Du học sinh Việt sẽ được lợi gì từ dự án 300.000 người du học Hàn Quốc?
Với nhiều người đang bị đau nhức đầu gối, thậm chí là bị viêm khớp gối, thì đi bộ hay đi bộ nhanh ban đầu có thể gây cảm giác khó chịu hay đau nhẹ ở đầu gối. Điều này là do khớp gối chưa quen với cường độ vận động mới. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tập luyện với cường độ nhẹ nhàng và đúng cách thì cơn đau sẽ cải thiện, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc viêm khớp gối ở người từ 60 tuổi trở lên là 10-15%. Con số này có thể tăng lên 40% ở người trên 70 tuổi. Hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp. Bác sĩ chỉ có thể can thiệp bằng các phương pháp điều trị như thuốc giảm đau hay phẫu thuật khớp gối. Lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ tùy thuộc tình hình sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh.Đi bộ nhanh giúp giảm đau viêm khớp ở gối là nhờ những yếu tố sau:Khi tập đi bộ hay đi bộ nhanh, khớp gối sẽ vận động đều đặn, kích thích sản xuất và lưu thông dịch khớp. Dịch khớp đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp giảm ma sát giữa các bề mặt khớp và giảm cảm giác đau. Nhờ đó, khớp gối hoạt động trơn tru hơn, giảm cảm giác cứng khớp, khó chịu.Đi bộ nhanh làm tăng lưu lượng máu đến vùng khớp, cung cấp nhiều ô xy và dưỡng chất cho khớp hơn, đồng thời loại bỏ các chất gây viêm và độc tố tích tụ. Qua thời gian, khớp sẽ giảm sưng và viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên của khớp.Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của đi bộ nhanh là giúp đốt calo nhiều hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng rất tốt. Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên khớp gối, giúp giảm đáng kể mức độ đau và tổn thương khớp.Ngoài ra, một điều mọi người cần lưu ý là đi bộ sẽ phù hợp với viêm khớp mức độ nhẹ và vừa. Nếu viêm khớp mức độ nặng, dẫn đến tình trạng sưng đau nghiêm trọng thì cần tránh đi bộ vì có thể làm tăng áp lực lên khớp và gây thêm tổn thương, theo Healthline.Thêm sản phẩm đặc sắc đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện - lễ hội
Sau khi so kè điểm số quyết liệt ở hiệp 1, đội chủ nhà Nha Trang Dolphins với sự bùng nổ của cầu thủ gốc Việt Dominique Tham đã tạo được cách biệt lên gần 15 điểm trước đội khách. Tuy nhiên anh phải rời sân sau tình huống va chạm mạnh với đối thủ, nhờ đó Lê Ngọc Tú, Joshua Keyes giúp Cantho Catfish thu ngắn khoảng cách xuống còn 9 điểm (30-39) sau hiệp 2.
Lê Nguyễn Nhật Linh: 'Đích đến của kinh doanh chính là hạnh phúc'
Mặc dù Galaxy S25 đã được ra mắt với One UI 7, Samsung vẫn chưa cập nhật phiên bản chính thức của giao diện người dùng dựa trên nền tảng Android 15 này đến với smartphone và tablet đời cũ của hãng. Thời điểm phát hành bản cập nhật cho các thiết bị này vẫn còn khá mờ mịt khi liên tục bị trì hoãn.Giờ đây, thông tin mới có thể khiến người hâm mộ Samsung cảm thấy thất vọng hơn nữa khi công ty có thể đang phải chuẩn bị nhiều bản beta của One UI 7 trước khi phát hành phiên bản ổn định.Samsung đã bắt đầu thử nghiệm bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24 từ cuối năm ngoái. Các tin đồn gần đây cho thấy công ty có thể tung thêm một bản beta thứ tư trước khi phát hành phiên bản ổn định vào tháng 3. Theo các nguồn tin, bản beta 4 của One UI 7 đã được phát hiện trên máy chủ thử nghiệm của công ty với các mã bản dựng S928USQU4ZYB6, S928UOYN4ZYB6 và S928USQU4BYB6.Tuy nhiên, beta 4 dường như không phải là phiên bản cuối cùng của One UI 7 beta trước khi đến với Galaxy S24 khi nguồn rò rỉ Tarun Vats trên X vừa cho biết, Samsung có thể tung ra đến 6 bản beta của One UI 7 cho Galaxy S24, với beta 4 vào tháng 2, beta 5 vào tháng 3 và beta 6 vào tháng 4. Chỉ khi hoàn tất việc triển khai các bản beta này, người dùng Galaxy S24 mới chính thức nhận được One UI 7, tức vào tháng 4.
