Hơn 50 hộ dân mòn mỏi chờ sổ đỏ
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".Món ăn chay không đường - công thức trẻ, đẹp gấp đôi
Nghe tiếng củi cháy nổ lách tách, nhưng ngày hôm qua phải giúp ông Sáu Đạt, người trong xóm thu hoạch đám gỗ keo trên Hòn Nghệ, tay chân uể oải nên Đức muốn nằm thêm. Tuy vậy, chỉ được một lát, con Lam đã bước đến bên giường, khẽ gọi:- Anh Hai, anh Hai, dậy đi! - Anh Hai là tên của Đức, nhưng nó là con đầu, từ nhỏ cha mẹ bắt gọi vậy nên con bé quen rồi. - Dậy ăn sáng để ra sông thôi!- Anh dậy rồi! - Đức đáp - Nhưng còn sớm mà?- Không sớm đâu, dậy ăn sáng thôi! Em đã hấp cho xôi nóng rồi!Đức hít một hơi thật sâu, co người, ngồi bật dậy, bước ra cái ảng lớn đặt dưới gốc cây mít ở cuối sân, múc nước rửa mặt. Hai anh em ăn qua quýt mỗi đứa một đĩa xôi nhỏ, sau đó Đức ra hàng hiên, một tay cầm cây dằm gỗ, tay còn lại ôm tấm lưới đã cuộn sẵn treo trên cây sào tre. Thấy Lam cầm chiếc giỏ mây, Đức bảo:- Lấy thêm cái túi nữa! Đang đầu mùa, chắc sẽ có cá nhiều!Nghe anh trai nói, Lam chạy vội vào nhà lấy thêm cái túi cói, gấp đôi lại cho gọn rồi bước theo anh ra ngõ. Hai anh em lặng lẽ bước trên con đường nhỏ khi bóng đêm còn đang mờ mờ. Mùi hương của cây hoa ngọc lan ở nhà bên cạnh tỏa hương thơm dìu dịu, nhưng con Lam không để ý mấy. Tối qua, khi nghe anh trai đồng ý cho đi cùng để đánh cá mòi, nó thích lắm, đêm nằm ngủ không yên, thức giấc mấy lần, chỉ trông trời mau sáng. Bây giờ cũng vậy, tâm trí nó chỉ nghĩ tới chuyện giăng lưới bắt cá mòi sông.Dòng sông Cái lúc sáng sớm còn phủ một lớp sương mù màu lam nhẹ như khói, mênh mang, bảng lảng. Gió thổi rười rượi. Phía bờ bên kia một vài tiếng gà gáy thưa thớt vọng qua lanh lảnh. Hai anh em đi xuống cái dốc thoai thoải rồi bước tới bên chiếc thuyền nhỏ được cột vào một chiếc cọc gỗ nằm bên mép nước nơi có mấy đám lách mọc choài ra cong cong tựa như một con rùa khổng lồ đang nằm ngủ.Đó là chiếc thuyền nhôm được cha mẹ hai đứa mua từ lúc chúng còn rất bé. Tuy là dân sống trên bờ, làm ruộng, làm vườn, nhưng nhà nằm ven sông nên cha Lam thích sắm thêm chiếc thuyền này để thỉnh thoảng đánh cá. Nhiều bữa, cha Lam đánh được khá nhiều, không chỉ để dành cho cả nhà ăn mà mẹ Lam còn mang sang cái chợ bên kia sông để bán, kiếm thêm tiền trang trải việc này, việc nọ. Sáu năm trước, phá lùm cây đủng đỉnh bên hàng rào, bất ngờ một quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh nằm sâu trong lòng đất nổ tung làm cả cha lẫn mẹ Lam bị thương nặng, sau đó qua đời ở bệnh viện. Khóc than, khổ đau, song chẳng có cách nào khác, hai anh em chỉ còn biết dựa nhau mà sống. Lúc ấy, mới mười bảy tuổi, chỉ còn hơn một năm học nữa là kết thúc bậc trung học phổ thông nhưng Đức, anh trai Lam đành nghỉ học, gánh vác mọi việc mà cha mẹ để lại. Dù nhỏ hơn anh năm tuổi, nhưng Lam cũng muốn nghỉ ở nhà giúp anh, song anh Hai nó kiên quyết không cho. Việc lớn, việc nhỏ trong gia đình thằng anh giành làm hết. Ước mơ của Đức là bằng mọi giá, dù khổ đến mấy cũng thay cha mẹ cho em gái học xong đại học. Thoạt đầu Lam còn ham chơi, lơ là nhưng dần dà nhận ra tình thương anh trai dồn