'Vần vô lăng' Subaru Forester 2023 trên đường đua: Đã lái 'hay' còn an toàn
Đáng chú ý ở mùa giải năm nay, Ban tổ chức giải bỏ bớt 4 hạng mục trao giải gồm: pha kiến tạo của năm, pha qua người đẹp nhất năm, pha ném rổ cuối giờ đẹp nhất năm và hội cổ động viên của năm. Tuy nhiên VBA 2023 có thêm hạng mục giải thưởng mới là pha ghi điểm của năm.Quản lý yếu kém khiến 'đảo ngọc thành đảo ngược'
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Có gì ở ấn phẩm 'rất đáng đọc' trong mùa tuyển sinh 2024?
El Salvador đã đề nghị giam giữ những “tội phạm nguy hiểm” bị Mỹ trục xuất - bất kể quốc tịch của họ là gì.Đây là thông tin do Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cung cấp vào ngày 3.2, sau cuộc hội đàm kéo dài với Tổng thống El Salvador Nayib Bukele. Ông Bukele được chính quyền Tổng thống Donald Trump xem là đồng minh chủ chốt trong cuộc trấn áp nhập cư lậu của Mỹ.Ngoại trưởng Rubio cho biết Tổng thống Bukele cũng đã đề nghị giam giữ những tội phạm nguy hiểm là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp.Không rõ liệu Mỹ có chấp nhận lời đề nghị đó hay không, nhưng công dân Mỹ không thể bị trục xuất khỏi nước này một cách hợp pháp.Ông Rubio cho biết thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận này sẽ sớm được công bố.Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý rằng điều kiện nhà tù ở El Salvador “khắc nghiệt và nguy hiểm”, với tình trạng quá tải tạo nên một “mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của tù nhân”.Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là ngoại trưởng Mỹ, ông Rubio đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia trong khu vực cho những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm trục xuất số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp.Ông đang cố gắng bảo đảm các thỏa thuận, được gọi là “quốc gia thứ ba”, với các quốc gia khác trong khu vực, tương tự thỏa thuận mà ông cho biết đang được tiến hành với El Salvador.Trong các thỏa thuận như vậy, các nước như El Salvador sẽ nhận công dân từ các quốc gia không đồng ý nhận lại người bị Mỹ trục xuất. Ví dụ, Cuba và Venezuela có mối quan hệ lạnh nhạt với Mỹ và trong quá khứ đã hạn chế số lượng người bị trục xuất mà hai nước này sẽ tiếp nhận.Kể từ khi nhậm chức cách đây vài tuần, Tổng thống Trump đã tăng số lượng người di cư mà Mỹ trục xuất đến khu vực Mỹ Latinh.Washington ngày 4.2 cũng đã điều máy bay quân sự đầu tiên chở một số ít người di cư bị giam giữ đến căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo (Cuba). Ông Trump đã hứa sẽ mở rộng nơi đây để có thể tiếp nhận tới 30.000 người.
Tại đây, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi liên tục suốt hơn 1 giờ với nỗ lực giành lại nhịp tim dù yếu ớt cho người bệnh. Mặc dù đã có nhịp tim, ông L. vẫn trong tình trạng nguy kịch, đồng tử giãn, tím tái, huyết áp thấp, hôn mê. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp tục điều trị.Ngày 3.3 thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy (Trưởng khoa Hồi sức ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cho biết tình trạng của ông L. rất nguy kịch khi huyết áp tụt thấp, mạch yếu, suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, đồng tử giãn có phản xạ ánh sáng yếu (nếu đồng tử giãn không có phản xạ ánh sáng tức đã chết não).Theo bác sĩ Huy, tính mạng người bệnh lúc này như ngàn cân treo sợi tóc bởi trong hầu hết các trường hợp ngưng tim trên 60 phút, tỷ lệ cứu sống rất mong manh."Nếu cứu thành công, người bệnh có nguy cơ cao chết não, sống thực vật, hoặc gặp các di chứng nghiêm trọng khác do tình trạng thiếu oxy não sau ngưng hô hấp tuần hoàn như yếu liệt, mất trí nhớ, động kinh, mất chức năng các cơ quan khác. Sau hồi sinh tim phổi ban đầu, người bệnh có lại nhịp tim và huyết áp nhưng rất yếu", bác sĩ Huy phân tích.Với tinh thần "còn nước còn tát", các bác sĩ bật báo động đỏ, hội chẩn khẩn toàn viện tìm phương án tốt nhất. Ông L. được can thiệp hồi sức với ECMO, bóng đối xung động mạch chủ, tái thông động mạch vành, lọc máu liên tục, thở máy, các thuốc trợ tim…Sau 5 ngày, khi các cơ quan như tim, phổi, thận… hồi phục dần chức năng, người bệnh được giảm thuốc mê và an thần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Huy, điều đáng lo ngại nhất ở bệnh nhân L. là các kỹ thuật hồi sức đã giúp các cơ quan hồi phục nhưng nguy cơ tổn thương não vẫn rất cao.Khi bắt đầu giảm thuốc an thần để ông L. dần dần tỉnh lại, may mắn ông đã bắt đầu mở mắt và thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. Các cơ quan như tim, phổi, gan thận… ngày càng hồi phục ổn định. Ông L. được cai máy thở, ECMO và bóng đối xung. Sau hơn 2 tuần điều trị, ông L. đã có thể tự đi lại, ăn uống bình thường, được xuất viện.
