Thời của du lịch 'đến, chụp ảnh tự sướng… và rời đi' quay trở lại
Những chiếc ốp lưng này không chỉ giúp tránh trầy xước và va đập mà còn trở thành vật dụng thiết yếu, thường được mua kèm khi sở hữu một chiếc smartphone mới. Tuy nhiên, khi chọn ốp lưng, nhiều người sẽ không nghĩ đến việc nó có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Wi-Fi và di động. Mặc dù phần lớn ốp lưng không gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến vật liệu và thiết kế của ốp.Ốp lưng smartphone thường được làm từ hai loại vật liệu: không dẫn điện (như nhựa, silicon, da) và dẫn điện (như nhôm, titan). Các vật liệu không dẫn điện thường không gây nhiễu tín hiệu, trong khi ốp lưng kim loại có thể làm giảm khả năng thu tín hiệu, dẫn đến kết nối yếu hơn hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tín hiệu. Điều này xảy ra vì các vật liệu dẫn điện hoạt động như một rào cản, ngăn sóng vô tuyến tiếp cận ăng-ten của smartphone.Ngoài vật liệu, thiết kế của ốp lưng cũng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu. Một chiếc ốp lưng được thiết kế kém có thể che hoặc cản trở ăng-ten và gây ra tình trạng nhiễu tín hiệu. Để đảm bảo khả năng thu sóng tốt nhất, người dùng nên chọn ốp lưng mỏng, miễn là nó được làm từ vật liệu không dẫn điện.Chính vì các lý do nói trên, người dùng nên ưu tiên vào các lựa chọn ốp lưng không dẫn điện. Trong trường hợp yêu thích loại dẫn điện như ốp kim loại, người dùng nên chú ý đến thiết kế các đường ăng-ten trên ốp lưng. Những đường này cho phép sóng vô tuyến đi qua nhằm giúp duy trì tín hiệu mạnh mẽ. Nếu không có chúng, người dùng có thể gặp phải tình trạng mất cuộc gọi, tốc độ dữ liệu chậm hoặc kết nối Wi-Fi yếu.Tóm lại, khi lựa chọn ốp lưng cho smartphone, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng về cả vật liệu và thiết kế để đảm bảo không chỉ bảo vệ điện thoại mà còn duy trì kết nối ổn định.
Fucoidan - Món quà từ thiên nhiên hỗ trợ sức khỏe người bệnh ung thư
Theo TechRadar, sau khi cắt giảm 10.000 nhân viên vào tháng 1.2023 và ít nhất 2.500 nhân viên vào tháng 6.2024, Microsoft đã thông báo thêm một đợt cắt giảm nhân sự chỉ sau một tuần bước sang năm 2025.Lần này, số nhân sự bị ảnh hưởng chưa đến 1% trong tổng số 228.000 nhân viên toàn cầu của công ty tính đến 6 tháng trước. Con số cụ thể chưa được công bố, nhưng động thái này được cho là tập trung vào hiệu suất làm việc của nhân viên, theo thông tin Microsoft cung cấp qua email cho CNBC.Microsoft cho biết: “Chúng tôi luôn tập trung vào việc phát triển tài năng hiệu suất cao và hỗ trợ nhân viên học hỏi, phát triển. Khi một cá nhân không đạt được tiêu chuẩn, chúng tôi sẽ có hành động phù hợp”. Điều này cho thấy đợt sa thải mới có thể là một phần của chiến lược tái cơ cấu thường kỳ hơn là phản ánh khó khăn tài chính.Tuy nhiên, các động thái này diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu Microsoft chưa đạt kỳ vọng của giới đầu tư, mặc dù công ty ghi nhận mức tăng doanh thu 12% trong quý gần nhất - cao hơn khoảng một điểm phần trăm so với các đối thủ cạnh tranh lớn như Amazon và Google.Trong 12 tháng qua, cổ phiếu Microsoft tăng 12,98%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 37,06% của Google và 46,75% của Amazon. Dù vậy, Microsoft vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với vốn hóa thị trường 3.156 tỉ USD, cao hơn đáng kể so với Google (2.382 tỉ USD) và Amazon (2.335 tỉ USD).Thông tin chi tiết về các vị trí bị ảnh hưởng chưa được công bố và không rõ bộ phận nào sẽ chịu tác động từ đợt cắt giảm này. Nhưng với làn sóng sa thải đang lan rộng trong ngành, các chuyên gia dự đoán thị trường việc làm công nghệ sẽ còn đối mặt nhiều biến động trong thời gian tới.