cho mình nên nó quyết tâm học. Năm nay đã qua học kỳ một của lớp mười hai, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp, sau đó sẽ thi vào đại học nên Lam học ngày học đêm. Nhưng học hoài cũng ngán nên chiều hôm qua, vào lúc chạng vạng, nghe anh trai bảo, cá mòi đã về, mai sẽ đi đánh, vậy là Lam xin theo. Mới nghe, anh nó đã nạt:- Lo học đi, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp đó! Đánh cá là việc của anh, mày chỉ ở nhà và học cho anh!- Cho em nghỉ một buổi đi, mai là chủ nhật mà! Cho em đi đánh lưới với anh một buổi thôi, coi như giải lao mà!Nhìn điệu bộ nũng nịu với khuôn mặt nhăn nhó đáng yêu của em gái, Đức thấy tội tội, nghĩ bắt nó học hoài cũng không hay nên đáp:- Thôi cũng được, nhưng một buổi thôi đó!Giờ thì chiếc thuyền nhỏ mà cha mẹ Lam để lại đã được đẩy ra khỏi bờ. Nó ngồi ở đầu mũi, anh trai nó ở phía sau cầm lái. Chiếc dằm nhỏ cọ vào thành thuyền tạo nên những âm thanh lạch cạch, lạch cạch đều đều. Đến khúc sông sâu nằm dưới chân bờ tre rậm rạp, Đức đổi chỗ, để cho Lam cầm chèo, giữ cho con thuyền tiến chầm chậm, còn mình bắt đầu thả lưới. Những đoạn lưới đan bằng cước nhỏ, trong veo từ tay Đức lần lượt chìm xuống đáy nước nhẹ nhàng theo một đường vòng cung mà con thuyền đi qua.Ở khúc sông này, ngày xưa, khi còn sống, cha Lam thường đánh cá mòi. Tuy không lớn, con to nhất cũng chỉ hơn ba lạng, lại có nhiều xương, nhưng cá mòi trên sông Cái là món ngon nổi tiếng vì thịt thơm lại nhiều dầu. Đây là giống cá có đời sống rất lạ. Từ hồi còn nhỏ xíu, cả Đức và Lam đã được nghe cha mình kể, cá mòi sông chủ yếu sống ở những chỗ nước lợ, nơi cửa sông đổ ra biển. Hằng năm, cứ vào tháng mười một đến tháng mười hai âm lịch, sau khi các trận lụt đi qua, những con cá mòi mẹ bụng mang đầy trứng, vượt sông, bơi lên phía thượng nguồn sinh sản, để rồi đàn con tiếp nhận bao nhiêu loại tảo và các loài sinh vật li ti trong dòng nước đầy phù sa mà lớn dần. Sau tết, chừng cuối tháng giêng tới đầu tháng ba âm lịch, đàn cá con bấy giờ đã lớn nên lần lượt từng đàn, từng đàn vừa tìm mồi, vừa xuôi theo con nước tìm về nơi cha mẹ chúng đã ra đi, và lúc này chính là mùa đánh cá mòi bắt đầu…Thả lưới xong, Đức cho chiếc thuyền nhỏ chạy vòng ra xa, thỉnh thoảng lại đưa cây dằm lên cao, đập mạnh xuống mặt nước, tạo ra những âm thanh "bầm", "bầm" như tiếng pháo nổ để đánh động đàn cá. Đập một lát đến mỏi cả tay, Đức liền quay lại bắt đầu kéo lưới. Nhưng mặt thằng con trai buồn thiu vì tấm lưới kéo lên đến đoạn gần cuối mà vẫn trống trơn, chỉ duy nhất có một chú cá mương bằng ngón tay bị dính đang cong mình, vùng vẫy khi đưa lên khỏi mặt nước.- Kỳ quá há, sao chẳng có con mòi nào hết vậy ta? - Đức lẩm bẩm khi gỡ con cá mương ra khỏi lưới bỏ vào lòng thuyền.Trời đã sáng hẳn. Mặt con Lam cũng đượm buồn nhưng nó lặng im nhìn dòng sông đang lượn lờ, một lát mới lên tiếng:- Hay là cá mòi chưa về, anh Hai?- Không biết nữa! Để từ từ xem!