Nhiều ca nô, mô tô nước ở vịnh Vĩnh Hy không đủ điều kiện hoạt động
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.Cà Mau: Rà soát tình hình phụ nữ mất việc trở về địa phương
Ngày 7.3, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (chuyên đề), thông qua nghị quyết bầu ông Lê Trường Sơn giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Bình Phước đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với với ông Huỳnh Anh Minh (nghỉ hưu trước tuổi, theo Nghị định 177/2024 ngày 31.12.2024 của Chính phủ).Đồng thời thông qua nghị quyết bầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước (nhiệm kỳ 2021-2026) đối với ông Lê Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh và Ủy viên UBND tỉnh đối với bà Nguyễn Thụy Phương Thảo, Giám đốc Sở Tài chính.Kỳ họp cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm các Ủy viên UBND tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tất Dũng (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng), ông Nguyễn Quốc Dũng (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT), ông Phùng Hiệp Quốc (nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) và ông Trần Văn Hướng (nguyên Giám đốc Sở TN-MT) và bà Bùi Thị Minh Thúy (nguyên Giám đốc Sở KH-CN).Hiện, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước gồm có: bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh; 3 Phó chủ tịch gồm: ông Trần Văn Mi, bà Trần Tuyết Minh và ông Lê Trường Sơn.Ông Lê Trường Sơn sinh năm 1976, thường trú tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ông Lê Trường Sơn có trình độ cử nhân kinh tế, cử nhân chính trị.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Sơn đã từng trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh; Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, Chủ tịch UBND TP.Đồng Xoài; Phó ban Nội chính Tỉnh ủy; Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH; Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước...
Bi hài U.23 Uzbekistan: 3 ngôi sao tập trung muộn, chỉ đá 3 trận rồi… bỏ chung kết
Đan xen với những kỷ niệm quá khứ đầy rung động của người mẹ là cuộc sống hiện tại, được khắc họa dưới góc nhìn của người con gái. Cô thiếu nữ tên Linh ngày nào giờ đã trở thành một đạo diễn đương đại nổi tiếng của Việt Nam, nhưng đâu đó bên trong con người bà vẫn chịu ảnh hưởng của quá khứ.
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Căn bếp nhà bạn sẽ bừng sáng nhờ những kiểu đảo bếp độc đáo và tiện dụng
Phiên tòa vụ án Hạc Thành Tower diễn ra từ ngày 15.1, xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và 9 bị cáo khác phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.Theo cáo trạng được công bố tại phiên tòa, Công ty TNHH MTV Sông Mã (sau cổ phần hóa gọi là Công ty CP Sông Mã) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, được giao quản lý 1.733,8 m2 đất tại số 3 đường Phan Chu Trinh, nằm ở ngã tư giao với đường Hạc Thành, cạnh Quảng trường Lam Sơn, có vị trí đắc địa ở TP.Thanh Hóa.Khi đang trong giai đoạn cổ phần hóa, các bị can trên đã xin giao đất, thực hiện giao đất, tính tiền sử dụng đất thấp hơn giá trị thời điểm giao đất (giao đất năm 2013 nhưng tính giá giao đất năm 2009); chuyển nhượng quyền sử dụng dự án Hạc Thành Tower; không xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 55,87 tỉ đồng.Trong 11 bị cáo, HĐXX xác định Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, chịu trách nhiệm chính và xác định bị cáo này đã hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng; Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, được xác định hưởng lợi hơn 3 tỉ đồng; các bị cáo còn lại không hưởng lợi bằng tiền.Quá trình diễn ra phiên tòa, luật sư bào chữa cho các bị cáo và bản thân các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại mức giá tính thiệt hại tiền của Nhà nước vì áp dụng mức giá hơn 45 triệu đồng/m2 đất để tính mức gây thiệt hại là quá cao; một số bị cáo cũng cho rằng chỉ phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chứ không phạm tội theo quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự như Việt KSND kết luận.Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, với những chứng cứ, tài liệu có được, đủ cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3 điều 219 bộ luật Hình sự.HĐXX cũng đưa ra đánh giá hành vi của các bị cáo là là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm tài sản nhà nước, gây dư luận xấu. Các bị cáo đều là lãnh đạo đứng đầu tỉnh, đứng đầu cơ quan chuyên môn, tuy nhiên, đã tham mưu, xây dựng, đề xuất và đưa ra quyết định gây thiệt hại cho Nhà nước, vì vậy không thể chấp nhận đề xuất miễn hình phạt cho một số bị cáo.Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ (tất cả 11 bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng), HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cùng mức án 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị tuyên phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.