Khu vườn trồng rau trên sân thượng xanh tốt quanh năm của mẹ trẻ
Mấy ngày đầu năm Tết Ất Tỵ, thời tiết TP.HCM se lạnh vào sáng sớm với mức nhiệt dao động từ 20 - 22oC. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mức nhiệt TP.HCM, Nam bộ xuống thấp mấy ngày qua là do không khí lạnh tăng cường sâu xuống phía nam. Sáng nay 31.1 (tức mùng 3 tết), nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM là 21 - 22oC, cao nhất 30 - 32oC. Trời vẫn hơi se lạnh vào sáng sớm. Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, từ mùng 4 tết, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM có thể lên thêm 1oC - tức là từ 22 - 23oC và tiếp tục lên từ 23 - 24oC, từ 24 - 25oC trong mùng 5 và mùng 6 tết.Theo ông Quyết, thời tiết TP.HCM 10 ngày đầu tháng 2 chịu chịu ảnh hưởng chủ yếu của rìa phía nam áp cao lạnh lục địa với một đợt tăng cường vào khoảng ngày 2 - 3.2, đợt tăng cường sau vào khoảng ngày 10.2 và kéo dài cho đến đầu tuần giữa tháng.Tuần giữa và tuần cuối tháng 2, không khí lạnh còn hoạt động khá mạnh nhưng những đợt tăng cường thưa dần và chủ yếu là tăng cường lệch đông. Do đó, nhiệt độ tăng đáng kể và một vài ngày có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Gió đông bắc trên các khu vực biển cũng có xu hướng giảm dần. Áp thấp Ấn Miến có xu hướng hoạt động mạnh dần; đợt mạnh lên đầu tiên của áp thấp nóng này trong tháng 2.2025 là vào khoảng từ ngày 4 đến ngày 6.2 nhưng gần như không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực. Những đợt mạnh lên trong tuần giữa và cuối tháng 2 kéo dài hơn và có xu hướng mở rộng về phía nam và những sóng nhiệt sinh ra từ vùng áp thấp này bắt đầu có ảnh hưởng đến thời tiết khu vực và gây nắng nóng cho khu vực trung tâm thành phố trong một vài ngày. Cụ thể, ông Quyết cho hay, trong tháng 2.2025, nhiệt độ có xu hướng tăng dần. Nửa đầu tháng, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay; nửa cuối tháng, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Nhiệt độ trung bình của tháng 2.2025 phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm nhưng không nhiều. Nhiệt độ trung bình phổ biến từ 26,8 - 28oC; cao nhất phổ biến 32 - 35oC, có nơi trên 35oC. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 22 - 25oC. Trong tháng 2, mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và dông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Nhà văn Vũ Ngọc Giao cùng đau và chia sẻ với thân phận người phụ nữ
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.

Sao nữ châu Á lọt vào những ngôi sao trang điểm đẹp nhất trên thế giới
Hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp
Chiều 4.1.2025, lãnh đạo UBND xã An Phú (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đã nhận được tin báo từ bà Lê Thị Bé (54 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) về việc các ngư dân trên tàu cá QNg - 97290 TS gặp nạn.Theo đó, tàu cá QNg - 97290 TS do ngư dân Trần Văn Hương (61 tuổi, chồng bà Bé) làm chủ tàu, hành nghề lưới rê. Lúc 15 giờ ngày 3.1.2025, tàu cá QNg - 97290 TS khai thác thủy sản tại vùng biển Hoàng Sa, do thời tiết xấu, sóng biển lớn khiến ngư dân Lê Văn Tấn Sinh (26 tuổi, ở thôn Tân An, xã An Phú) rơi xuống nước mất tích và 3 ngư dân bị va đập vào tàu dẫn đến chấn thương.Trong đó, 1 ngư dân bị thương ở vùng đầu, 1 ngư dân bị gãy tay và 1 ngư dân bị thương ở chân. Ngay sau đó, tàu cá QNg - 97290 TS đã kêu gọi các phương tiện đang hoạt động trong khu vực phối hợp tìm kiếm ngư dân mất tích nhưng không thấy.Hiện tàu cá QNg - 97290 TS đang di chuyển vào bờ, dự kiến đêm 5.1.2025 hoặc sáng 6.1.2025 sẽ đến đất liền.UBND xã An Phú đã đến nhà của chủ tàu cá và các ngư dân gặp nạn thăm hỏi và động viên gia đình. Tàu cá QNg - 97290 TS (công suất 520 CV, dài 19,3 m) xuất bến tại Trạm Kiểm soát biên phòng Sa Kỳ (Quảng Ngãi) lúc 9 giờ 45 ngày 26.12.2024, hành nghề lưới rê (lưới chuồn khơi) trên vùng biển Hoàng Sa, trên tàu có 8 ngư dân.