Mưu sinh khi tết cận kề: Người già kiếm sống
Johor Darul Tazim là đại diện duy nhất của bóng đá Malaysia, 1 trong 2 đại diện của bóng đá Đông Nam Á (đội kia là Buriram United của Thái Lan) lọt vào vòng đấu knock-out AFC Champions League Elite (cúp C1 châu Á) mùa giải 2024-2025. Đội bóng Malaysia lọt vào vòng 16 đội nhờ thành tích đánh bại các đại diện của bóng đá Hàn Quốc và Trung Quốc ở vòng bảng.Tại AFF Cup 2024, do bất đồng giữa CLB Johor Darul Tazim với đội tuyển Malaysia, Johor Darul Tazim không đồng ý để các cầu thủ của họ lên đội tuyển. Bản thân AFF Cup cũng là giải đấu nằm ngoài FIFA Days nên Liên đoàn Bóng đá Malaysia (FAM) cũng không thể can thiệp.Dù vậy, đến vòng loại Asian Cup 2027, bất đồng này đã được giải quyết, Johor Darul Tazim cũng không còn lý do gì để ngăn các cầu thủ của họ góp mặt trong màu áo đội tuyển Malaysia. Có đến 9 cầu thủ thuộc CLB Johor Darul Tazim được triệu tập, gồm thủ môn Syihan Hazmi, các hậu vệ Matthew Davies, Shahrul Saad, La'Vere Corbin-Ong, các tiền vệ Afiq Fazail, Natxo Insa, các tiền đạo Romel Morales, Arif Aiman Hanapi và Mohamadou Sumareh. Tất cả những người này đều là trụ cột của đội tuyển Malaysia trong vài năm qua.Đội hình của đội tuyển Malaysia chuẩn bị cho vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 cũng có đến 11 cầu thu nhập tịch, sinh ra bên ngoài Malaysia. Những cầu thủ nhập tịch được triệu tập lên đội bóng của HLV Peter Cklamovski (người Macedonia) đợt này gồm có hậu vệ cánh phải Matthew Davies (gốc Úc), trung vệ Daniel Ting (Anh), Quentin Cheng (Úc), hậu vệ cánh trái La'Vere Corbin-Ong (Anh), tiền vệ Stuart Wilkin (Anh), Endrick (Brazil), Nooa Laine (Phần Lan), Paulo Josué (Brazil), Natxo Insa (Tây Ban Nha), tiền đạo Romel Morales (Colombia) và Mohamadou Sumareh (Gambia).Cách nay vài ngày, FAM tuyên bố không nhập tịch cho cầu thủ mới, không có gốc gác Malaysia. Dù vậy, đây là những cầu thủ nhập tịch cũ, đã có quốc tịch Malaysia được vài năm, nên họ vẫn đủ tư cách khoác áo đội tuyển quốc gia.25/27 cầu thủ hiện có của đội tuyển Malaysia đang thi đấu ở giải trong nước, có 2 người đang đá bóng ở nước ngoài, gồm hậu vệ Dion Cools (đang khoác áo CLB Buriram United, Thái Lan) và tiền vệ Endirck đang chơi cho CLB TP.HCM tại V-League. Endrick về lý thuyết là người hiểu bóng đá Việt Nam, các tuyển thủ Việt Nam nhiều nhất, vì tiền vệ này đối đầu với các cầu thủ Việt Nam hàng tuần.Malaysia chính là đối thủ trực tiếp tranh chấp chiếc vé đầu bảng F vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với đội tuyển Việt Nam. Ở bảng đấu này, chỉ có đội đầu bảng mới giành quyền lọt vào vòng chung kết giải vô địch châu Á. Hai đội còn lại ở bảng F là Nepal và Lào không được đánh giá cao.Đội tuyển Malaysia sẽ có trận ra quân tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp Nepal vào ngày 25.3. Sau đó, vào ngày 10.6, đội bóng của HLV Peter Cklamovski sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trên sân nhà. Ở AFF Cup 2024, trong khi đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch, Malaysia lại bị loại ngay sau vòng bảng. Tuy nhiên, tại vòng loại Asian Cup 2027, Malaysia sẽ mạnh hơn hẳn, với hàng loạt sự bổ sung nhân sự đã nêu ở trên.