Đức trả lời rồi đảo mắt nhìn chung quanh. Cách đó không xa, một con chim bói cá đi ăn sớm, đậu trên lùm tre, bay vụt ra, cắm đầu xuống mặt sông rồi lại vút lên, vỗ cánh trở về phía bờ. Đức nhìn theo cánh chim và kinh nghiệm cho nó biết, khoảng sông mà con bói cá vừa lao xuống chắc chắn sẽ có nhiều cá mòi. Cẩn thận đặt tấm lưới xuống cho khỏi rối, Đức chèo vội con thuyền về phía trước, sau đó trao cây dằm cho em, còn mình bắt đầu thả lưới ở khu vực mới, nơi cuối một dòng nước đang chảy nhẹ.Màn sương mỏng trên mặt sông lúc này cũng dần tan hết, để lộ dòng nước trong xanh. Đức vừa buông lưới vừa nhìn xuống, xem có đàn cá nào bơi lượn bên dưới không, nhưng nó hơi thất vọng vì ngoài mấy cái bong bóng nổi lên do mái chèo của con Lam đẩy vào lòng sông tạo ra, nó chẳng phát hiện thêm thứ gì cả. Có thể cá mòi chưa về! Đức nghĩ. Nhưng thật bất ngờ, sau khi cho thuyền quay đi một vòng, trở lại cầm một đầu lưới, kéo lên, nó vô cùng ngạc nhiên. Không chỉ có một, hai, mà rất nhiều con cá mòi trắng phau, con nghiêng, con ngửa dính đầu vào lưới, lấp lánh.- Trời ơi, nhiều quá, hình như trúng cá đàn anh Hai à! - Lam reo lên và để tránh cho chiếc thuyền khỏi bị tròng trành, con bé khom người, bò về gần chỗ anh trai xem Đức gỡ từng con cá bỏ vào giỏ.- Hình như trúng cả đàn…Một mẻ, hai mẻ… Rồi mấy mẻ liên tiếp sau đó, mẻ nào cá cũng dính đầy. Đức và Lam chưa bao giờ gặp lúc có nhiều cá mòi như thế này, kể cả những lần chúng theo cha đi đánh lưới. Giỏ dần dần đã đầy và Lam phải bỏ bớt cá vào chiếc túi cói.Hai anh em tiếp tục quần tới quần lui cùng chiếc thuyền nhỏ cho đến khi mặt trời lên, bắt đầu trải đầy ánh nắng trên mặt sông. Lúc này, biết có cố cũng không bắt được thêm nên Đức quyết định dừng lại.- Thôi, không đánh nữa hả anh Hai? - Con Lam hỏi khi thấy anh trai cuộn lưới lại, thả xuống lòng thuyền.- Ừ, thôi! Mai đánh tiếp! Nắng lên chúng nó chui vào các hang hốc trong bờ để trốn, không bắt được nữa đâu!- A, em nhớ rồi, hồi xưa có lần cha nói điều đó mà em quên! - Lam đáp, rồi vừa săm se giỏ cá vừa hỏi thêm - Nhiều thế này, giờ mình mang đi bán hay sao anh Hai?- Ừ, mang qua chợ bán, chỉ để một ít ăn thôi!Dưới tay chèo của Đức, con thuyền quay đầu hướng về phía bờ sông bên kia, nơi có chợ Phú Thuận đông đúc người mua kẻ bán. Đến giữa dòng, Lam ngoái đầu ra sau hỏi:- Anh Hai, lát nữa, bán cá xong, em sẽ mua cho anh Hai một chiếc áo sơ mi nhen!- Ồ, không cần đâu! Áo anh còn đủ mặc mà! Nếu bán được thì để dành tiền, sắp đến em còn đi thi nữa!- Đi thi thì từ từ mình lo sau! Em thấy áo anh Hai cũ hết rồi, phải mua một cái mới để có đi đâu thì mặc cho đẹp với người ta!Đức tỏ ra ngần ngừ, mấy giây sau mới đáp:- Ừ, thôi cũng được!Thấy anh trai đồng ý, con bé tỏ ra vui hẳn:- Lát nữa bán cá xong, em sẽ mua một số thứ để chiều nay làm món gỏi cá mòi cúng cha mẹ! Hồi xưa cha mẹ mình rất thích món này! Anh chịu khó ngồi ở bến đợi em nghen!- Ừ…- Em sẽ mua cả bánh tráng nướng nữa!- Ừ…- Sao anh chẳng nói gì mà chỉ ừ ừ không vậy? - Lần nữa, Lam quay đầu lại hỏi. Thấy mắt anh mình chớp chớp như thể đang muốn khóc, con bé ngạc nhiên: - Ủa, mà anh Hai làm sao vậy? Có chuyện gì hả?- Đâu có… chắc do nắng nó chói á! - Đức cố cười, tỏ ra tự nhiên - Nhớ mua rau răm, thiếu mấy thứ đó gỏi không có ngon đâu!- Dạ, em biết!