Về đêm, chúng tôi ghé chợ đêm Ba Tri để vui chơi, ăn uống. Tại đây, ngoài vô số những món ăn vặt như: cá viên chiên, trà sữa, bánh tráng nướng… các bạn trẻ còn được đón gió bên ao nước "khổng lồ".
Nơm nớp lo mưa lũ 'nuốt' nhà dọc sông Hương
Chiều 31.12, Ban Nội chính T.Ư tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).Thông tin về kết quả công tác phòng, chống lãng phí, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Đặng Văn Dũng cho biết, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương để lãnh đạo, chỉ đạo, song phải thừa nhận thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu phải coi công tác phòng, chống lãng phí đúng bản chất là ngang hàng với tham nhũng, tiêu cực.Ông Dũng thông tin, ngay sau bài viết của Tổng Bí thư, vào cuối tháng 10 vừa qua, Ban Chỉ đạo T.Ư đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí. Tới nay, cơ bản các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh cũng đã bổ sung chức năng phòng, chống lãng phí theo quy định của Ban Bí thư.Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cũng thông tin, các địa phương đã tiến hành rà soát các dự án, vụ việc có dấu hiệu thất thoát, lãng phí. Trong đó, Hà Nội rà soát hơn 800 dự án và mới tập trung xử lý 3 vụ án đã thu hồi hơn 42.000 tỉ đồng.Theo ông Dũng, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo hồi tháng 11 vừa qua đã đề ra các chủ trương cấp bách để tiến hành công tác chống lãng phí. Trong đó nêu rõ rà soát phát hiện các sai phạm liên quan lãng phí theo tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng. Cùng đó, khẩn trương rà soát thể chế liên quan phòng, chống lãng phí, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng, chống lãng phí.Ông Dũng thông tin, tại phiên họp 27 sáng 31.12, Tổng Bí thư lưu ý tập trung 3 lĩnh vực chống lãng phí, gồm: lĩnh vực đất đai; môi trường, tài nguyên khoáng sản và tài chính, ngân sách, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...Theo ông Dũng, tại phiên họp, Tổng Bí thư cũng yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, kết luận thanh tra trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.Thông tin thêm về vấn đề này, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết năm 2024, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng với nhiều kết quả quan trọng (từ ngày 15.12.2023 - 14.12.2024), cơ quan điều tra công an đã phát hiện gần 5.700 vụ với hơn 10.200 đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Riêng với công tác phòng chống lãng phí, lực lượng công an đã chủ động nhận diện, phát hiện các nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, nhân dân trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, đã khởi tố, điều tra một số vụ án gây thất thoát, lãng phí trong quản lý tài nguyên đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng... Ông Tuyên cho biết, tới nay, các cơ quan công an đã khởi tố 2 vụ án điển hình, gây thất thoát, lãng phí gồm: vụ án thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản xảy ra tại Công ty Hưng Thịnh; vụ án dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An). "Đây là 2 vụ án không lớn lắm nhưng là 2 vụ án đầu tiên trong phòng, chống lãng phí, tiêu cực", tướng Tuyên nêu. Thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí cũng sẽ được Bộ Công an đặc biệt quan tâm. Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này, Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nhận diện các hành vi gây thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước, nhân dân. Từ đó, đã tham mưu đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí. "Bộ Công an cũng sẽ tập trung xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, điều tra làm rõ bản chất, ngăn chặn kịp thời các vụ án, vụ việc gây thất thoát, lãng phí, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước", ông Tuyên nhấn mạnh.