Tác phẩm từng suýt bị gắn mác 16+ của Nguyễn Nhật Ánh lên màn ảnh rộng
Trong lần về Việt Nam biểu diễn, cặp đôi Tô Chấn Phong và Khánh Hà có dịp chia sẻ về chuyện tình của mình với MC Nguyên Khang. Ở đầu chương trình, Tô Chấn Phong tiết lộ ông cảm thấy hồi hộp trong lần đầu tiên về Việt Nam biểu diễn sau nhiều năm không đứng trên sân khấu. Dẫu đã 5 lần về nước để gặp gỡ khán giả ở quê hương nhưng ông vẫn chưa tự tin. Tiếp lời ông xã, ca sĩ Khánh Hà chia sẻ: "Cứ lần nào đi thì Phong cũng nói rằng lần này là lần chót, Phong không muốn đi nữa vì không muốn áp lực này cứ tái diễn".Ngoài ra, để Tô Chấn Phong đồng ý quay lại sân khấu sau nhiều năm tạm dừng. Khánh Hà mất rất nhiều công sức thuyết phục. "Trước đó cũng có một số người mời tôi về nhưng nói thật là mình bỏ hát bao nhiêu năm rồi. Tôi chỉ là người đứng sau làm nhạc, thu âm cho ca sĩ nên khi nghĩ đến chuyện về Việt Nam đứng trên sân khấu hát chung với Hà trong một liveshow lớn, hát gần 10 bài thì làm sao mình làm được. Tuy nhiên, tôi nhớ hoài câu nói của Hà rằng "Phong ơi, không biết lần sau Hà có thể hát được nữa không nên Phong về hát một lần với Hà đi. Vì lần này không về thì không có cơ hội để mình ca chung với nhau nữa. Mình nghe vậy nên mủi lòng đi về", ông trải lòng. Tiếp lời ông xã, Khánh Hà tiết lộ đến khi lên máy bay, giọng ca Chỉ còn mình anh vẫn căng thẳng vì sợ khán giả không đón nhận.Bên cạnh đó, Tô Chấn Phong tâm sự rằng bản thân là người hướng nội, mặc dù đam mê âm nhạc nhưng lại không thích đứng trên sân khấu cũng như bị quá nhiều người chú ý.Nhớ về thuở mới yêu, Tô Chấn Phong và Khánh Hà quen biết nhau trong dịp hợp tác sản xuất album. Từ đó, hai người tìm được điểm chung và về chung một nhà sau 6 năm yêu nhau. Nói về quyết định đám cưới, Khánh Hà hài hước cho biết: "Chúng tôi có 6 năm ở với nhau và sau đó tôi dính bầu. Tôi nghĩ cả hai chưa chắc chắn nhưng tự nhiên tôi có bầu nên đám cưới chứ trước đó không nghĩ đám cưới gì cả".Nói thêm về cuộc sống gia đình, Khánh Hà chia sẻ bà là người chăm lo những việc trong gia đình còn Tô Chấn Phong là trụ cột kinh tế. Bên cạnh đó, em gái của danh ca Tuấn Ngọc cũng thừa nhận mình là người mê thời trang nên rất thích chăm chút cho vẻ ngoài của mình và ông xã.Khi được MC Nguyên Khang hỏi trong gia đình ai là người dễ giận hơn, Tô Chấn Phong lập tức lên tiếng: "Đến bây giờ hai vợ chồng vẫn chưa hiểu nhau về vấn đề này vì tới bây giờ Hà không biết Phong nhịn Hà tới cỡ nào đâu. Từ trước đến giờ, Phong đi chơi với Hà thì chưa bao giờ biết giận là gì, không biết cãi nhau là gì. Tôi là người rất dễ chịu, nhịn kinh khủng lắm vì Hà không nhìn thấy được những lúc cô ấy làm những thứ tôi không chấp nhận được. Mình cứ im lặng, không nói nhưng Hà lại không thấy điều đó. Đôi lúc người ta cũng hy sinh cho mình hoặc nhịn những chuyện này chuyện kia nhưng Hà không nhìn thấy. Đó là khuyết điểm của Hà".Tuy nhiên, ca sĩ Khánh Hà lại cho rằng bà là người nhường nhịn chồng nhiều hơn. "Mỗi lần cãi nhau mình cũng giận lắm nhưng nhìn đi nhìn lại không kiếm được ai hơn Phong. Cho nên mình đành ở với Phong vậy thôi", giọng ca Tiễn anh trong mưa chia sẻ.
gem zing
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư