4 chàng 9X và nông trại 56 ha
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Hãng hàng không Đài Loan mở đường bay thẳng tới Phú Quốc
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".
Nhớ lần tranh luận với Bộ trưởng và chuyện Phó Giám đốc Sở nộp đơn xin nghỉ việc
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.
Ngày 2.3, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 31 giây ghi lại cảnh nhóm người khiêng quan tài đi bộ tại các tuyến đường trước chợ Bến Thành, Q.1 (TP.HCM).Theo đó, 4 nam giới mặc đồ màu đen, trùm kín đầu, khiêng vác chiếc quan tài màu đen có hoa văn màu trắng, 2 mặt quan tài có chữ bằng tiếng Anh với thông điệp quái lạ. Nhóm này đi qua một số tuyến đường, xung quanh có ô tô, xe máy qua lại.Đoạn clip hiện đang nhận được sự quan tâm cùng nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.Qua xác minh, các tuyến đường mà nhóm này khiêng vác "quan tài" đi qua là trước khu vực chợ Bến Thành. Trong đó, có cảnh thể hiện nhóm người đi dưới lòng đường Lê Lai (P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM), song song cùng các phương tiện giao thông.Liên quan vụ việc, một chiến sĩ CSGT TP.HCM cho biết, theo quy định, người đi bộ mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng/người. Cũng theo chiến sĩ CSGT, với trường hợp nói trên, có 4 người, mức phạt có thể lên đến 2 triệu đồng.Bên cạnh đó, CSGT có thể phạt tiền 150.000 - 250.000 đồng đối với người đi bộ khi đi không đúng phần đường quy định. Ngoài ra, người đi bộ sang đường nhưng không quan sát, sai quy định khiến cho các phương tiện giao thông gây tai nạn, dẫn đến hậu quả chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Hiện Đội CSGT Bến Thành (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan đang vào cuộc xác minh, làm rõ mục đích của nhóm người, xử lý hành vi vi phạm theo quy định.
Hải quân Pháp chuẩn bị cho chiến tranh
Câu chuyện dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh, chợp mắt 5 – 10 phút khi quá buồn ngủ, không thể tiếp tục lái xe… nhưng bị CSGT phạt trực tiếp hoặc phạt nguội nhận 2 luồng ý kiến khác nhau.Có tới 90% người tham gia khảo sát trên Thanh Niên cho rằng, dừng xe ở làn khẩn cấp đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết, nhịn vệ sinh lâu cũng có thể gây những ảnh hưởng tới sức khỏe. 8% còn lại cho rằng, dừng xe trên cao tốc đi vệ sinh là không phù hợp. Người lái xe cần chủ động sức khỏe trước khi vào cao tốc. Một số bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm về chủ đề này sôi nổi ở phần bình luận. Bạn đọc có email blacktulp_taton@yahoo.com viết: "Đi vệ sinh dù trong tình huống nào cũng không phải việc khẩn cấp, đó là việc cá nhân". Độc giả Hoa Đoàn bình luận: "Dừng xe trên làn khẩn cấp chỉ để đi vệ sinh có thể phạt về hành vi "tiểu bậy". Hiện nay trẻ nhỏ dưới 12 tháng đều có bán loại tã dùng khi di chuyển xa cho bé tiểu tiện nên lý do dừng xe cho trẻ đi tiểu là không đúng luật". Anh Trần Cử thì viết: "Nếu có ý thức và trách nhiệm an toàn cho gia đình và xã hội, không tài xế nào hỏi kiểu kèo nài như vậy".Ở góc độ khác, bạn đọc Xuân Hoa, Anh Nghi nhận xét, "cực chẳng đã" người lái xe mới phải dừng để đi vệ sinh dọc đường. Hiện các trạm dừng nghỉ trên cao tốc còn cách khá xa, chưa đáp ứng nhu cầu của người tham gia giao thông. Thực tế, một số trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc đi vệ sinh hay chợp mắt 5 phút trên cao tốc đã bị CSGT phạt nguội 11 triệu, mới đây nhất là 13 triệu (theo Nghị định 168/2024).Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, trên cao tốc chỉ được dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định. Trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp.Điều 11 luật Xử lý vi phạm hành chính nêu 5 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm: thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng và người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm hành chính…Theo một chuyên gia nghiên cứu luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thể hiểu, sự việc bất khả kháng là sự việc xảy ra khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn.Bất khả kháng trong trường hợp này có thể là: khi mắt bỗng dưng mờ đi không thấy đường, tụt đường huyết, tay chân bủn rủn, đau tim… Xe dừng ở làn khẩn cấp cần bật đèn cảnh báo, thông báo cho lực lượng chức năng qua số điện thoại khẩn cấp trên cao tốc của Cục CSGT: 19008099, đặt biển cảnh báo cách xe tối thiểu 100 m."Trước khi vào cao tốc, người lái xe phải xác định được điểm dừng nghỉ, thời gian di chuyển để chủ động đi vệ sinh, kiểm tra xe, sức khỏe tài xế, người ngồi trên xe. Xe có trẻ nhỏ nên chủ động chuẩn bị vật dụng cho trẻ đi vệ sinh khi cần thiết. Đây là kỹ năng tham gia giao thông", chuyên gia phân tích.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Có. Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân khẩn thiết. Nếu nhịn đi vệ sinh có thể nguy hiểm cho sức khỏeKhông. Dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc để đi vệ sinh là không phù hợp, cần chủ động sức khỏe trước khi lên cao tốc.Ý kiến khác. Mời bạn để lại ý kiến ở phần bình luận cuối bài viết"Nếu làn dừng khẩn cấp trên cao tốc mà xe nào cũng có thể tấp vào ngủ, đi vệ sinh thì khó kiểm soát, gây mất an toàn cho xe lưu thông với tốc độ cao trên đường hoặc khi có sự cố khẩn cấp. Buồn ngủ hay đi vệ sinh là 2 việc có thể lường trước được nên không thuộc tình huống bất khả kháng. Do đó, người lái xe cần chủ động chấp hành nghiêm quy định, tránh bị CSGT phạt", chuyên gia nghiên cứu luật đưa ra lời khuyên.Lãnh đạo một đội CSGT cho biết, có những trường hợp dừng xe ở làn khẩn cấp trên cao tốc, CSGT đến hỏi lý do dừng, tài xế nói xe bị hư. Khi CSGT nói sẽ gọi giúp xe cứu hộ hoặc kiểm tra xe hư thế nào, thì bỗng… xe hết hư. Do vậy, khi làm việc trực tiếp, CSGT sẽ xem xét các yếu tố, bằng chứng ghi nhận rồi quyết định có lập biên bản hay không. Trường hợp phạt nguội, người vi phạm cần trình bày nguyên nhân dẫn đến hành vi, nếu cung cấp bằng chứng phù hợp thì có thể được xem xét thuộc hay không thuộc nhóm trường hợp bất khả kháng.Luật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn LS TP.HCM cho biết, camera phạt nguội ngày càng phổ biến. Khi buộc phải dừng xe ở làn khẩn cấp, người lái xe phải có bằng chứng để bảo vệ mình.Bằng chứng ấy có thể là các clip ghi nhận lại sự việc, các chứng cứ liên quan đến việc đưa người đi nhập viện sau đó hoặc nội dung các cuộc gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng khi mình gặp sự cố... Nếu người vi phạm không có chứng cứ chứng minh, thì cơ quan chức năng có thể dựa vào hình ảnh để phạt nguội cho hành vi dừng đỗ xe trên làn đường khẩn cấp.LS Phát nêu ý kiến, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản, hướng dẫn cụ thể cho khái niệm "bất khả kháng khác" là gì, cần có hướng dẫn dừng đỗ xe khi buộc phải đi vệ sinh thì được dừng trong bao lâu."Khi đó, hệ thống camera phạt nguội có thể chỉ ghi lại hình ảnh những xe dừng quá thời gian quy định để làm cơ sở xử phạt. Điều này giúp người dân không phải mất thời gian để đi giải trình. Như vậy, sẽ hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, trong bối cảnh nhiều tuyến cao tốc chưa bố trí được trạm dừng chân", LS Lê Trung Phát nói.