Đức quay mặt đi. Thực ra, vừa rồi nó đã không giấu được xúc động trước những điều Lam vừa nói. Nó chợt nhận ra em gái mình đã bắt đầu khôn lớn, đã biết nghĩ về người khác rồi. Nó nhớ mới ngày nào khi cha mẹ mất, con bé còn nhỏ khờ lắm, cứ ham chơi, nhảy dây, nhảy cò, lúc nào cũng long nhong, chưa biết một thứ gì. Nhiều lúc nhìn em, Đức không khỏi lo lắng, không hiểu rồi đây hai anh em sẽ sống ra sao. Vậy mà, giờ đây… Với những mẻ lưới vừa kéo lên, Đức biết, cá mòi đang về rất nhiều. Mai nó sẽ đi đánh tiếp. Lòng nó rộn lên niềm vui khi hình dung một ngày con bé sẽ vào đại học. Hồi cha mẹ mất, một mình lặn lội bươn chải lúc trong vườn, khi ngoài đồng để lo cuộc sống hằng ngày, chưa bao giờ nó dám nghĩ tới chuyện gì xa xôi. Cuối cùng em nó cũng lớn rồi, chỉ còn vài tháng nữa là con bé sẽ kết thúc năm học và bước vào các kỳ thi.Lam không hề biết tâm trạng của anh trai. Nó nghĩ, tại anh mình không đội nón nên mắt bị nắng chói làm cho khó chịu. Lam đang vui vì hai anh em đã đánh được nhiều cá mòi. Với lại, xưa nay nó rất thích nhìn cảnh nắng sớm tràn ngập trên mặt sông như thế này. Trước mắt cô bé, nắng còn nhẹ nhưng cả dòng sông rộng chỗ nào cũng lấp lánh, lấp lánh, cứ như những con sóng nhỏ nghiêng nghiêng, nhấp nhô kia là những mảng thủy tinh đang hút ánh mặt trời. Các nương dâu, nương bắp trên bờ giờ đây trong nắng mai trong trẻo, tất cả cũng hiện lên xanh mượt, rạng rỡ.Ở cái bến dẫn lên chợ, nhiều người chờ đi chuyến đò ngang đang tụ lại, cười nói rộn rã. Hình như trong đám đông ấy có cả mấy người đàn bà buôn cá đang đứng đợi. Khi chiếc thuyền nhỏ của Đức sắp vào gần, một chị đã tiến ra gần mép nước, vẫy vẫy chiếc nón lá, cất tiếng hỏi thật to:- Này, có đánh được cá mòi không? Để cho chị nghen! Chị hỏi trước rồi đó!
Bất động sản lo sốt vó vì quy định không cho vay tiền mua nhà ở hình thành trong tương lai
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Ngày 10.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Minh Nhựt với tổng số tiền 405 triệu đồng về hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường theo quy định; mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ban hành quyết định xử phạt ông Võ Duy Thanh và ông Tống Phương Bằng (cả 3 người đều ở TP.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) mỗi người 205 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.Nhu Thanh Niên thông tin, sau thời gian theo dõi, chiều 6.12.2024, Công an H.Châu Đức phối hợp Công an xã Cù Bị bắt quả tang nhóm người đang có hành vi tái chế nhớt thải trong một nhà xưởng được làm bằng tôn. Tại đây, có 5 công nhân đang làm việc.Tại hiện trường có 2 xe tải chở nhiều can a xít và nhiều bao hóa chất. Kiểm đếm tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có khoảng 22.000 lít dầu nhớt thành phẩm, 5.000 lít nhớt thải chưa qua tái chế được đựng trong các phuy lớn, 130 can a xít, 10 bao hóa chất cùng các dụng cụ để phục vụ việc nấu nhớt.Qua điều tra, Công an H.Châu Đức xác định cơ sở trên do ông Võ Minh Nhựt thuê đất, làm nhà xưởng để tái chế nhớt thải từ tháng 10.2024.
Xung đột phủ bóng Israel nhiều thập niên
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.