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ông Thái cho biết, ông đang trồng sen ở TP.Rạch Giá theo kỹ thuật riêng và dự kiến thời gian tới sẽ trồng thêm trên đảo Phú Quốc, để vừa chủ động được nguồn lá sen chất lượng và tạo thêm điểm đến cho du khách.
Sự yên bình trong ngôi nhà đáng mơ ước này dựa theo chủ nghĩa tối giản Japandi
SHB đã xây dựng nhiều sản phẩm số, đưa các tính năng mới "online" như: Ứng dụng mobile banking đem lại các trải nghiệm mới mẻ và khác biệt dành cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi; tính năng bán ngoại tệ online; Bankhub… Trong vận hành, SHB liên tục tự động hóa nhiều quy trình nội bộ phục vụ cho công tác quản trị, bao gồm ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản trị điều hành, tăng cường quản lý rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ kinh doanh...
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Bình Phước nhấn mạnh các hoạt động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước được tổ chức nhằm lan tỏa, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong tỉnh, phát huy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người ngày càng hiệu quả hơn".
Những tấm lòng vàng
Ngày 29.12, Công an TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Đăng Huy (37 tuổi, ngụ H.Bù Đăng) về tội môi giới mại dâm và đánh bạc; Vũ Thị Yến (53 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài) về tội môi giới mại dâm.Qua quá trình trinh sát, lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước xác định về đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức, các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua mạng internet.Giữa tháng 12, chuyên án được xác lập theo chỉ đạo của đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước. Thượng tá Võ Hoàng Bắc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước làm Trưởng ban chuyên án.Ban chuyên án xác định, địa điểm mua bán dâm thường diễn ra tại nhà nghỉ Hà Anh (P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) do Đỗ Đăng Huy làm quản lý, và nhà nghỉ Phước Sang (P.Tân Bình, TP.Đồng Xoài) do Vũ Thị Yến làm quản lý.Ngày 18.12, 6 tổ công tác với hơn 40 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Phước, Công an TP.TP Đồng Xoài đã đồng loạt phong tỏa, kiểm tra 2 nhà nghỉ nêu trên.Tại nhà nghỉ Hà Anh, các lực lượng đã bắt quả tang Đỗ Đăng Huy cùng vợ là T.T.K.A đang chứa mại dâm tại nhà nghỉ do mình làm chủ và quản lý. Tại đây, có 2 đôi nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm với giá 300.000 đồng/người/lượt.Huy khai nhận, qua mạng internet, Huy đã tìm thông tin về gái bán dâm trong các hội, nhóm kín, mời gái bán dâm về nhà nghỉ của mình, khi khách đến lưu trú có yêu cầu.Huy đã lôi kéo 8 gái bán dâm về ở trong khu nhà trọ của mình để thuận lợi cho hoạt động mại dâm. Mỗi lần gái bán dâm trong nhà nghỉ, Huy thu tiền phòng 100.000 đồng/người/lượt, nếu khách nghỉ qua đêm thì thu 250.000 đồng/người/lượt.Ngoài ra, lực lượng công an còn phát hiện Huy tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền giao dịch thông qua tài khoản đánh bạc của Huy từ tháng 9 đến tháng 12 là trên 12,7 tỉ đồng.Tại thời điểm kiểm tra nhà nghỉ Phước Sang, công an phát hiện và bắt quả tang tại phòng 305 có 1 đôi nam nữ đang mua bán dâm và tại phòng nghỉ khác có khách mua dâm đang chờ gái bán dâm đến. Vũ Thị Yến khai nhận đã cho phép một nữ vào phòng 305 bán dâm để thu tiền phòng.Sau khi củng cố hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đồng Xoài đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Yến và Huy cùng về tội môi giới mại dâm. Ngoài ra, Huy còn bị truy tố về tội đánh bạc.