1.370 máy bay Boeing trên thế giới bị cảnh báo 'nguy hiểm'
Mới đây, trong cuộc gặp mặt giới truyền thông, bác sĩ của Bệnh viện Vinmec đã trả lời câu hỏi: "Xuân Son có được hỗ trợ tài chính hoặc tài trợ một phần chi phí điều trị từ tổ chức thể thao hay các đối tác của Vinmec không?". Bác sĩ Trần Trung Dũng – người mổ cho Xuân Son cho biết: "Hiện tại, chúng tôi - bao gồm Vinmec, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB Nam Định - đang dồn toàn bộ nguồn lực để tập trung vào việc điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục của cầu thủ đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian sớm nhất. Các vấn đề khác sẽ được chúng tôi cùng trao đổi và giải quyết sau khi ưu tiên quan trọng nhất này được hoàn thành".Còn ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch VFF cũng khẳng định VFF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Nguyễn Xuân Son trong quá trình hồi phục. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec và ê kíp bác sĩ phẫu thuật đã tận tâm điều trị cho Nguyễn Xuân Son, đồng thời tin tưởng với sự chăm sóc y tế tốt nhất, Xuân Son sẽ sớm hồi phục và trở lại sân cỏ.Các bác sĩ của Vinmec cũng nhấn mạnh: "Mặc dù phẫu thuật thường được coi là yếu tố quyết định, nhưng với các VĐV, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Phẫu thuật và chẩn đoán chính xác chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp phụ thuộc vào quá trình phục hồi hậu phẫu. Chính những phương pháp phục hồi chuyên sâu, từ vật lý trị liệu đến việc tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và luyện tập, mới là yếu tố then chốt giúp VĐV phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, quay lại đỉnh cao sự nghiệp".Bác sĩ cũng nhấn mạnh, việc đưa Xuân Son về Việt Nam cũng giúp anh tạo thêm sự gắn kết với cộng đồng bóng đá trong nước. Cộng đồng yêu mến và theo dõi cầu thủ này sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi anh được điều trị tại quê nhà, đồng thời cũng tăng cường tinh thần đoàn kết trong đội bóng và toàn thể người hâm mộ. Ca phẫu thuật của Xuân Son được thực hiện tại Việt Nam là một quyết định hợp lý và kịp thời. Không chỉ về mặt chuyên môn mà còn ở các yếu tố tinh thần, chi phí và sự an tâm về lâu dài, đây là lựa chọn tối ưu giúp Xuân Sơn nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong trạng thái tốt nhất.Ông Đặng Thành Tâm đăng ký bán ra 25 triệu cổ phiếu SGT, ai là người mua?
Ngoài việc chăm sóc tại nhà, cô gái cũng thường đưa thú cưng tham dự các cuộc thi mèo đẹp quốc tế.
Gia đình tìm người đàn ông đột nhiên rời nhà ở Bình Định vào TP.HCM rồi biệt tích
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".
Đối với những người muốn tỉnh táo và đầy năng lượng cho buổi sáng, trà xanh là một lựa chọn phù hợp nhờ hàm lượng caffeine cao. Tuy nhiên, đây không phải là loại trà tốt nhất để uống trước khi đi ngủ.Trái lại, trà hương thảo hay trà gừng có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trước giờ đi ngủ, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ một số thông tin cần biết về thời điểm uống trà tốt nhất.Trà xanh là loại trà rất giàu chất chống oxy hóa, nhất là polyphenol, một hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào. Ngoài ra, catechin trong trà xanh giúp tăng cường chức năng nhận thức, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống ung thư và điều hòa lượng đường trong máu.Tuy nhiên, caffeine trong trà xanh có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng và khó chịu. Việc uống trà xanh kèm theo bữa ăn là cách tốt nhất để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn này.Trà hương thảo được xem là lựa phù hợp trước giờ đi ngủ. Loại trà thảo mộc này không chứa caffeine, vì vậy bạn có thể uống cả ngày. Trà hương thảo còn giúp giảm lo lắng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng gan. Trà gừng: Ngoài những loại trà phù hợp cho buổi sáng hoặc buổi tối, trà gừng có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Loại trà này giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng cường chức năng của dạ dày, giảm nguy cơ ợ nóng và đầy hơi. Trà gừng đặc biệt có lợi đối với những người bị buồn nôn, viêm nhiễm hoặc khó chịu do các vấn đề về tiêu hóa.Trà hoa dâm bụt: Đây cũng là một loại trà không chứa caffeine, phù hợp để uống suốt cả ngày. Trà hoa dâm bụt thường được sử dụng như một thức uống giải nhiệt trong thời tiết nóng bức. Uống trà hoa dâm bụt sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng lợi tiểu, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, trà hoa dâm bụt có thể hỗ trợ giảm huyết áp, bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.Trà bồ công anh: Loại trà này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, kali, sắt và kẽm. Trà bồ công anh giúp hỗ trợ chức năng gan, giảm cholesterol và triglyceride, điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, do tác dụng lợi tiểu, bạn không nên uống trà bồ công anh trước khi đi ngủ.Đối với tiêu hóa: Việc uống trà, đặc biệt là trà gừng, trước bữa ăn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ ợ nóng cũng như các vấn đề dạ dày. Ngoài ra, khi uống trà trong bữa ăn, bạn cũng có thể nhận được những hiệu quả tương tự.Đối với việc giảm cân: Việc uống trà vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ việc giảm cân. Trà xanh sẽ mang lại hiệu quả nhất khi được tiêu thụ trước khi tập thể dục.Đối với giấc ngủ: Thói quen uống trà không có caffeine như trà thảo mộc khoảng một 1 trước khi đi ngủ có thể giúp xoa dịu tâm trí nhờ vào khả năng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số hợp chất trong trà còn giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Mẹo giúp iPhone gửi cảnh báo khi điện thoại sạc đầy
Kết quả, VĐV người Kenya, Kiptoo Edwin, giành chiến thắng nội dung nam với 2 giờ 37 phút 6 giây. VĐV quốc gia, cựu huy chương vàng SEA Games Phạm Thị Bình, biệt danh "nữ hoàng chân đất" (VĐV có đặc điểm chạy không mang giày) giành chiến thắng ở nội dung nữ khi cán đích với thời gian 3 giờ 10 phút 32 giây.