Kiểu móng tay pha lê lung linh, sang chảnh tạo cơn sốt cho mùa hè này
Nghe tin cháy, người phụ nữ vội chạy về ôm 2 con mèo ra ngoài, còn đằng sau là cột khói bốc lên nghi ngút.Ngày 13.2.2025, Công an quận 12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà dân trên đường Vườn Lài (ở phường An Phú Đông).Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, người dân phát hiện cháy tại căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm 125 đường Vườn Lài.Người dân hô hoán huy động bình chữa cháy mini dập lửa nhưng cửa nhà đã bị khóa. Lực lượng địa phương sau đó cũng có mặt, phối hợp người dân phá cửa, xông vào nhà cháy dập lửa.Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận 12 sau đó điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, triển khai nhiều hướng chữa cháy, chống cháy lan. Đám cháy được lực lượng chức năng dập tắt sau đó. Vụ hỏa hoạn khiến nhiều tài sản bên trong nhà bị cháy. Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy đang được công an làm rõ.Mẹo giảm cân, duy trì vóc dáng như ý nhờ chế độ ăn theo nhóm máu
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Các phương pháp điều trị sụp mí mắt cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Dù có lúc cô gái cũng nhớ nhà mẹ ruột, không biết năm nay gia đình ăn tết ra sao, có đón giao thừa, xem pháo hoa không... Nhưng thấy mẹ chồng bên cạnh chỉ dạy, chia sẻ công việc, yêu thương mình, nàng dâu gen Z nói bản thân thật may mắn.
Theo báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Q.10 lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Q.10 tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả chương trình thương mại - dịch vụ trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại - dịch vụ trung bình 18%/năm.Tổng thu ngân sách nhà nước của Q.10 giai đoạn 2020 - 2024 đạt 11.775 tỉ đồng (đạt 103,8% kế hoạch), đồng thời, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hằng năm của quận đạt trên 95% (trừ năm 2021 do ảnh hưởng Covid-19, đạt 79,06%).Đảng bộ Q.10 cũng tập trung chỉ đạo hệ thống chính trị đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý trật tự lòng, lề đường gắn với thu phí sử dụng tạm thời được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đáng chú ý là tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn giảm 74,89% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Q.10 chưa đảm bảo nguồn lực, khiến một số dự án đầu tư công chậm tiến độ.Đối với dự án xây dựng lô G và di dời lô F chung cư Ngô Gia Tự, P.2, quận quan tâm chỉ đạo quyết liệt và kiến nghị thành phố bố trí vốn nhiều lần, tuy nhiên tiến độ vẫn chậm so với yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới, Q.10 cũng đặt chỉ tiêu hoàn thành công tác bồi thường hỗ trợ, di dời, bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân cư ngụ tại 17 lô của chung cư này.Ngoài ra, Q.10 còn đặt chỉ tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng Trường THCS (419 Lê Hồng Phong, P.2) và Trường mầm non 19/5 (52 Thành Thái, P.12); hoàn tất thủ tục đầu tư, triển khai dự án đường Tam Đảo (đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, P.14); sửa chữa, nâng cấp ít nhất 80 tuyến hẻm; hoàn thành và đưa vào sử dụng công viên ở P.14 (tại cụm kho hẻm số 7 Thành Thái).Cùng loạt chỉ tiêu khác, Q.10 phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong địa phương trọng điểm về thương mại, dịch vụ của TP.HCM.Góp ý cho văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Q.10 lần thứ 13, nhiệm kỳ 2025 - 2030, bà Nguyễn Thị Thu Trâm, Bí thư Chi bộ Khu phố 12A, P.14, kiến nghị địa phương cần đẩy mạnh truyền thông về việc phân loại rác tại nguồn cho người dân lẫn các đơn vị thu gom rác, đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân, trường học về công tác phòng ngừa cháy nổ.Ông Lê Văn Minh, Bí thư Quận ủy Q.10 đề nghị Ban Tuyên giáo Quận ủy chủ trì, phối hợp các đơn vị tập trung tuyên truyền, giới thiệu về nội dung dự thảo văn kiện và ban hành kế hoạch tổ chức cho người dân tham gia thảo luận, góp ý. Ông Minh yêu cầu việc tổng hợp ý kiến của người dân phải đầy đủ, chính xác.
Chiến sự Ukraine ngày 750: Tiền tuyến thiếu vững chắc, Nga sắp tấn công đột phá?
Theo đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.Phó thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone theo đúng các quy định. Bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật.Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước đây trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, ủy ban này kết thúc hoạt động và chuyển quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.Ngoài MobiFone, 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại sẽ được giao về Bộ Tài chính quản lý, sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.